Ê Buốt Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Theo một số nghiên cứu có đến 46% người dân Việt Nam gặp trường hợp răng ê buốt. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân chưa hiểu rõ về nguyên nhân, cách nhận biết và biện pháp điều trị bệnh ê buốt răng. Để hiểu hơn về tình trạng này, bạn hãy tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây.

Ê buốt răng là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Ê buốt chân răng là bệnh gì? Răng ê buốt hay răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hay triệu chứng ê buốt chân răng. Dấu hiệu nhận biết bệnh rõ nhất là sau khi ăn uống đồ nóng, lạnh, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau răng.

Theo Tổ chức Sức khỏe Răng miệng Oral Health Foundation, đối tượng dễ bị ê buốt chân răng là người trưởng thành từ 20 – 40 tuổi. Bên cạnh đó, nữ giới thường có tỷ lệ xuất hiện hiện tượng ê buốt cao hơn nam giới.

Nữ giới có nguy cơ gặp tình trạng ê buốt răng nhiều hơn so với nam giới
Nữ giới có nguy cơ gặp tình trạng ê buốt răng nhiều hơn so với nam giới

Các dấu nhận biết tình trạng răng tê buốt gồm:

  • Chân răng có cảm giác ê buốt khi ăn những thực phẩm có vị ngọt, chua hoặc có chứa axit (chanh, soda, kẹo chua,…), thức ăn lạnh, đồ ăn quá nóng.
  • Răng có cảm giác khó chịu khi hít khí lạnh hoặc uống nước lạnh.
  • Người bệnh có cảm giác đau nhức khi va chạm trực tiếp vào răng như xỉa răng, đánh răng, dùng chỉ nha khoa,…

Tình trạng ê buốt răng không tự khỏi mà cần phải áp dụng các biện pháp điều trị. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh để có giải pháp điều trị kịp thời, đúng cách.

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.

Nguyên nhân ê buốt răng là gì?

Nguyên nhân bị ê buốt răng có thể do bệnh lý, do thói quen trong sinh hoạt hoặc sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa. Cụ thể các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng là do:

Do thói quen trong sinh hoạt

Thói quen hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn việc hình thành và phát triển bệnh về răng trong đó có ê buốt răng. Một số thói quen xấu  dẫn đến răng nhạy cảm và dễ mắc bệnh lý hơn là:

Sử dụng chất tẩy trắng răng

Chất tẩy trắng răng có tác dụng giúp răng trắng sáng hơn nhưng để lại nhiều tác dụng phụ cho người dùng. Một số loại thuốc gây kích ứng cho răng nhất là những người răng nhạy cảm. Bên cạnh đó, khi lạm dụng chất tẩy này còn khiến men răng bị ăn mòn, dễ bị sâu răng, áp xe răng,…

Men răng bị mài mòn

Men răng bị mòn thường do vệ sinh sai cách gây nên. Nếu bạn lạm dụng chất tẩy trắng, chải răng quá nhiều lần, dùng bàn chải không đạt chuẩn,… rất dễ khiến lớp men răng bị mòn. Khi đó các vi khuẩn gây hại dễ xâm nhập vào tủy răng, kích thích đến hệ thống dây thần kinh gây hiện tượng tê buốt răng khó chịu.

Nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ thường do cơ thể chịu áp lực, mệt mỏi, stress gây ra. Thói quen này có thể mài mòn men răng khiến răng nhạy cảm hơn bình thường.

Sử dụng thực phẩm có tính axit cao

Các loại đồ ăn, thức uống vị chua có tính axit cao cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến lớp men răng bên ngoài. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng quá nhiều loại quả hay thực phẩm vị chua để tránh gây hại cho răng miệng.

Răng ê buốt vì sao? – Do bệnh lý răng miệng

Ngoài các thói quen sinh hoạt, bệnh ê buốt răng còn do một số bệnh lý gây ra như:

  • Sâu răng: Khi vi khuẩn tấn công cấu trúc của răng, phần men răng hay ngà răng bị ăn mòn và bị lộ ra ngoài. Các vị trí này tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nóng hay lạnh đều trở nên nhạy cảm hơn dẫn đến cảm giác ê nhức răng.
  • Viêm nướu: Nếu bị viêm nhiễm ở mô nướu cũng gây ảnh hưởng đến chân răng bị ê buốt răng khi ăn uống.
  • Tụt nướu: Tụt nướu răng để lộ lớp ngà ở dưới chân răng, khi chúng tiếp xúc với môi trường axit trong nước bọt và trong thực phẩm dễ bị mòn. Nếu men răng bị mài mỏng sẽ gây ra những kích thích đến hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.
  • Răng nứt hoặc sứt mẻ: Khi răng bị sứt mẻ cũng làm lộ lớp ngà răng bên trong và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa

Thực hiện các thủ thuật nha khoa cũng khiến răng bị ê nhức do trong tủy răng có chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Một số thủ thuật tác động đến răng gây bệnh thường gặp bao gồm:

  • Tẩy trắng răng: Khi thực hiện phương pháp, bác sĩ phải phá vỡ các mảng bám màu trên răng, từ đó vô tình khiến men răng bị ảnh hưởng gây cảm giác ê buốt.
  • Trám răng: Sau khi hàn trám bệnh nhân có cảm giác ê buốt do khi thực hiện phương pháp này bác sĩ cần thực hiện điều trị tủy răng sâu và bít lỗ hở trên răng.
  • Niềng răng: Khi gắn mắc cài lên răng có thể làm mất một phần men răng, bên cạnh đó đeo mắc cài cũng cọ xát gây ê buốt, đau nhức răng.
  • Bọc răng sứ: Phương pháp này thường phải mài trực tiếp trên răng khoảng 0,3 – 0,5 mm để làm mất lớp men mới có thể chụp răng sứ dễ dàng hơn. Do đó, sau khi thực hiện bọc răng sứ người bệnh sẽ có cảm giác ê buốt chân răng.
Sau khi áp dụng các biện pháp chỉnh nha cũng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn
Sau khi áp dụng các biện pháp chỉnh nha cũng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn

Ngoài ra, tình trạng răng ê buốt còn có thể gặp ở phụ nữ sau sinh do thiếu hụt canxi trong quá trình mang thai.

Đau răng ê buốt có nguy hiểm không?

Bên cạnh quan tâm răng ê buốt vì sao, người bệnh cũng thường quan tâm đến mức độ nguy hiểm khi bị răng nhạy cảm. Theo chuyên gia, đau răng ê buốt có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe răng miệng của người bệnh.

Khi lớp men răng, ngà răng lộ ra ngoài lâu ngày, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây ra bệnh lý về răng miệng nguy hiểm. Không chỉ vậy, tình trạng ê buốt còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống. Nếu không áp dụng biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn và sụt cân nghiêm trọng.

Biện pháp điều trị ê buốt răng hiệu quả

Tùy vào tình trạng ê buốt răng người bệnh có thể sử dụng một số giải pháp điều trị bệnh như sau:

Mẹo giảm ê buốt tại nhà

Trong dân gian thường sử dụng một số bài thuốc hoặc mẹo dân gian giảm triệu chứng ê buốt, đau nhức như sau:

Sử dụng nghệ:

Nghệ chứa hợp chất curcumin có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Do đó khi có dấu hiệu ê buốt khó chịu ở răng, người bệnh có thể áp dụng cách dùng sau:

  • Chuẩn bị bột nghệ bán sẵn ngoài thị trường hoặc tự nghiền bột từ củ nghệ tươi.
  • Dùng bông chấm bột nghệ chườm trực tiếp vào vị trí răng bị tê buốt mỗi ngày khoảng 2 lần để có hiệu quả.

Sử dụng trà xanh

Trà xanh chứa chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác có tác dụng tái tạo men răng và tăng cường protein bảo vệ răng rất tốt. Do đó nếu răng nhạy cram bạn có thể đun nước lá trà xanh rồi dùng súc miệng 2 lần/ ngày.

Sử dụng tỏi

Theo nghiên cứu, tỏi có chữa rất nhiều chất florua, allicin có khả năng phục hồi ngà răng, men răng và chống lại các kích thích từ môi trường bên ngoài. Do đó, khi bị tê buốt chân răng dân gian sẽ áp dụng cách điều trị sau:

Tách vỏ 1 nhánh tỏi, thái mỏng thành từng lát khoảng 2 mm. Sau đó dùng lát tỏi này trà đều lên răng, đặc biệt là vị trí ê buốt răng hàm dưới, hàm trên. Để khoảng 30 phút cho các hợp chất trong tỏi phát huy hết công dụng rồi bạn súc miệng lại bằng nước ấm, nhai kẹo cao su không đường hoặc đánh răng để khử mùi hôi.

Tỏi có tác dụng giảm tình trạng ê buốt và phòng ngừa bệnh lý răng miệng hiệu quả
Tỏi có tác dụng giảm tình trạng ê buốt và phòng ngừa bệnh lý răng miệng hiệu quả

Ê buốt răng uống thuốc gì hiệu quả nhất?

Trên thực tế, không có loại thuốc nào được sử dụng để điều trị dứt điểm tình trạng răng bị ê buốt. Do đó khi khi có dấu hiệu răng nhạy cảm, người bệnh chỉ có thể hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh bằng một số thuốc sau:

  • Sử dụng một số thuốc giảm đau paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như amoxicillin, tetracycline, doxycyclin, spiramycin,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh cảm giác khó chịu do răng ê buốt và đau nhức.
  • Thuốc kháng sinh họ beta lactam và metronidazol: Nhóm thuốc kháng sinh này có thể diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng từ đó giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng.
  • Các loại thuốc vitamin A, C, B1, D3 và canxi: Các loại thuốc này có tác dụng tăng cường tái tạo men răng và giúp răng chắc khỏe.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng răng ê buốt của mình.

Xem thêm: Ê buốt răng sau khi sinh: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Áp dụng các biện pháp nha khoa

Điều trị nha khoa được cho là biện pháp điều trị an toàn và có hiệu quả cao nhất. Đặc biệt phương pháp này phù hợp với tình trạng bệnh do mắc các bệnh lý răng miệng gây ra.

Đối với bệnh nha chu

Nếu răng bị ê buốt là do tụt nướu thì người bệnh nên áp dụng các cách điều trị sau:

  • Với tình trạng nhẹ: Các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch sâu những khu vực bị viêm nhằm loại bỏ phần cao răng ăn sâu vào chân răng. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn bám vào và tạo môi trường cho phần nướu phát triển.
  • Với trường hợp tụt nướu nặng: Trường hợp này bệnh nhân buộc phải tiến hành phẫu thuật để phục hồi những tổn thương do phần nướu bị tụt gây ra. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch sâu túi nha để loại bỏ đi những vi khuẩn có hại, sau đó khâu mô lợi vào vị trí trên gốc răng để kéo lợi lại.

Đối với sâu răng

Nếu nguyên nhân ê buốt răng do sâu răng thì tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phù hợp như:

  • Trám răng sâu: Bác sĩ tiến hành nạo và làm sạch chỗ răng sâu để loại sạch vi khuẩn gây hại. Sau đó sử dụng các vật liệu trám răng để tạo hình lại răng như: Amalgam, GIC, composite, vàng hay kim loại quý,… Trám răng giúp bịt kín vị trí nướu, ngà răng hở ra nên có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng.
  • Bọc sứ: Bọc răng sứ được bác sĩ chỉ định áp dụng cho tình trạng sâu nặng mà hàn trám răng không thể xử lý được. Bác sĩ tiến hành mài men răng, sau đó chế tạo chụp răng sứ để bọc lên răng để bảo vệ răng bị sâu.

Ngoài răng, trường hợp răng sâu nặng làm chết tủy thì người bệnh phải nhổ răng và trồng răng giả mới trị được tận gốc tình trạng sâu răng gây tê buốt, đau nhức.

Cách phòng ngừa răng bị ê buốt

Nguyên nhân mắc các bệnh sâu răng nói chung và ê buốt răng nói riêng thường do chế độ ăn uống và vệ sinh hàng ngày. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống bạn cần chú ý:

Chế độ ăn uống

  • Lượng đường cao đồ ăn, thức uống sẽ làm tăng axit trong khoang miệng của bạn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. Do đó người bệnh cần hạn chế sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này.
  • Các loại thực phẩm kích thích như đồ quá ngọt, quá chua, quá nóng hay quá lạnh dễ gây mòn men răng dẫn đến tình trạng răng bị kích ứng. Chính vì vậy, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này có tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng rất hiệu quả.
  • Canxi là thành phần chính cấu tạo nên răng, vì vậy người bệnh cần bổ sung thêm canxi để răng chắc khỏe, đẩy lùi các vấn đề răng miệng. Thực phẩm giàu canxi tốt cho răng miệng cần bổ sung mỗi ngày là: Bơ, sữa, bông cải xanh, thịt, cá, các loại hải sản,…
  • Nên bổ sung rau quả tươi có chứa vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp răng chắc khỏe hơn
Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp răng chắc khỏe hơn

Chế độ sinh hoạt

  • Bạn nên vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa Fluor để tăng cường men răng. Người bệnh có thể lựa chọn một số loại kem đánh răng dành riêng cho trường hợp ê buốt chân răng như: Sensodyne, Ngọc Châu, Oral B Sensitive, Colgate Pro-relief,…
  • Đánh răng với nước ấm từ 30 – 40 độ C cũng có tác dụng giảm ê buốt răng hiệu quả.
  • Khi đánh răng nên sử dụng bàn chải mềm và đánh răng nhẹ nhàng từ trái qua phải theo chiều từ trên xuống để bảo vệ men răng tốt nhất.
  • Để vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn, bạn nên dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước muối sinh lý.
  • Bạn nên cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi để tránh cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài dẫn đến nghiến răng khi ngủ.

Ê buốt răng có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu bạn chủ quan không điều trị kịp thời. Vì vậy, qua kiến thức tổng quan về bệnh được chia sẻ trên đây hy vọng bạn sớm phát hiện và điều trị khỏi tình trạng răng ê buốt cho bản thân.

Tham khảo thêm: Bị ê răng sau khi lấy cao răng khắc phục ra sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo