Chuyên Gia Giải Đáp: Đau Răng Khi Nhai Thức Ăn Phải Làm Sao?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Đau răng khi nhai thức ăn là tình trạng khá phổ biến mà đa số người dân Việt Nam đều gặp phải. Vấn đề này xuất phát chủ yếu do việc chăm sóc răng miệng không đúng cách dẫn đến một số bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, từ đó gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi ăn nhai. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa tình trạng trên, tránh biến chứng về sau. 

Đau nhức răng khi nhai thức ăn do đâu? 

Đau răng khi nhai thức ăn là vấn đề thường gặp, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc việc sinh răng miệng sai cách cho đến yếu tố về tuổi tác, cụ thể như sau: 

Sâu răng 

Sâu răng là một trong những yếu tố điển hình gây ra tình trạng đau răng khi ăn nhai. Việc chăm sóc răng miệng không đúng tiêu chuẩn hoặc chế độ ăn uống độc hại đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành và tấn công khoang miệng. Khi đó, chúng sẽ phá hủy lớp men răng và ngà răng bên ngoài, tiếp đến là ăn sâu vào phần tủy răng bên trong gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. 

Sâu răng gây đau nhức khi ăn nhai
Sâu răng gây đau nhức khi ăn nhai

Viêm tủy răng 

Tình trạng sâu răng không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây viêm nhiễm hoặc chết tủy. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ các cơn đau nhức dữ dội gây bất lợi cho việc ăn uống và giao tiếp thường ngày. Thậm chí, bạn không thể uống nước hoặc ăn thức ăn mềm do cơ miệng khó hoạt động. Nghiêm trọng hơn là tình trạng viêm tủy răng có mủ kèm theo triệu chứng đau đầu, sốt cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cơ thể. 

Đau nhức khi ăn nhai do viêm nướu 

Đau răng khi nhai thức ăn cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của tình trạng viêm nướu. Biểu hiện của bệnh là hiện tượng mô nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi có sự tác động bên ngoài như chải răng hoặc ăn uống. Khi đó, nướu trở nên vô cùng nhạy cảm, dẫn đến tình trạng đau nhức, ê buốt, nhất là khi ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
Viêm nướu dẫn đến đau nhức răng
Viêm nướu dẫn đến đau nhức răng

Bệnh viêm nướu nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ tiến triển thành viêm nha chu hoặc áp xe răng. Đây là tình trạng đáng báo động liên quan đến sức khỏe răng miệng. Thực tế, bệnh nhân mất răng do viêm nướu chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các bệnh lý nha khoa khác. Hơn nữa, các chứng bệnh về nướu cũng làm tăng nguy cơ tụt nướu, từ đó khiến vi khuẩn tấn công gây sâu răng hoặc viêm tủy răng. 

Chấn thương răng 

Chấn thương mạnh vào vùng răng, hàm mặt làm tăng nguy cơ sứt, mẻ, vỡ răng. Điều này là nguyên nhân nhân chính khiến phần tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong cấu trúc răng. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội nhất là khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng. 

Rối loạn khớp thái dương hàm 

Rối loạn khớp thái dương hàm khiến chức năng của các cơ quan vùng mặt bị suy giảm gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là tình trạng đau răng khi nhai thức ăn. Viêm khớp thái dương hàm phát sinh chủ yếu do việc va đập mạnh hoặc hình thành một số thói quen xấu từ bé, điển hình như tật nghiến răng. Bệnh lý này còn liên quan đến các dây thần kinh xung quanh, do vậy nếu không điều trị nha khoa có thể gây trật khớp, dính khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được.

Mòn răng 

Mòn răng do tuổi tác hoặc thói quen xấu đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc xương răng. Khi đó, răng dần bị lão hóa, trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường khiến việc ăn nhai gặp khó khăn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt khi ăn các loại đồ ăn nóng hoặc lạnh, đặc biệt là kem. 

Mọc răng khôn 

Mọc răng khôn dẫn đến đau nhức răng khi ăn uống là việc không thể tránh khỏi, nhất là trong trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch. Lúc này. bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng lợi trùm răng khôn gây sưng đỏ, đau nhức, khó mở miệng kèm theo triệu chứng sốt cao. 

Đau nhức khi nhai do mọc răng khôn
Đau nhức khi nhai do mọc răng khôn

Cơn đau sẽ tái phát theo từng đợi khiến bạn không thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể và tinh thần , thậm chí gây nhiễm trùng. Thực tế đã ghi nhận nhiều ca răng khôn mọc ngầm 90 độ, va chạm vào vị trí răng số 7 dẫn đến u nang xương hàm, nghiêm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng. 

