Răng Ê Buốt Sau Khi Bọc Sứ Do Đâu? Cách Khắc Phục Ê Buốt Hiệu Quả

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Răng ê buốt sau khi bọc sứ khiến nhiều người bệnh cảm thấy khó chịu, lo sợ về tình trạng hàm răng của mình có ảnh hưởng không. Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng ê sau khi bọc sứ? Cách xử lý hiện tượng ê răng nảy ra sao? Hãy cùng theo dõi chi tiết về chứng ê buốt răng sau khi bọc sứ qua bài viết dưới đây.

Lý do nào khiến cho răng ê buốt sau khi bọc sứ?

Bọc răng sứ là biện pháp thẩm mỹ răng được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay khi muốn sở hữu hàm răng trắng đẹp và đều đặn hơn. Chi phí bọc răng sứ không quá cao, do đó phương pháp này phù hợp với túi tiền của mọi đối tượng.

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn hiện nay
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn hiện nay

Để răng sứ được bền chắc hơn, nha sĩ sẽ phải mài đi phần men răng bên ngoài theo tỷ lệ chính xác, sau đó bọc thêm lớp mão răng sứ lên trên phần cùi răng. Cần chú ý về tỷ lệ mài răng không được vượt quá 2mm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của răng cũng như tủy.

Sau khi thực hiện bọc răng sứ, bạn có thể bị ê buốt và đau nhức răng trong khoảng 1 – 2 tuần đầu. Biểu hiện này là rất bình thường và bạn hoàn toàn không phải lo lắng. Ê buốt răng sau khi bọc sứ có thể do một số nguyên nhân thường gặp sau đây:

  • Nướu chưa thích nghi với mão răng: Khi bắt đầu lắp răng sứ, phần nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị đau nhức. Sau một khoảng thời gian nướu bắt đầu thích ứng, bạn sẽ không còn cảm thấy đau và ê buốt răng nữa.
  • Nha sĩ mài quá nhiều men răng: Trong quá trình mài răng, nếu bác sĩ tính toán không chuẩn xác khiến phần men răng bị mài quá nhiều sẽ khiến ngà răng bị lộ. Đây chính là xuất phát điểm của hiện tượng ê buốt răng kéo dài sau khi bọc sứ.
  • Răng sứ bị lắp lệch: Vỏ răng sứ thường cao hơn bình thường hoặc lệch so với những răng đối diện. Do đó, khi nhai thức ăn phần lực sẽ tập trung lên thân răng sứ, tăng áp lực ở chân răng thật và hình thành cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn.

XEM NGAY: Răng Sứ Bị Hở Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục?

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
  • Không điều trị hết tủy răng: Nếu tủy răng gặp vấn đề trước khi bọc răng sứ nhưng không được loại bỏ hoàn toàn phần mô, tủy bị nhiễm trùng cũng dễ dẫn đến ê buốt sau bọc sứ.
  • Bị tật nghiến răng: Những ai thường xuyên nghiến răng vô thức sẽ làm cho những răng đối diện nhau tác động lực mạnh lên phần răng sứ. Từ đó bạn sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức hàm răng đặc biệt là vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Keo dán răng bị rò rỉ: Khi thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ, nha sĩ cần dùng đến keo nha khoa để cố định răng chắc chắn. Trong thực tế, mặc dù công nghệ hóa cứng kéo hiện nay đã có nhưng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ xảy ra tình trạng keo bị lỏng, rỉ ra ngoài. Keo khiến cho bạn bị ê buốt phần nướu, nguy hiểm hơn có thể khiến răng sứ bị tung ra ngoài.
  • Răng được làm từ chất liệu kém: Lựa chọn răng sứ để thực hiện là một bước rất quan trọng. Nếu răng sứ bạn chọn không có chất lượng tốt, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ ảnh hưởng nhiều đến răng thật khi ăn đồ nóng, lạnh và gây nên hiện tượng ê buốt.

CẢNH BÁO: Hậu Quả Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Phần lớn các nguyên nhân gây nên hiện tượng răng ê buốt sau khi bọc sứ, ê buốt răng sau khi tẩy trắng đều đến từ phía khách quan. Do đó để đảm bảo an toàn, ngay khi thấy hiện tượng ê buốt kéo dài hơn 2 ngày, bạn nên xem xét tác nhân cụ thể để tìm hướng xử lý sớm.

Các cách khắc phục răng ê buốt sau khi bọc sứ

Răng ê buốt sau khi bọc sứ làm sao hết nhanh chóng? Bạn có thể làm dịu ngay những cơn đau này bằng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà. Tuy nhiên khi ê buốt kéo dài không khỏi, bạn cần phải thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

Phương pháp cải thiện ê buốt tại nhà

Sau khi bọc răng sứ bị ê buốt là hiện tượng hết sức bình thường trong khoảng 2 ngày đầu. Bởi vậy nếu thấy khó chịu, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách chữa tại nhà để kiểm soát tình trạng này nhanh chóng.

Răng ê buốt sau khi bọc sứ có thể cải thiện nhanh bằng mẹo tại nhà
Răng ê buốt sau khi bọc sứ có thể cải thiện nhanh bằng mẹo tại nhà

Cụ thể các cách này như sau:

  • Súc miệng với nước muối loãng: Muối có khả năng tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, đồng thời làm sạch dịch bẩn ở quanh răng sứ mới làm. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc pha nước muối loãng ấm để dùng đều được.
  • Chườm đá lạnh: Cách giảm đau tạm thời rất hiệu quả ngay sau khi bạn bọc răng sứ chính là chườm đá. Lưu ý nhỏ, bạn không được chườm trực tiếp đá lạnh vào răng sứ vừa bọc bởi chúng sẽ làm ê buốt trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là cách giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn hiệu quả.
  • Dùng thuốc giảm đau: Để giảm ê buốt và khó chịu sau khi bọc răng, thuốc giảm đau là giải pháp nhanh nhất trong trường hợp này. Các thuốc như giảm đau Acetaminophen, Ibuprofen,… được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên liều lượng dùng cần tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ.
  • Dùng gel làm mát: Nếu trong quá trình mài cùi bị xâm lấn quá nhiều, giải pháp tốt nhất cho bạn để giảm ê buốt răng tại nhà là sử dụng gel làm mát. Bôi phần gel này vào chân răng sẽ giảm nhanh ê buốt khó chịu. Bạn không nên tự ý mua gel về bôi khi chưa có hướng dẫn từ nha sĩ.
  • Sử dụng hàm bảo vệ răng: Tật nghiến răng của bạn khiến hàm thường xuyên bị đau nhức và ê buốt, bạn có thể dùng miếng bảo vệ răng. Đeo hàm bảo vệ trước khi đi ngủ sẽ giúp các răng không chạm trực tiếp vào với bọc sứ. Tuy nhiên phương pháp này cần có sự chỉ định từ nha sĩ trước khi tiến hành thực hiện.

Điều trị ê buốt răng tại nha khoa

Răng ê buốt sau khi bọc sứ bạn nên đến thăm khám sớm tại các phòng khám nha khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ xem xét kỹ nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp nhất cho bạn.

Điều trị tại nha khoa giúp bạn đảm bảo an toàn và hiệu quả nhanh chóng
Điều trị tại nha khoa giúp bạn đảm bảo an toàn và hiệu quả nhanh chóng

Nếu ê buốt là do sai lệch khớp cắn, răng sứ bị lắp lệch gây ra tình trạng kênh cộm, bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ ra để lắp lại. Trong trường hợp bạn bị ê buốt răng do bệnh lý răng miệng gây nên thì cần chữa trị triệt để rồi mới lắp lại răng sứ.

Nếu cơ địa của bạn dị ứng với kim loại hay chất liệu răng sứ không phù hợp, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp bọc răng sứ mới có chất liệu 100% sứ. Bởi cấu tạo nguyên chất nên răng sẽ rất an toàn, thân thiện với nướu và khoang miệng, không gây hiện tượng ê buốt răng.

KHÁM PHÁ NGAY: Các Loại Răng Sứ Được Khách Hàng Tin Dùng

Phương pháp chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

Sau khi bọc sứ răng ê buốt, để tránh tình trạng này kéo dài lâu ngày cũng như hiện tượng khó chịu bạn nên chú ý hơn đến quá trình chăm sóc và bảo vệ răng miệng. Hãy lưu ý những điều sau để chiếc răng sứ bền với thời gian:

Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng để tránh răng ê sau khi bọc sứ
Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng để tránh răng ê sau khi bọc sứ
  • Đánh răng đều đặn 2 – 3 lần trong ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm. Khi chải răng bạn hãy đánh thật nhẹ nhàng theo hình tròn trên bề mặt, để mảng bám ở kẽ răng sạch hoàn toàn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa bám ở kẽ răng. Bạn không nên sử dụng tăm bởi chúng gây ảnh hưởng tới nướu và làm răng bị thưa.
  • Dùng nước súc miệng hoặc nước muối loãng để vệ sinh miệng hàng ngày nhằm loại bỏ vi khuẩn.
  • Thăm khám răng miệng đều đặn 2 – 3 lần trong năm để đảm bảo răng sứ đang ổn định và bạn đang không mắc các bệnh lý về răng.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và đủ dinh dưỡng. Không nên ăn đồ ăn quá cứng, quá dai bởi chúng dễ làm tổn thương phần cùi răng thật bên trong.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ mà hầu hết bạn đọc dễ gặp phải. Các bạn nên ghi nhớ phương pháp điều trị và chăm sóc này để áp dụng khi cần thiết. Chúc các bạn luôn có một hàm răng sứ đẹp và khỏe mạnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

GỢI Ý SẢN PHẨM DỊCH VỤ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo