Tẩy Trắng Răng Bị Ê Buốt Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Một số trường hợp sau khi thực hiện tẩy trắng răng bị ê buốt, khó chịu. Vậy làm răng trắng bị ê buốt do đâu và nên khắc phục bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Thực hiện tẩy trắng răng bị ê buốt không?
Tẩy trắng răng là dịch vụ nha khoa thẩm mỹ được áp dụng trong những trường hợp răng bị ố vàng, xỉn màu, nhiễm kháng sinh,… Đây là thủ pháp sử dụng thuốc tẩy trắng kết hợp cùng với ánh sáng xanh giúp phá vỡ các liên kết hóa học bên trong từ đó loại bỏ các lớp ngà răng ố vàng. Sau khi tẩy trắng, hàm răng trở nên trắng sáng giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Khi áp dụng thủ thuật làm trắng răng có bị ê buốt không? Theo khảo sát, hầu hết các trường hợp sau khi thực hiện dịch vụ tẩy trắng này đều gặp phải tình trạng ê buốt răng không rõ nguyên do. Lý giải của các chuyên gia nha khoa thì đây là hiện tượng rất bình thường mà hầu hết người bệnh phải trải qua sau khi thực hiện tẩy răng. Thông thường tình trạng này do thuốc tẩy vẫn đang trong quá trình làm trắng răng nên gây ê buốt trong vài giờ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng không chỉ do tác động của thuốc mà còn bởi các nguyên nhân dưới đây:
- Răng yếu: Đây là nguyên nhân hàng đầu lý giải cho câu hỏi tại sao tẩy trắng răng bị ê buốt. Thông thường thuốc tẩy trắng có tác động làm răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy, đối với những người có nền răng yếu thì tình trạng răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng răng, thậm chí ngay trong quá trình tẩy trắng diễn ra với mức độ cao hơn.
- Do kỹ thuật tẩy: Quy trình tẩy trắng răng không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng răng ê buốt. Đặc biệt nếu nha sĩ thực hiện thao tác tẩy làm thuốc bị dính vào nướu khiến cho bạn cảm giác ê buốt quanh răng.
- Do nồng độ thuốc tẩy quá cao: Thuốc tẩy có nồng độ cao nhằm mang lại hiệu quả trắng sáng nhanh hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này rất có hại, chúng không chỉ gây ê buốt cho khách hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Do tự tẩy răng tại nhà: Tẩy trắng răng tại nhà bị ê buốt do bạn không nắm được kỹ thuật tẩy đúng cách. Bên cạnh đó, nếu lựa chọn sai loại thuốc tẩy có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Vậy, sau khi tẩy trắng răng bị ê buốt bao lâu? Thông thường, sau khi thực hiện tẩy răng tình trạng ê buốt chỉ kéo dài trong vài giờ. Tuy nhiên, trường hợp biến chứng nặng có thể kéo dài lâu hơn bạn nên đến nha khoa để các nha sĩ kiểm tra và tư vấn cách khắc phục.
Cách giảm ê buốt khi tẩy trắng răng
Sau khi tẩy trắng răng bị ê buốt, bạn có thể khắc phục bằng một số cách đơn giản dưới đây:
Cách giảm ê buốt dân gian
Nếu gặp tình trạng ê buốt mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản để giảm triệu chứng ngay tại nhà. Các cách dân gian này thường sử dụng nguyên liệu có sẵn nên tiết kiệm được tối đa chi phí điều trị. Đặc biệt, giảm ê buốt răng bằng cách này rất an toàn, không để lại tác dụng phụ nên áp dụng được cho nhiều đối tượng.
Một số cách giảm ê buốt chân răng sau khi tẩy trắng tại nhà gồm:
Súc miệng nước muối
Dùng nước muối ấm được cho là một trong những cách đơn giản nhất. Muối có tính sát khuẩn nên có thể hạn chế và ngăn chặn răng ê buốt, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Cách dùng: Hòa tan nửa thìa muối trong một cốc nước ấm. Sau đó dùng dung dịch này súc miệng trong vòng 5 phút rồi nhổ ra. Mỗi ngày nên thực hiện súc miệng 3 – 4 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng đinh hương
Trong đinh hương chứa hoạt chất có tên là eugenol có khả năng gây tê, giảm đau và kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, lượng eugenol có trong đinh hương thường cao gấp 20 lần các thảo dược khác. Do đó, sử dụng đinh hương trị ê buốt răng sau khi tẩy trắng, ê buốt răng sau khi cạo vôi rất hiệu quả.
Một số cách sử dụng đinh hương giảm ê buốt hiệu quả có thể kể đến như:
- Bột đinh hương: Lấy bột đinh hương và dầu ô liu theo tỉ lệ 1: 2 và trộn đều. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên vị trí răng ê buốt trong 10 phút cho đến khi tinh dầu thấm hết thì bỏ ra. Thực hiện cách này 2 lần/ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.
- Nụ đinh hương: Cách dùng đơn giản nhất là bạn nhai nát vài nụ đinh hương trong miệng. Tinh dầu trong nụ đinh hương cùng với nước bọt thấm vào vị trí bị ê buốt răng làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương rất nóng, có thể gây tình trạng bỏng rát, rộp miệng.Do đó, bạn không bôi trực tiếp tinh dầu nguyên chất mà nên trộn chúng với dầu ô liu rồi bôi lên vị trí bị đau. Bạn cũng có thể dùng bông thấm hỗn hợp này rồi ngậm vào vị trí bị ê buốt.
Sử dụng lá trà xanh
Trà xanh chứa hoạt chất catechin có tác dụng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả. Vì vậy, khi sử dụng trà xanh hàng ngày sẽ giảm tối đa lượng vi khuẩn gây bệnh lý răng miệng và tình trạng ê buốt răng.
Cách sử dụng:
- Lấy một nắm lá trà xanh bánh tẻ, rửa sạch rồi cho lên bếp cho sôi với nước trong khoảng 5 phút.
- Sau đó cho thêm một chút muối vào và quản trong tủ lạnh để tránh bị hỏng.
- Mỗi ngày bạn súc miệng với nước trà xanh từ 2 – 3 lần, mỗi lần 10 phút rồi nhổ ra sẽ giảm triệu chứng ê buốt nhanh chóng.

Sử dụng tỏi
Tỏi được dân gian sử dụng như một loại thuốc trị chứng ê buốt răng cũng như các bệnh răng miệng khác. Vì trong tỏi có chứa Allicin – một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế 70 loại vi khuẩn, virus khác nhau. Ngoài ra, loại nguyên liệu này còn chứa các hợp chất khác như: Dianllil disulfide, Dianllil – trisulfide, Phitoncid, Azone cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Cách dùng:
- Bóc lấy vài tép tỏi, đem giã nát rồi trộn thêm một chút muối.
- Dùng hỗn hợp đắp vào vị trí răng bị ê buốt sau khi trám hoặc sau khi tẩy trắng trong khoảng 10 phút rồi bỏ ra.
- Thực hiện ngày 2 – 3 lần, kiên trì trong vài ngày tình trạng ê buốt sẽ giảm dần.
Chú ý: Tỏi khiến hơi thở bạn có mùi, do đó sau khi áp dụng cách này bạn nên uống trà, ăn một cốc sữa chua hay nhai kẹo cao su để giảm bớt mùi khó chịu.
Lưu ý: Đối với các cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian, người bệnh cần kiên trì thực hiện mới mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các mẹo này chỉ có tác dụng cao đối với trường hợp răng ê buốt nhẹ, nếu tình trạng đau nhức diễn tiến nặng hơn bệnh nhân nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị.
Hữu ích cho bạn: Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn phải làm sao? Tìm hiểu chi tiết
Tẩy trắng răng bị ê buốt nên uống thuốc gì?
Hiện nay không có loại thuốc đặc trị ê buốt răng dạng uống mà chỉ có thuốc dạng gel bôi. Dưới đây là một số gel thường được sử dụng:
- Gel giảm ê buốt răng Vecni Fluor: Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ giúp bổ sung lượng Flour gấp 4. Khi sử dụng thuốc không chỉ giảm tình trạng răng nhạy cảm mà còn phòng ngừa và điều trị bệnh sâu răng.
- SensiKin Gel chống ê buốt răng: Thuốc có tác dụng trợ điều trị các trường hợp ê buốt tại chỗ, giảm ê buốt sau tẩy trắng hay cạo vôi răng và giảm ê buốt cho bệnh nhân trong nhạy cảm ngà và tụt nướu.
- Gel bôi chống ê buốt Enamel Pro Varnish: Loại gel bôi của Mỹ này được sản xuất dựa trên công thức cung cấp ACP. Do đó, ngoài công dụng chống ê buốt còn ngừa sâu răng rất hiệu quả.

Ngoài các loại thuốc bôi ngăn ngừa tình trạng tẩy trắng răng bị ê buốt, trong trường hợp đau nhức nghiêm trọng người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Các nhóm thuốc giảm đau thường được chỉ định gồm paracetamol, nhóm thuốc aspirin và các loại thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, spiramycin, doxycyclin, tetracylin,…
- Thuốc kháng: Nhóm kháng sinh họ beta lactam và metronidazol có khả năng giảm đau nhức tạm thời và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
- Ngoài ra, có thể giảm ê buốt răng bằng cách bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin B1, D3 và canxi. Các dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ hoạt động tái tạo men răng, giảm tình trạng răng nhạy cảm và giúp hàm răng chắc khỏe.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng không đáng có.
Một số lưu ý khi tẩy răng
Muốn giảm nguy cơ bị ê buốt răng sau khi tẩy trắng người bệnh cần lưu ý:
- Lựa chọn địa chỉ thực hiện tẩy răng uy tín, có máy móc dụng cụ nha khoa hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và môi trường đảm bảo vệ sinh.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ là rất quan trọng. Bạn nên chải răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại sạch vi khuẩn, ngăn ngừa cảm giác ê buốt chân răng.
- Khi có dấu hiệu ê buốt nên ăn những đồ ăn mềm, tránh đồ ăn chua cay, quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm có chứa axit,… Các thực phẩm này có thể làm gia tăng tình trạng ê buốt và các bệnh lý về răng miệng khác.
- Sau khi tẩy răng, bạn nên tái khám răng miệng định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và xử lý các vấn đề có thể gặp phải.
- Khi có nhu cần làm trắng răng, bạn không nên tự tẩy răng tại nhà mà nên đến các cơ sở nha khoa để đảm bảo thực hiện đúng quy trình. Bên cạnh đó, những sản phẩm tẩy răng bán tràn lan trên thị trường, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Tẩy trắng răng bị ê buốt là tình trạng thường gặp phải và không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện biện pháp giảm ê buốt đúng cách hoặc để tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Do đó, người bệnh sau khi tẩy răng về cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!