Thức ăn bị giắt vào kẽ răng 

Trong quá trình ăn nhai, đặc biệt là khi cắn các loại thịt, thức ăn rất dễ giắt vào kẽ răng, tạo áp lực lớn dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu. Cộng thêm việc sinh không đúng cách khiến vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng bên trong. Từ đó phát sinh một số bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,… 

Phục nha thẩm mỹ sai kỹ thuật 

Chỉnh nha hay phục hình thẩm mỹ đều là những phương pháp tương đối phức tạp, cần thực hiện đúng quy trình và đòi hỏi độ chính xác cao. Nếu nha sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng vướng, cộm, đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt là khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. 

Phục nha sai kỹ thuật gây đau răng
Phục nha sai kỹ thuật gây đau răng

Không ít trường hợp khách hàng gặp các vấn đề nha khoa sau khi phục hình thẩm mỹ, điển hình như viêm nướu, viêm tủy răng,… Khi đó, bạn buộc phải đến cơ sở nha khoa để điều trị bệnh lý, tránh để lại biến chứng khó lường. Điều này gây mất thời gian, tiền bạc, đồng thời làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. 

Xử lý tình trạng đau răng khi nhai thức ăn hiệu quả

Đau nhức răng khi thức ăn nếu không được xử lý sớm sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong một thời gian dài dẫn đến suy nhược, mất năng lượng và không thể tập trung cho công việc cũng như học tập. Do vậy, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn nên có kế hoạch điều trị sớm nhằm hạn chế rủi ro và tránh những biến chứng khó lường. Dưới đây là cách khắc phục tình trạng đau nhức khi ăn nhai hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo: 

Cải thiện đau răng khi nhai bằng mẹo dân gian 

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong bếp hoặc các dược liệu thiên nhiên để trị chứng bệnh đau nhức răng. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, chúng có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt nên có thể sử dụng để giảm nhanh cơn đau răng tạm thời, cụ thể: 

  • Tỏi: Tỏi là nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm nhưng lại có công dụng chữa đau răng cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 – 2 tép tỏi, sau đó đập dập và cho thêm ít muối, cuối cùng là đắp lên vị trí răng bị đau nhức. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần trong này để đạt kết quả như mong muốn. Lưu ý tỏi có mùi nồng đặc trưng, do vậy bạn cần làm sạch khoang miệng với kem đánh răng và nước súc miệng chuyên dụng sau khi đắp, nhất là khi giao tiếp với mọi người xung quanh. 
  • Hành tây: Được biết, trong hành tây có chứa hợp chất lưu huỳnh khi tiếp xúc với nước bọt trong khoang miệng sẽ tạo ra axit sunfuric tự nhiên, từ đó làm giảm cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, chúng còn có đặc tính kháng viêm mạnh giúp làm giảm hiện tượng sưng đỏ, ngăn chặn chảy máu chân răng. Cách thực hiện tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thái lát mỏng hành tây sống, sau đó nhai trực tiếp cho đến khi hết mùi nồng thì nhổ bỏ. Kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày để giảm đau răng khi nhai thức ăn. 
Sử dụng một số mẹo dân gian để giảm đau răng khi nhai thức ăn
Sử dụng một số mẹo dân gian để giảm đau răng khi nhai thức ăn
  • Ngậm nước muối: Muối được biết đến với công dụng giảm viêm, giảm sưng hiệu quả. Đối với trường hợp đau nhức răng khi ăn nhai, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối sau khi đánh răng để giảm cơn đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ngậm nước muối hằng ngày giúp điều trị các bệnh về nướu và hạn chế mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. 
  • Lá bạc hà: Lá bạc hà hay tinh dầu bạc hà đều có tác dụng chữa đau răng cực hiệu quả. Nhờ đó mà chúng thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chăm sóc răng miệng như nước súc miệng, kem đánh răng,… Nếu bị đau nhức răng, bạn có thể nhai 2 – 4 lá bạc hà rồi đắp lên vùng răng bị đau nhức. Hoặc ngậm tinh dầu bạc hà pha loãng trong vòng 10 phút. Chú ý sau khi thực hiện xong bạn cần súc miệng lại với nước sạch. Trường hợp bệnh nhân bị hôi miệng do chảy máu chân răng cũng có thể áp dụng biện pháp này.  

Bên cạnh các nguyên liệu trị đau nhức răng có sẵn ngay tại nhà, bạn cũng có thể dùng biện pháp chườm lạnh để giảm cơn đau tạm thời. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh có tác dụng giảm sưng, giảm phù nề và làm tê liệt dây thần kinh xung quanh răng. Nhờ đó mà cải thiện tình trạng đau nhức răng, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn. 

Điều trị dứt điểm tại cơ sở nha khoa

Mặc dù các biện pháp chữa đau răng tại nhà có thể đẩy lùi cảm giác khó chịu tuy nhiên chúng chỉ mang tính chất tạm thời và không thể điều trị tận gốc. Cơn đau sẽ tiếp tục tái phát vài ngày sau đó, thậm chí có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn. Do vậy, nếu sắp xếp được thời gian, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để thăm khám. Trước hết, nha sĩ sẽ kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, sau đó lên phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp, cụ thể như sau: 

  • Trường hợp đau nhức do sâu răng: Nếu sâu răng mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và trám bít lỗ sâu để ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang vị trí lân cận. Đối với trường hợp sâu nặng, bác sĩ buộc phải điều trị tủy răng, loại bỏ phần tủy bị hư hỏng, sau đó mài cùi và gắn mão sứ lên trên. Phương pháp này vừa giúp khôi phục chức năng ăn nhai vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. 
  • Đau nhức răng do mọc răng khôn: Trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, nha sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ bỏ. Hiện nay, các nha khoa thường áp dụng công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm piezotome giúp giảm thiểu rủi ro gấp 3 lần so với phương pháp truyền thống. Sau khi vết thương lành hẳn, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau nhức khi ăn nhai, vệ sinh hoặc giao tiếp hằng ngày. 
  • Đau răng do chấn thương: Răng bị nứt, vỡ do chấn thương nhẹ, vẫn còn đủ cả thân răng và chân răng, nha sĩ sẽ tiến hành hàn/trám răng hoặc bọc sứ để khôi phục khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ. Nếu nhóm răng cửa bị nứt, vỡ, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân bọc răng sứ để đảm bảo chức năng sinh lý của răng. Một số trường hợp răng bị nứt, vỡ nặng không thể mài cùi, nha sĩ buộc phải nhổ bỏ, sau đó trồng răng giả để tránh tình trạng tiêu xương xảy ra. 
Điều trị dứt điểm đau nhức răng tại nha khoa
Điều trị dứt điểm tại cơ sở nha khoa

Biện pháp phòng tránh đau nhức răng hiệu quả

Nguyên nhân đau răng khi ăn nhai đều xuất phát do việc chăm sóc răng chưa đúng cách. Vì vậy, để phòng ngừa vấn đề này, bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau: 

  • Sau khi ăn các bữa chính, bạn nên làm sạch khoang miệng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Nếu thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ. Tuyệt đối không dùng tăm để xỉa răng gây chảy máu hoặc làm tổn thương mô nướu xung quanh. 
  • Không nên chải răng quá nhiều lần gây mòn men răng. Theo tiêu chuẩn, bạn chỉ cần đánh răng đủ 2 ngày/lần vào buổi sáng và tối. Sau các buổi ăn nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng máy tăm nước để làm sạch. 
  • Không quên súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. 
  • Tránh ăn các thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, nhất là sau khi điều trị nha khoa để giảm ê buốt răng. Đồ ăn cứng cũng không phải là lựa chọn hoàn hảo bởi chúng sẽ gây áp lực mạnh lên răng. 
  • Thay đổi một số thói quen xấu như dùng răng cắn đồ cứng, tật nghiến răng để góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng. 
  • Cao răng là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý nha khoa. Do vậy, bạn cần tuân thủ lịch lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để ngăn chặn các vấn đề răng miệng. 
  • Cẩn thận khi tham gia giao thông hoặc hoạt động thể chất mạnh. Tốt nhất, bạn nên đeo máng bảo vệ răng khi chơi thể thao, tránh chấn thương, va đập gây sứt, mẻ răng. 
  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và bác sĩ tay nghề cao khi có nhu cầu chỉnh nha hoặc phục hình thẩm mỹ. Điều này nhằm giảm thiểu tối đa biến chứng sau điều trị. Hơn nữa, những địa chỉ nha khoa chất lượng thường trang bị máy móc hiện đại giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, từ đó lên kế hoạch xử lý dứt điểm trước khi niềng răng, bọc sứ hoặc trồng răng giả. 
  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng viêm khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ y khoa. Các loại thuốc này có thể gây ra phản ứng phụ hoặc tình trạng sốc thuốc đối với những bệnh nhân cơ địa nhạy cảm. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin chi tiết nhất liên quan đến vấn đề đau răng khi nhai thức ăn. Nhìn chung, tình trạng này xuất phát chủ yếu do một số bệnh lý nha khoa mà chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được. Do vậy, để phòng ngừa đau răng, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng tiêu chuẩn.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo