Thuốc Mofen: Thành Phần, Công Dụng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Mofen 400 là là loại thuốc có thành phần chính là Ibuprofen, mang đến hiệu quả cao trong hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Chính vì vậy mà nó được sử dụng phổ biến trong các trường hợp đau răng, đau đầu, đau bụng kinh, đau do phẫu thuật, ung thư và bệnh viêm khớp dạng thấp. Để hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng, cách dùng và những thông tin quan trọng về thuốc Mofen, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Thuốc Mofen là gì?

Mofen 400 là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không chứa steroid. Mofen bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng gói theo hộp, mỗi hộp gồm 10 vỉ và mỗi vỉ có chứa 10 viên. Được sản xuất và phân phối bởi công ty dược phẩm Medopharm – Ấn Độ. Với công nghệ điều chế hiện đại, tiên tiến, thuốc đã được các chuyên gia y tế kiểm định, có báo cáo xác nhận nhập khẩu về Việt Nam của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Mofen là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không chứa steroid
Mofen là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không chứa steroid

Thuốc Mofen 400 có thành phần chính là Ibuprofen với hàm lượng 400mg, đây được biết đến là một dẫn xuất của acid propionic, có khả năng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Ngoài ra còn bao gồm các tá dược vừa đủ khác như: Lactose, Opadry Clear, Sodium lauryl sulphate, Propylparaben sodium, Purified talc, tinh bột Pregelatinized, Magnesium stearate và Opadry Green.

Cơ chế hoạt động của Mofen

Cơ chế hoạt động của Ibuprofen có trong Mofen như sau: Ibuprofen làm ức chế hoạt động của enzym COX – một loại enzym của quá trình tạo thành Prostaglandin H2 từ acid arachidonic. Trong đó, Prostaglandin H2 giảm sẽ dẫn tới các sản phẩm của nó như những hoạt chất trung gian trong quá trình bị viêm, đau giảm. Ngoài ra, các thromboxan A2 có khả năng kích thích kết tập tiểu cầu cũng giảm đi.

Tương tự như những NSAID khác, Ibuprofen cũng tác dụng lên enzym COX không chọn lọc. Nó làm giảm hoạt động và ức chế cả COX1, COX2, vì thế mà ngoài hiệu quả ức chế COX2 để giảm đau, hạ sốt, chống viêm thì Ibuprofen còn ức chế luôn cả COX1. Từ đó gây ra tác dụng không mong muốn lên hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng và chống kết tập tiểu cầu, kéo dài thời gian đông máu.

Trồng răng toàn hàm thường sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm và gắn mão răng giả lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tương tự răng thật, tuổi thọ sử dụng lâu dài, đặc biệt có thể ngăn ngừa tiêu xương hàm. Nhược điểm khi trồng răng toàn hàm là chi phí cao, thời gian thực hiện dài và yêu cầu kỹ thuật cao. Chi phí trồng răng dao động từ 100.000.000 – 350.000.000 đồng/ca.

Về động dược học, thuốc Mofen được hấp thụ hoàn toàn qua đường tiêu hóa, khi dùng kết hợp cùng thức ăn sẽ khiến cho quá trình hấp thụ diễn ra chậm hơn. Đặc biệt, có tới 90% thuốc sau khi uống vào cơ thể được chuyển hóa tại gan.

Thuốc được bài tiết chủ yếu thông qua đường tiểu với 80%, trong số đó có tới 70% dưới dạng các chất chuyển hóa, 10% còn lại là những chất không thay đổi. Mặt khác, thuốc còn được đào thải 20% qua ruột dưới hình thức các chất chuyển hóa.

Xem thêm: Thuốc Idarac: Thành phần, công dụng, giá bán và cách dùng hiệu quả

Công dụng của thuốc Mofen

Thuốc Mofen được chỉ định sử dụng để làm giảm các tình trang như đau đầu, đau răng, đau cơ, viêm khớp hoặc chuột rút. Ngoài ra, nó cũng được dùng đối với trường hợp cần hạ sốt, giảm đau do cảm, cúm gây ra.

Cụ thể, một số tác dụng giảm các triệu chứng đau của thuốc đó là:

  • Triệu chứng đau nhẹ đến đau vừa do bong gân, chủng, chấn thương…
  • Giảm đau nửa đầu.
  • Giảm sưng, đau khớp.
  • Làm giảm đau, sưng viêm do liên quan đến các mô kết nối giữa cơ và xương.
Thuốc có công dụng giảm đau răng, đau đầu, viêm xương khớp...
Thuốc có công dụng giảm đau răng, đau đầu, viêm xương khớp…

Chỉ định và chống chỉ định

Mofen 400 được bác sĩ chỉ định và khuyến cáo chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp được chỉ định:

  • Đau bụng nguyên nhân là do hành kinh ở nữ giới.
  • Người bị cảm cúm kèm theo các triệu chứng như sốt, đau đầu…
  • Người bị đau răng.
  • Người bị chứng đau nửa đầu, đau đầu hoặc đau mức độ nhẹ do chấn thương gây ra,

Bên cạnh đó, Mofen 400 còn được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị đối với những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hoặc người bệnh thấp khớp mãn tính.

Trường hợp chống chỉ định:

Để tránh trường hợp gặp phải những tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng thuốc, chúng ta không nên dùng Mofen hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong một số tình huống sau đây:

  • Người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong Mofen như aspirin, ibuprofen… đều không nên sử dụng.
  • Người bệnh từng trải qua các cuộc phẫu thuật có liên quan tới tim.
  • Chống chỉ định đối với những người có tiền sử mắc bệnh về thận, gan, bệnh nhân hen suyễn, nổi mề đay hoặc viêm loét dạ dày.
  • Người bị sốt xuất huyết không nên dùng Mofen, bởi nó có thể gây ra hiện tượng rò rỉ mao mạch và suy tim.
  • Những người bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, polyp trong mũi, rối loạn đông máu hoặc chảy máu… cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được cân nhắc sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai nếu dùng Mofen sẽ làm ảnh hưởng và gây hại tới thai nhi, do đó những người dự định mang thai hoặc đang trong thời gian thai kỳ nên báo cho bác sĩ biết để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thuốc không được khuyến cáo sử dụng đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, bởi thuốc có khả năng truyền vào tuyến sữa mẹ.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được sử dụng Mofen nếu không có sự chỉ định và đồng ý của bác sĩ.

Click xem ngay: Thuốc Advil: Thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán

Một số trường hợp chống chỉ định không nên sử dụng
Một số trường hợp chống chỉ định không nên sử dụng

Cách dùng và liều dùng

Bất cứ loại thuốc nào cũng sẽ phát huy hết tối đa tác dụng nếu như bạn sử dụng đúng cách. Chính vì vậy, chúng ta cần đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng, liều dùng chính xác.

Cách dùng

Đối với thuốc Mofen, cách dùng được khuyến cáo như sau:

  • Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, dùng uống trực tiếp bằng đường miệng, không nhai nát hoặc nghiền nhỏ để uống.
  • Mỗi lần uống, nên uống kèm ly nước lọc ấm khoảng 240ml, không uống chung cùng các loại nước khác nếu chưa có ý kiến từ bác sĩ.
  • Thuốc được khuyến cáo nên sử dụng sau các bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất, sau khi uống không được nằm ngay lập tức, thay vào đó nên ngồi nghỉ ít nhất 10 phút.
  • Nếu người bệnh có tiền sử mắc chứng đau dạ dày thì nên dùng thuốc với thức ăn sữa hoặc thuốc kháng axit.

Liều lượng sử dụng

Liều lượng dùng thuốc cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh và độ tuổi. Cụ thể như sau:

Liều dùng cho người lớn:

  • Trị đau bụng kinh: Dùng 200 – 400mg, uống cách nhau từ 4 – 6 giờ khi cần thiết.
  • Trị viêm xương khớp: Liều lượng ban đầu là 400 – 800mg, mỗi lần uống cách nhau từ 6 – 8 giờ. Sau đó có thể tăng liều lên tối đa là 3200mg, tuỳ thuộc vào tình trạng của người bệnh.
  • Trị đau đầu: Liều dùng là 600mg trước khi điều trị bằng phương pháp điện di 90 phút.
  • Hạ sốt: Liều lượng sử dụng là 200 – 400mg khi cần thiết, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Giảm đau: Được áp dụng cho người bệnh có các triệu chứng đau nhẹ đến trung bình, mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 giờ và dùng 200 – 400mg cho mỗi lần uống.

Liều dùng ở trẻ em:

  • Hạ sốt: Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, mỗi lần cho uống 5mg/kg nếu sốt ở nhiệt độ dưới 39,2 độ C. Nếu sốt trên 39,2 độ C thì cho dùng với liều lượng 10mg/kg, mỗi lần sử dụng cách nhau từ 6 – 8 tiếng.
  • Giảm đau: Đối với trẻ từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi có liều dùng là 7,5mg/kg, liều tối đa hàng ngày là 30mg/kg.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi, liều dùng thông thường là 30 – 40mg mỗi ngày, chia làm 3 – 4 lần uống, mỗi ngày không uống quá 2,4g/ngày.
  • Bệnh xơ gan: Mỗi ngày uống 2 lần để duy trì nồng độ trong huyết thanh ở mức từ 50 – 100mcg/ml.

Ngoài ra, nếu bác sĩ kê đơn và chỉ định sử dụng thì nên dùng theo đúng liều lượng đã được kê, không nên dùng ít hơn liều sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Đồng thời cũng không nên uống quá liều, bởi nó sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Cách xử lý khi quên hoặc dùng thuốc Mofen quá liều

Nếu quên liều hoặc quá liều khi sử dụng thuốc Mofen, bạn nên xử lý như sau:

Trường hợp quá liều:

Khi uống quá liều Mofen, người bệnh cần được đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị về triệu chứng, nếu thuốc chưa được hấp thu vào vòng tuần hoàn thì có thể áp dụng một số biện pháp, nhằm lấy thuốc ra khỏi cơ thể như rửa dạ dày, gây nôn. Trong một số trường hợp nặng hơn buộc sẽ phải thẩm tách máu.

Cách xử lý khi người bệnh dùng quá liều
Cách xử lý khi người bệnh dùng quá liều

Trường hợp quên liều

Nếu bạn nhỡ quên dùng 1 liều thì hãy dùng sớm nhất khi nhớ ra. Nhưng nếu thời gian nhớ ra đã gần với giờ dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ liều đã quên và tiếp tục dùng liều tiếp theo đúng giờ. Tuyệt đối không gộp chung, dùng gấp đôi liều, bởi nó sẽ gây ra tình trạng quá liều hoặc sốc thuốc. Cố gắng đừng để quên 2 liều liên tiếp, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Khi nào nên ngưng dùng thuốc

Đối với những trường hợp sau đây, bạn nên ngưng dùng Mofen ngay lập tức, hoặc tới gặp bác sĩ để được kiểm tra cụ thể về tình trạng của mình. Đó là:

  • Thuốc đã hết hạn sử dụng.
  • Thuốc có các dấu hiệu chảy nước, nấm mốc, hư hỏng.
  • Phát hiện thuốc có các dấu hiệu bất thường, bị nghi ngờ là thuốc giả.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn gặp phải một số triệu chứng bất thường, các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách bảo quản thuốc

Cách bảo quản thuốc Mofen cũng tương tự như nhiều loại thuốc Tây y khác, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng để tránh gây hư hỏng cho thuốc.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay với của trẻ nhỏ.
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, điều kiện nhiệt độ tốt nhất là dưới 25 độ C.
  • Thuốc có thời hạn sử dụng là 3 năm kể từ ngày sản xuất, không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.

Thông tin hữu ích: Đau răng hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Một số tác dụng phụ của Mofen

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Hệ tiêu hóa: Xuất hiện cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, khó chịu vùng thượng vị, tiêu chảy. Ngoài ra còn có một số trường hợp hiếm gặp khác có thể gây chảy máu đường tiêu hóa, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng về gan.
  • Hệ thần kinh: Gây đau nhức đầu, chóng mắt, choáng váng, kích động, rối loạn giấc ngủ, suy giảm thị lực.
  • Hệ thống tạo máu: Gây thiếu máu, suy giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
  • Hệ thống tiết niệu: Nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng thận.
  • Phản ứng dị ứng: Gây phát ban, nổi mẩn đỏ, hội chứng co thắt phế quản, viêm màng não vô khuẩn.
  • Phản ứng tại chỗ: Có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, nóng rát hoặc ngứa ngáy sau khi dùng thuốc.

Do đó, khi dùng thuốc chúng ta cần chú ý quan sát các biểu hiện của cơ thể. Nếu xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào thì nên ngưng dùng và tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và có biện pháp xử lý thích hợp.

Tương tác của thuốc Mofen với những loại thuốc khác

Khi kết hợp Mofen với một số loại thuốc sau đây có thể dẫn tới tình trạng làm giảm hiệu quả của một trong hai loại thuốc hoặc gây ra những phản ứng không mong muốn.

  • Làm giảm tác dụng của các loại thuốc chống tăng huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu như furosemide hay hypothiazid.
  • Khi kết hợp cùng thuốc chống đông máu như coumarin hoặc warfarin sẽ làm gia tăng các tác dụng phụ của thuốc, gây chảy máu dạ dày.
  • Sử dụng chung với một số loại thuốc chống đông máu như warfarin hay coumarin sẽ làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây chảy máu dạ dày.
  • Sử dụng Mofen đồng thời với magie hydroxit sẽ làm tăng sự hấp thụ ban đầu của Mofen, còn với methotrexate thì làm tăng độc tính của methotrexate.
  • Làm nồng độ lithium trong huyết tương tăng cao khi sử dụng cùng với lithium carbonate.
  • Khi dùng đồng thời với kháng sinh thuộc nhóm quinolon sẽ làm tăng độc tính trên hệ thần kinh trung ương và có thể gây co giật.
  • Khi dùng kết hợp cùng các thuốc nhóm NSAID khác có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng, tăng khả năng chảy máu, chính vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hiệu chỉnh liều phù hợp.
  • Khi dùng cùng digoxin, Mofen sẽ làm tăng nồng độ digoxin ở dạng tự do trong huyết tương, từ đó dẫn tới hiện tượng quá liều digoxin và gây độc tính cho cơ thể.
  • Khi dùng chung cùng các loại thuốc lợi tiểu, Mofen làm giảm khả năng đào thải Natri qua nước tiểu.
Mofen có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác
Mofen có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang sử dụng, để được kê đơn và hướng dẫn cách dùng phù hợp nhất, tránh tình trạng tương tác thuốc bất lợi xảy ra.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Mofen, chúng ta cần lưu ý những thông tin quan trọng sau đây.

Sử dụng cho phụ nữ mang thai:

  • Thuốc có thể gây ức chế co bóp tử cung, gây chậm quá trình chuyển dạ, đồng thời làm tăng áp lực động mạch phổi và suy hô hấp nặng cho trẻ sơ sinh.
  • Do ức chế tổng hợp Ibuprofen và Prostaglandin mà có thể gây tăng tác dụng phụ đối với hệ tim mạch của thai nhi.
  • Khi uống chung với các thuốc nhóm NSAID có thể khiến nước ối bị ít, gây vô niệu cho trẻ sơ sinh, do vậy cần hạn chế tối đa việc dùng bất cứ thuốc chống viêm nào cho sản phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Chống chỉ định dùng thuốc cho thai phụ trong thời gian sát ngày sinh.

Sử dụng cho phụ nữ trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ: Thực tế, Ibuprofen bài tiết vào sữa mẹ khá ít, hầu như không đáng kể. Tuy nhiên, thuốc có thể làm tăng nguy cơ ức chế Prostaglandin cho trẻ sơ sinh nên thường không được khuyến cáo sử dụng cho bà mẹ đang cho con bú.

Người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn thị giác, gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.

Một số lưu ý đặc biệt:

  • Bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc lâu dài nên được đánh giá định kỳ chức năng tim mạch.
  • Nên sử dụng ở liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất cho phép.
  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ theo đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra.

Thuốc Mofen có giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Hiện nay, thuốc Mofen đã được bày bán rộng rãi, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc tân dược, nhà thuốc của bệnh viện, các địa chỉ phân phối thuốc…. Tuỳ và thời điểm và địa chỉ bán mà giá thuốc sẽ có mức dao động khác nhau, trong đó mức giá tham khảo là 140.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, hãy chọn những địa chỉ cung cấp thuốc uy tín để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Mofen mà chúng ta nên nắm rõ. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời uống thuốc theo đúng chỉ định được đưa ra.

Dành riêng cho bạn: Thuốc Franrogyl: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Dùng Chi Tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo