Ê Buốt Răng Khi Mang Thai Do Đâu Và Nên Điều Trị Bằng Cách Nào?

Khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng ê buốt chân răng. Tình trạng này khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng tới thể chất và cả thai nhi. Vậy tình trạng ê buốt răng khi mang thai do đâu và nên điều trị bằng cách nào an toàn nhất?

Nguyên nhân gây ê buốt răng khi mang thai

Theo một số thống kê về nha khoa gần đây, có hơn 60% phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng răng bị ê buốt, đau nhức. Tình trạng ê buốt này xuất hiện do một số nguyên nhân như:

Ốm nghén kéo dài

Ốm nghén có thể gặp ở đầu, cuối hoặc trong cả chu kỳ mang thai tùy theo cơ địa của từng người. Đây là hiện tượng phụ nữ mang thai bị nôn ói các thức ăn trong bao tử ra ngoài. Khi đó, thức ăn trong bao tử đã được trộn lẫn với axit HCl cùng với các dịch vị tiêu hóa sẽ tiếp xúc trực tiếp với răng làm ăn mòn men răng. Chứng nôn ói này ngoài làm mòn men răng gây ê buốt cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu bị hôi miệng.

Ê buốt răng khi mang thai có thể do ốm nghén
Ê buốt răng khi mang thai có thể do ốm nghén

Mắc một số bệnh lý

Trồng răng toàn hàm thường sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm và gắn mão răng giả lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tương tự răng thật, tuổi thọ sử dụng lâu dài, đặc biệt có thể ngăn ngừa tiêu xương hàm. Nhược điểm khi trồng răng toàn hàm là chi phí cao, thời gian thực hiện dài và yêu cầu kỹ thuật cao. Chi phí trồng răng dao động từ 100.000.000 – 350.000.000 đồng/ca.

Một số bệnh lý gây ê buốt răng khi mang thai rất dễ gặp phải là:

  • Viêm lợi: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột. Sự thay đổi này có thể tác động trực tiếp đến răng lợi và dẫn đến viêm lợi. Khi lợi bị viêm khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức, lợi xuất hiện màu sắc đỏ đậm, sưng tấy. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng tụt nướu làm lộ chân răng gây ê buốt.
  • Trào ngược axit dạ dày: Trường hợp mẹ bầu mắc chứng trào ngược axit dạ dày cũng làm cho men răng bị mài mòn tương tự như khi bị ốm nghén. Sau khi dịch vị trong dạ dày trào ngược lên gây mài mòn men răng từ đó dễ xuất hiện tình trạng răng ê buốt.

Thay đổi cách ăn uống

Ê buốt răng khi mang thai có thể do sự thay đổi trong ăn uống. Nếu phụ nữ mang thai ăn vặt nhiều hoặc ăn nhiều thức ăn có chứa tinh bột cũng có thể mắc các bệnh lý răng miệng. Từ đó dẫn đến tình trạng răng ê buốt, đau nhức gây khó chịu.

Thiếu dinh dưỡng

Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần nhiều chất dinh dưỡng hơn bình thường. Do đó, nếu mẹ bầu không bổ sung đủ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại. Đặc biệt khi cơ thể thiếu khoáng chất nhất là canxi, vitamin D sẽ làm răng yếu đi và gây nên tình trạng ê buốt chân răng.

Hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu có nguy hiểm cho thai nhi không?

Ê buốt răng khi mang thai khiến bà bầu khó chịu, ăn uống kém từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng hoặc tiêu hóa. Nếu không chữa trị kịp thời các triệu chứng bệnh nặng hơn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đặc biệt, theo các chuyên gian thì có tới 70% trường hợp phụ nữ mang thai bị ê buốt răng nhưng không điều trị bị sinh non. Có đến 20% trong số đó trẻ sơ sinh sinh ra không được khỏe mạnh như bình thường, sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh như cảm cúm, biếng ăn,… Trường hợp nguy hiểm hơn có thể khiến mẹ bầu bị sẩy thai.

Bà bầu bị ê buốt răng nếu không điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả nguy hiểm
Bà bầu bị ê buốt răng nếu không điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả nguy hiểm

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị sâu răng khả năng khi sinh con ra cũng có thể di truyền bệnh lý này. Tình trạng ê buốt răng khi mang thai rất nguy hiểm, vì vậy mẹ bầu cần có biện pháp xử lý ngay từ khi xuất hiện triệu chứng.

Cách trị ê buốt răng cho bà bầu an toàn nhất

Phụ nữ mang thai là đối tượng có cơ địa rất nhạy cảm, do đó khi điều trị tình trạng ê buốt răng cần hết sức chú ý. Người bệnh cần phải lựa chọn các biện pháp an toàn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng ê buốt răng khi mang thai an toàn, hiệu quả nhất hiện nay:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Ê buốt chân răng khi mang thai có thể suy giảm nếu mẹ bầu có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý như sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Mẹ bầu cần đánh răng 2 – 3 lần một ngày, sau bữa ăn chính hoặc sau mỗi lần ăn đồ ngọt. Việc đánh răng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trên răng. Khi đánh răng mẹ bầu cũng chú ý chọn bàn chải có sợi lông mềm, mịn để có thể len sâu hơn vào kẽ răng và không làm tổn thương nướu.
  • Ngoài đánh răng, mẹ bầu nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại sạch hoàn toàn mảng bám.
  • Nếu bị nôn ói hoặc trào ngược dạ dày cần phải súc miệng luôn để tránh axit bám vào ăn mòn men răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách giảm ê buốt răng hiệu quả tại nhà
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách giảm ê buốt răng hiệu quả tại nhà

Ê buốt răng khi mang thai nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng răng bị ê buốt. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng ê buốt chân răng mẹ bầu cần phải:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, nhất là canxi. Các chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu thường có trong rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt lợn, bò, gà, dê,…
  • Cần tránh ăn đồ quá chua, uống nước có gas, hay ăn đồ quá nóng, quá lạnh khiến tình trạng ê buốt gia tăng.
  • Mẹ bầu cần hạn chế ăn vặt hoặc thức ăn có nhiều tinh bột để tránh thức ăn mắc vào răng gây bệnh lý răng miệng.
  • Ngoài ra, khi bị ê buốt chân răng cần tránh ăn các loại đồ ăn cứng, dai khó nhai nuốt. Thay vào đó nên ăn các loại đồ ăn mềm như cháo, súp, canh hầm, rau củ luộc,…

Bài viết liên quan: Tẩy trắng răng bị ê buốt do đâu và cách khắc phục hiệu quả

Áp dụng các mẹo dân gian

Một trong những cách trị ê buốt răng hiệu quả cho bà bầu đó là áp dụng các mẹo dân gian. Các mẹo này sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Một số cách chữa ê buốt răng khi mang thai hiệu quả trong dân gian mẹ bầu nên áp dụng là:

Chữa ê buốt răng với tỏi sống

Tỏi sống chứa các hoạt chất Florua, Allicin có khả năng làm giảm cảm giác bị ê buốt của răng rất hiệu quả. Đồng thời, các hoạt chất này còn giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa mài mòn răng và giúp phục hồi ngà răng bị tổn thương. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khoang miệng hiệu quả.

Các hoạt chất trong tỏi có tác dụng làm giảm triệu chứng ê buốt răng khi mang thai
Các hoạt chất trong tỏi có tác dụng làm giảm triệu chứng ê buốt răng khi mang thai

Cách thực hiện:

  • Nướng 1 – 2 tép tỏi sau đó cắn hoặc chà lên vùng răng bị ê buốt.
  • Sau khoảng 20 phút cảm giác ê buốt răng sẽ giảm dần.
  • Thực hiện cách dùng tỏi này 2 – 3 lần/ngày tình trạng ê buốt răng khi mang thai sẽ giảm dần.

Chú ý: Tỏi có mùi đặc trưng, do đó mẹ bầu không ngửi được mùi tỏi nên lựa chọn cách khác để tránh tình trạng nôn ói diễn ra.

Chữa ê răng bằng lá lốt

Lá lốt không chỉ là một trong những nguyên liệu trong nấu ăn mà còn là vị thuốc dân gian quen thuộc. Lá lốt vị nồng, tính ấm nên thường được dùng để điều trị các chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay. Bên cạnh đó còn dùng để trị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, đau đầu, đau buốt răng,…

Đặc biệt, loại lá này rất an toàn đối với bà bầu nên có thể sử dụng để trị tình trạng ê buốt răng như sau: Lấy 2 – 3 lá lốt, rửa sạch rồi nhai lá lốt thật nhỏ và đắp lên chỗ răng bị ê . Kiên trì đắp mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi thấy răng dịu lại, không còn ê buốt.

Trị ê buốt răng bằng gừng

Gừng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như: Giải cảm, trị ho, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau cơ xương khớp,… Bên cạnh đó, dân gian còn sử dụng gừng để trị tình trạng ê buốt chân răng khi mang thai.

Cách sử dụng: Lấy miếng gừng tươi, bỏ vỏ, đập dập cho hơi nát rồi đắp lên răng ê buốt. Sau khi đắp khoảng 15 – 20 phút sẽ thấy triệu chứng ê răng giảm dần.

Chữa ê buốt răng khi mang thai bằng trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất Florua, Catechin, Axit tannic cùng một số vitamin và Protein. Các chất này giúp làm giảm tình trạng ê buốt răng, ngăn ngừa viêm lợi hiệu quả. Trong đó, Axit tannic có thể làm giảm sự mài mòn men răng do tình trạng thiếu canxi.

Do có chứa các hoạt chất trên nên trà xanh luôn được sử dụng để điều trị các vấn đề răng miệng trong đó có tình trạng răng ê buốt. Đặc biệt, loại lá này rất an toàn, có thể sử dụng điều trị cho phụ nữ mang thai.

Sử dụng trà xanh cũng là cách giảm triệu chứng ê buốt răng an toàn cho bà bầu
Sử dụng trà xanh cũng là cách giảm triệu chứng ê buốt răng an toàn cho bà bầu

Cách sử dụng: Lấy 3 – 4 lá trà xanh, rửa sạch rồi nhai và ngậm trong vòng  5 phút. Áp dụng cách này 2 – 3 lần/ngày, các tinh chất có trong trà xanh sẽ làm giảm nhanh triệu chứng ê buốt răng. Mje bầu kiên trì sử dụng trong khoảng 15 – 20 ngày các triệu chứng bệnh có thể giảm hoàn toàn.

Bên cạnh đó, khi bà bầu uống trà xanh sẽ giúp thông máu, lợi tiểu và bổ sung một lượng kẽm nhất định cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu nên dùng với lượng vừa phải, và cần pha loãng tránh pha đặc sẽ gây phản tác dụng.

Điều trị ê buốt răng khi mang thai bằng biện pháp nha khoa

Trong trường hợp mẹ bầu đã áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà không hiệu quả hoặc tình trạng ê buốt răng có dấu hiệu nặng hơn cần đến thăm khám nha khoa. Khi đó, các bác sĩ có thể lấy cao răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn dẫn đến bệnh lý răng miệng gây ê buốt. Trong trường hợp nặng hơn, thì tùy theo tình trạng sức khỏe của thai phụ sẽ thực hiện các thủ thuật nha khoa an toàn khác.

Mẹ bầu có thể điều trị bằng biện pháp nha khoa khi cần thiết
Mẹ bầu có thể điều trị ê buốt răng bằng biện pháp nha khoa khi cần thiết

Ê buốt răng là tình trạng có thể gặp phải ở bất kỳ bà bầu nào và để lại hệ quả rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này khi mang thai mẹ bầu cần có biện pháp điều trị kịp thời tránh để lâu dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo