Ê Buốt Răng Sau Khi Trám: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Ê buốt răng sau khi trám là tình trạng thường thấy sau khi bác sĩ tiến hành phục hồi lại những chiếc răng bị sâu nhẹ, tổn thương. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy tại sao răng lại ê buốt sau trám? Làm thế nào để răng không còn ê buốt nữa? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Trám răng là gì? Chỗ trám răng bị ê buốt có sao không?

Trám răng là lỹ thuật phục hình răng đơn giản, sử dụng vật liệu nhân tạo có màu gần giống men răng để phủ lên lắp đầy khoảng trống trên bề mặt răng. Quá trình này giúp khắc phục các tình trạng: Răng sứt mẻ, vỡ nhỏ, răng bị sâu, viêm tủy, răng thưa, răng hở kẽ nhỏ,… có thể trở về hình thể như ban đầu. Từ đó hạn chế những tác động xấu do việc mất phần mô răng gây ra và cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng, tạo sự tự tin khi giao tiếp.

Trám răng là phương pháp phục hình răng bị tổn thương
Trám răng là phương pháp phục hình răng bị tổn thương

Sau khi trám răng các mức độ đau thường sẽ tăng dần theo quá trình như sau: Ban đầu răng sẽ ê buốt nhẹ nếu gặp nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh từ đồ ăn, đồ uống. Sau đó tình trạng có thể nặng hơn khi hai hàm răng chạm vào nhau hay cắn đồ ăn cứng, dẻo. Cuối cùng là tình trạng ê buốt răng vô cùng khó chịu liên tục kéo dài khi không tác động đến nó vì có thể do kỹ thuật trám thực hiện sai quy cách.

Vậy chỗ trám răng bị ê buốt có sao không? Tình trạng ê buốt thường kéo dài trong bao lâu? là vấn đề được nhiều người quan tâm thắc mắc. Theo bác sĩ chuyên khoa, tình trạng ê buốt sau khi hàn, trám răng thường chỉ xảy ra 3 – 4 ngày và sẽ hết sau thời gian đó.

Tuy nhiên trong trường hợp răng bị đau nhức kéo dài trên 1 tuần là dấu hiệu nguy hiểm. Lúc này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và có phương án khắc phục kịp thời. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể dẫn tới nhiều biến chứng đến sức khỏe khác như:

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
  • Gây viêm tuỷ răng, thậm chí một số người bệnh chủ quan không xử lý ê buốt sớm còn bị mất răng.
  • Gây khó khăn trong ăn uống, bởi bề mặt trám bị cộm cấn khi nhai thức ăn.
  • Làm tổn thương phần mô răng, có thể biến chứng sang bệnh áp xe ổ răng.
  • Gây ra nhiều bệnh lý về: răng miệng, tiêu hoá, hô hấp,…
  • Ngoài ra, nếu đau nhức kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh, gây mệt mỏi và biếng ăn.

Vì sao bị ê buốt răng sau khi trám

Tình trạng răng bị đau nhức, khó chịu sau khi được trám do nhiều yếu tố gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể khiến răng trám bị ê buốt:

Quy trình trám răng không đảm bảo kỹ thuật

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ê buốt răng sau khi trám. Dù thực hiện bất kỳ biện pháp nha khoa nào dù là đơn giản hay phức tạp cũng cần phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật để đảm bảo kết quả sau cùng là tốt nhất.

Những nha sĩ chưa có nhiều kinh nghiệp thường sẽ trám không kín hết lỗ răng sâu, vỡ nên rất dễ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và tấn công vào tủy răng. Ngoài ra, trong quá trình ăn nhai thức ăn cũng dễ lọt xuống gây kích ứng và tạo cảm giác ê buốt cho răng.

Ê buốt răng sau khi trám do vết sâu chưa được nạo sạch

Theo đúng nguyên tắc khi trám răng sâu thì bác sĩ cần phải tiến hành làm sạch lỗ sâu trước khi bít trám vật liệu lên răng. Tuy nhiên, nếu quá trình này không đảm bảo, vết sâu chưa được làm sạch sẽ là nguyên nhân để vi khuẩn tích tụ và lâu ngày sẽ gây viêm tủy.

Vế sâu răng chưa được làm sạch cũng gây ê buốt răng sau trám
Vế sâu răng chưa được làm sạch cũng gây ê buốt răng sau trám

Không điều trị triệt để tủy bị viêm

Viêm tủy răng thường do chấn thương từ bên ngoài hoặc bệnh sâu răng nặng gây ra. Nếu tủy không được làm sạch mà chỉ trám răng ở bề mặt bên ngoài sẽ gây ra ê buốt. Khi tình trạng viêm tủy nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến những dây thần kinh xung quanh làm cơn đau buốt kéo lên tận đầu.

Ngoài ra, nếu để kéo dài với sự kích thích ê buốt của vết trám có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: áp xe răng, răng bị rụng, thậm chí còn có nguy cơ gây ra áp xe ổ xương rất cao. Chính vì vậy, đây là một trong những dấu hiệu không thể bỏ qua.

Do áp lực nén

Răng sau trám có hiện tượng đau nhức còn có thể do áp lực nén ép vật liệu trám vào phần xoang hàm. Từ đó làm di chuyển dung dịch ngà trong ống ngà, tạo cảm giác đau nhức khi ăn nhai. Trong trường hợp miếng trám bị không cân đối, vênh lệch cũng là tác nhân gây ra hiện tượng ê buốt cho răng.

Đèn chiếu laser

Loại đèn chiếu này thường làm đông cứng vật liệu trám trong quá trình hực hiện. Vì vậy, vật liệu trám sẽ có khuynh hướng co nhỏ lại vào phần đặt đèn laser, tạo ra một khoảng trống được lấp đầy bởi phần dịch ngà. Chính vì vậy, sau khi trám răng nếu ăn nhai sẽ tác động tới các chất lỏng trong dịch ngà sẽ di chuyển và gây ra cảm giác đau ê rất khó chịu.

Bị ê buốt răng sau khi trám do kích ứng vật liệu trám

Mặc dù ít khi xảy ra, nhưng trong một số trường hợp người bệnh có thể bị kích ứng với những vật liệu dùng để trám răng. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt sau khi hàn, trám.

Đọc thêm: Ê buốt răng khi mang thai do đâu và nên điều trị bằng cách nào?

Chế độ chăm sóc răng sau khi trám răng không tốt

Việc vệ sinh răng miệng sâu khi trám răng thẩm mỹ rất quan trọng, do lúc này răng sẽ nhạy cảm và yếu hơn bình thườn rất nhiều. Vì vậy, răng rất dễ bị ê buốt khi việc chải răng không đúng cách hoặc khi tiếp xúc với những thực phẩm không tốt.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân không tham khảo và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín còn dẫn đến tình trạng bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bởi vật liệu kém chất lượng. Răng trám không đảm bảo sẽ dễ bị mài mòn và không có tác dụng cách nhiệt. Nếu khi ăn đồ uống nóng, lạnh hay chua, cay sẽ dẫn đến bị ê răng buốt và dễ bung ra ngoài.

Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi trám

Nếu như bạn bị ê buốt nhưng chưa đến nha khoa gặp bác sĩ thăm khám ngay được thì có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tình trạng ê buốt tại nhà. Để đối phó nhanh với hiện tượng ê buốt răng sau trám, người bệnh có thể tham khảo qua một vài mẹo dân gian sau đây:

  • Đắp tỏi, gừng: Sử dụng gừng, tỏi tươi được rửa sạch để đắp trực tiếp vào vùng răng ê buốt sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Mẹo dân gian này áp dụng được cho cả những trường hợp răng bị ê buốt sau khi cạo vôi, lấy cao răng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Một cách giảm đau buốt đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được là súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Trong hạt muối biển có thành phần khử trùng cao nên giúp ức chế các vi khuẩn trên răng và giảm viêm đau rất tốt.
  • Súc miệng nước trà xanh: Trà xanh được sử dụng rộng rãi trong công cuộc ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Để đối phó với tình trạng răng ê buốt sau khi trám, bạn sử dụng dung dịch trà xanh không đườngsúc miệng 2 lần/ngày.
Súc miệng bằng nước trà xanh là cách chữa ê buốt răng sau khi trám hiệu quả
Súc miệng bằng nước trà xanh là cách chữa ê buốt răng sau khi trám hiệu quả

Tuy nhiên, theo đánh giá của bác sĩ nha khoa những phương pháp giảm đau nhanh tại nhà trên trên chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, nếu sau khi trám răng bị ê buốt kéo dài, bạn đến tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục tốt nhất. Thông thường bác sĩ sẽ có những hướng khắc phục như sau:

  • Nếu ê buốt răng do bệnh lý răng miệng bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ miếng trám, rồi tiến hành nạo bỏ ổ sâu răng và lấy tủy bị đã hư để làm sạch răng. Sau đó trám lại phần răng đã bị tổn thương giúp ngăn vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  • Trong trường hợp răng bị ê buốt do kích ứng với vật liệu trám hay thực hiện không đúng kỹ thuật buộc bác sĩ phải bỏ miếng trám cũ và thay thế vào đó một miếng trám mới thích hợp với cơ địa của người bệnh.

Tuy tình trạng ê buốt sau trám răng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh và có thể xử lý một cách đơn giản. Nhưng điều quan trọng là phải được xử lý càng sớm càng tốt, vì nếu kéo dài có thể gây ra tình trạng răng bị viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng. Bởi vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao để được xử lý an toàn.

Lời khuyên của bác sĩ sau khi trám răng

Thường sau khi kết thú quá trình trám răng, người bệnh sẽ được bác sĩ dặn dò và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách, nhằm tránh tình trạng ê buốt răng và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng sau trám. Cụ thể như sau:

  • Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
  • Khuyến khích người bệnh sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng sau khi ăn.
  • Hạn chế sử dụng các món ăn quá nóng, quá lạnh. Hay những đồ ăn quá cứng, dẻo khiên răng phải hoạt động nhiều sau khi trám răng.
  • Nếu bác sĩ có kê thuốc giảm đau nhức, chú ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám sau khi trám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, điều này cũng giúp sớm phát hiện ra những biến chứng ê buốt sau khi trám (nếu có) và kịp thời xử lý.
Chải răng đúng cách giúp giảm ê buốt răng rất tốt
Chải răng đúng cách giúp giảm ê buốt răng rất tốt

Trên đây là những thông tin liên quan đến  hiện tượng đau nhức và ê buốt răng sau khi trám răng. Người bệnh hãy lựa chọn các trung tâm nha khoa uy tín để quá trình điều trị diễn ra an toàn, giảm thiểu tình trạng kích ứng với vật liệu trám.

Hữu ích với bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo