Giải Đáp Từ Chuyên Gia: Đau Răng Uống Panadol Được Không?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Panadol là một loại thuốc giảm đau nhanh chóng, thường được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Vậy đau răng uống Panadol được không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo. 

Giải đáp: Đau răng uống Panadol được không? 

Đau răng xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu đến từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách dẫn đến các vấn đề nha khoa nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khiến bệnh nhân bị sa sút tinh thần và thể trạng, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Về lâu dài, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mầm bệnh sẽ chuyển biến nặng gây nên những biến chứng khó lường. 

Đau răng uống Panadol được không là thắc mắc của nhiều người
Đau răng uống Panadol được không là thắc mắc của nhiều người

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức nhẹ, bác sĩ thường khuyến khích áp dụng các mẹo dân gian như dùng tỏi, hành tây, lá đinh hương để làm dịu cơn đau. Bên cạnh đó, nha sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau giúp hạn chế cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Thực tế, nhiều đối tượng thường sử dụng một số thuốc giảm đau không kê toa, điển hình như Panadol. 

Vậy đau răng có uống Panadol được không? Câu trả lời là CÓ. Panadol được biết đến là loại thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả với thành phần chính là paracetamol và cafein. Do vậy, trước khi có thời gian đến nha khoa điều trị, bạn có thể uống Panadol để ức chế cơn đau tạm thời. 

Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vài giờ. Vì thế bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc áp xe răng. 

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.

Cách uống Panadol để giảm đau răng hiệu quả 

Panadol là loại thuốc giảm đau không kê toa tuy nhiên bạn cần uống đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả. Thuốc giảm đau răng sẽ được chỉ định sử dụng cho từng đối tượng cụ thể như sau: 

  • Đối với người lớn: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống khoảng 500 – 1000 mg/lần. Chú ý uống cách nhau 4 – 6 giờ và không uống quá 4000 mg/ngày để tránh tình trạng sốc thuốc.  
  • Đối với trẻ em: Liều lượng dùng của trẻ em sẽ tùy thuộc vào cân nặng. Thông thường, trẻ em từ 6 đến 11 tuổi được khuyến cáo sử dụng 250 – 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng. Tuyệt đối không sử dụng cho bé dưới 6 tuổi, nếu trẻ bị đau nhức do sâu răng, mẹ nên đưa đến cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị. 
Uống đúng liều lượng để thuốc phát huy hết công dụng
Uống đúng liều lượng để thuốc phát huy hết công dụng

Để thuốc phát huy hết công dụng, bạn nên uống sau ăn khoảng 30 phút, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

Lưu ý gì khi sử dụng Panadol để giảm đau răng?

Khi sử dụng Panadol để giảm đau nhức răng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, tuân thủ đúng liều lượng được in trên bao bì hoặc theo chỉ định của nha sĩ. 
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc hoặc uống liên tục trong vòng 7 ngày có thể dẫn đến ngộ độc thuốc và tổn thương gan. 
  • Không tự ý kết hợp Panadol với các loại thuốc điều trị khác. Chẳng hạn như, nếu uống Panadol với thuốc chống co giật có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Dùng chung Panadol với thuốc giảm huyết áp có thể gây tăng huyết áp hoặc hạ nhiệt đột ngột. Đặc biệt, không sử dụng Panadol với các loại thuốc có chứa thành phần paracetamol. 
  • Không sử dụng Panadol cho những đối tượng chống chỉ định như: Người có tiền sử bệnh tim, bệnh nhân bị rối loạn tim mạch, block nhĩ thất độ II và độ III, người mắc bệnh hen suyễn. Đây là những trường hợp đặc biệt cần có sự theo dõi và kiểm soát sức khỏe của bác sĩ. 
Không dùng Panadol kết hợp với thuốc điều trị khác
Không dùng Panadol kết hợp với thuốc điều trị khác

Trên đây là tổng hợp thông tin và giải đáp thắc mắc “đau răng uống Panadol được không?”. Theo các chuyên gia, Panadol có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức nhẹ. Tuy nhiên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, tránh cơn đau bùng phát về sau. 

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo