Chuyên Gia Giải Đáp: Bà Bầu Bị Đau Răng Phải Làm Sao?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Bà bầu bị đau răng là vấn đề khá phổ biến, chiếm khoảng 70% trên tổng số phụ nữ mang thai tại Việt Nam. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là việc thay đổi nội tiết tố và thói quen vệ sinh răng miệng sai cách. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác hại, cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng đau nhức răng, mẹ bầu có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Bà bầu bị đau răng do đâu? 

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, cơ thể cũng bắt đầu sản sinh ra nhiều hormone estrogen và progesterone. Đây là nguyên nhân chính làm nướu răng bị sưng tấy, phù nề, dẫn đến tình trạng đau nhức răng kéo dài. Hơn nữa môi trường pH bị thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn hình thành và tấn công khoang miệng gây nên nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân trọng điểm khiến tỷ lệ đau răng ở phụ nữ mang thai tăng cao:

Nội tiết tố 

Mất cân bằng nội tiết tố trong giai đoạn mang thai khiến hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm. Khi đó, cơ thể không đủ sản sinh ra tế bào bạch cầu để chống lại tác nhân gây hại, làm phát sinh một số vấn đề nha khoa. 

Bà bầu bị đau răng do hormon tăng cao
Bà bầu bị đau răng do hormone tăng cao

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, lượng hormone nữ tăng cao khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm lợi hoặc chảy máu chân răng. Những yếu tố này đều dẫn đến hiện tượng đau nhức răng kéo dài, thậm chí tái phát vào ban đêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu. 

Vệ sinh răng miệng 

Nội tiết tố thay đổi cộng với việc vệ sinh răng miệng kém tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng. Lúc này, chúng sẽ bắt đầu tấn công và phá hủy lớp bảo vệ răng bên ngoài. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục ăn sâu vào bên trong tủy răng gây đau nhức dữ dội. 

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.

Thực tế, mẹ bầu thường có tâm lý lo sợ các tác động bên ngoài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi nên không chuẩn bị kế hoạch điều trị từ sớm, dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. 

Bệnh lý nha khoa 

Đau răng cũng là một trong dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh lý nha khoa mà mẹ bầu không yêu chủ quan, cụ thể: 

  • Sâu răng: Phụ nữ mang thai thường có tỷ lệ sâu răng rất cao do nội tiết tố thay đổi và việc chăm sóc răng miệng không đáp ứng đúng tiêu chuẩn. Nguyên nhân bởi trong quá trình ăn nhai, thức ăn rất dễ bị mắc kẹt lại giữa các kẽ răng. Nếu không được làm sạch thường xuyên, chúng sẽ tích tụ thành mảng bám và vôi răng, từ đó sản sinh ra vi khuẩn gây sâu răng. 
  • Viêm nướu lợi: Như đã phân tính ở trên, do lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu tăng mạnh dẫn đến sưng đỏ, phù nề, thậm chí viêm loét hoặc chảy máu chân răng. Biểu hiện của bệnh là nướu tụt xuống có màu nâu thẫm, thân răng lộ rõ hơn so với thường ngày. Viêm nướu lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho mẹ bầu mà còn phát sinh ra mùi hôi khó chịu. Điều này khiến bà bầu tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. 
Đau răng do bệnh lý nha khoa tái phát
Đau răng do bệnh lý nha khoa tái phát
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là một bệnh lý nha khoa nguy hiểm, gây đau nhức, viêm nhiễm, thậm chí nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc áp xe răng. Đây là một trong biến chứng năng của viêm nướu lợi nên mẹ bầu phải hết sức lưu ý. 
  • Mọc răng khôn: Nguyên nhân bà bầu bị đau răng cũng có thể xuất phát do mọc răng khôn. Răng số 8 mọc trong độ tuổi từ 17 – 25, khi tất cả các răng khác đã phát triển ổn định trên cung hàm. Do đó, chúng thường có xu hướng mọc ngầm hoặc mọc lệch gây va chạm với vị trí răng số 7. Nghiêm trọng hơn, răng số khôn mọc chèn ép dây thần kinh xung quanh gây rối loạn khớp thái dương hàm, từ đó mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp hằng ngày. 

Vấn đề về hệ tiêu hóa

Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ thường có triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi, buồn nôn. Khi nôn khan, axit dạ dày sẽ trào ngược lên khoang miệng cộng với việc vệ sinh răng không đúng cách dẫn đến sâu răng, gây đau nhức dữ dội.  

Đau nhức răng khi mang thai do ốm nghén
Đau nhức răng khi mang thai do ốm nghén

Nhiều mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, hiện tượng ốm nghén có thể kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng theo chỉ định và tái khám răng định kỳ để nâng cao sức khỏe răng miệng. 

Thói quen xấu 

Thói quen xấu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai. Tật nghiến răng, cắn móng tay, dùng răng cắn đồ cứng đều gây áp lực mạnh lên răng, từ đó gây đau nhức, ê buốt, đặc biệt là khi ăn các loại đồ ăn nóng hoặc lạnh. Bên cạnh đó, những thói quen xấu sẽ làm bào mòn men răng khiến răng trở nên yếu dần. Về lâu dài, nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến lung lay, gãy rụng. 

Bà bầu bị đau răng có ảnh hưởng gì không? 

Đau nhức răng trong giai đoạn mang thai là vấn đề thường gặp tuy nhiên mẹ bầu không nên chủ quan. Đặc biệt là tình trạng đau răng do bệnh lý nha khoa. Nếu mầm bệnh tiến triển nặng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số biến chứng mà mẹ bầu dễ gặp phải:

  • Tăng nguy cơ sinh non: Được biết, mẹ bầu bị đau răng do viêm lợi, sâu răng sẽ làm giảm lượng canxi chuyển hóa cho bé. Điều này khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân, thậm chí có thể bị bại não hoặc trí tuệ kém phát triển. Theo nghiên cứu từ Hệ thống Nha khoa Hoa Kỳ, nếu mẹ mắc các bệnh lý nha khoa trong giai đoạn mang thai thì tỷ lệ trẻ sinh non chiếm đến 70%, nguy cơ sảy thai, dị dạng bẩm sinh cao gấp 2,2 lần so với thông thường. 
  • Lây nhiễm sâu răng cho trẻ: Theo chuyên gia, mầm răng của trẻ bắt đầu phát triển ở tuần thứ 6 hoặc thứ 7 của chu kỳ. Đến tuần thứ 16, men răng và ngà răng hình thành để bảo vệ toàn bộ cấu trúc răng bên trong. Chính vì vậy, nếu mẹ bị sâu răng trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc suốt thời kỳ mang thai thì trẻ sinh ra rất dễ gặp các vấn đề về răng miệng. 
  • Suy nhược cơ thể: Tình trạng đau nhức răng kèm theo triệu chứng ốm nghén khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn nhai. Về lâu dài, cơ thể mẹ không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết dẫn đến suy nhược cơ thể, mất tinh thần. Đồng thời, trẻ sinh ra cũng có thể trạng kém hơn những đứa khác. Thực tế, nhiều cơ sở y tế đã ghi nhận trường hợp sảy thai do sức khỏe của mẹ kém. Do vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn nhai trong giai đoạn này. 
Đau răng khiến mẹ bầu mệt mỏi
Đau răng khiến mẹ bầu mệt mỏi

Biện pháp xử lý đau răng khi mang thai

Các chuyên gia khuyến khích bà bầu bị đau răng nên đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt vì sức khỏe của cả mẹ và bé. Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, sau đó tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị. Nếu đau nhức nhẹ, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp chữa đau răng ngay tại nhà, vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu mềm bệnh tiến triển nặng hơn, nha sĩ buộc phải can thiệp biện pháp y khoa, tránh nhiễm trùng hoặc áp xe răng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biện pháp xử lý đau răng khi mang thai bao gồm: 

Dùng mẹo từ dược liệu dân gian 

Nếu cơn đau mới khởi phát, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian như: 

Lá bạc hà

Được biết tinh dầu bạc hà chứa chất kháng viêm mạnh giúp điều trị cơn đau nhức nhanh chóng. Ngoài ra, dược liệu này cũng có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi, mang lại hơi thở thơm mát cho các mẹ bầu.

Lá bạc hà
Lá bạc hà

Nhờ vậy mà tinh chất lá bạc hà thường được sử dụng để sản xuất, bào chế nước súc miệng, kem đánh răng giúp ngăn ngừa sâu răng và tăng cường sức khỏe răng miệng. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một ít lá bạc hà dã nhuyễn, sau đó dùng tăm bông thấm nước cốt và thoa lên lên vị trí răng bị đau nhức. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm nhanh cơn đau nhức. 

Đinh hương

Tương tự như bạc hà, đinh hương cũng có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt nên có thể sử dụng để điều trị cơn đau nhức răng trong thời kỳ mang thai. Dược liệu này cũng nằm trong bảng thành phần của một số loại nước súc miệng thảo mộc không cồn dành cho phụ nữ mang thai.

Tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương

Mẹ bầu có thể pha loãng tinh dầu đinh hương với dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc dầu oliu, tiếp đến dùng bông gòn nhúng vào dung dịch và thoa đều lên vị trí răng bị sưng đau. Sau khoảng 1- 2 này cơn đau nhức sẽ dần thuyên giảm. 

Ngậm nước muối

Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tốt, nước muối thường được chuyên gia khuyến khích sử dụng để điều trị tình trạng đau nhức răng nhẹ. Mẹ bầu chỉ cần pha loãng muối và nước ấm, dùng để súc miệng hằng ngày vào buổi sáng và tối. Chú ý pha đúng tỷ lệ, tránh tình trạng nạp quá nhiều muối vào cơ thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén

Xem thêm:Tổng Hợp Các Cách Chữa Đau Răng Theo Từng Cấp Độ Bệnh Chi Tiết

Chữa đau răng tại nha khoa 

Nếu các dược liệu thiên nhiên không mang lại hiệu quả, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và bé, xem xét tình trạng răng miệng và đưa ra biện pháp cụ thể cho từng đối tượng: 

  • Trường hợp đau răng do rối loạn tiêu hóa: Đối với trường hợp này, mức độ đau nhức vẫn còn nhẹ nên nha sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc sức khỏe tại nhà kèm theo sử dụng thuốc nhuận tràng để cải thiện triệu chứng buồn nôn, táo bón. 
  • Đau răng do viêm tủy: Tùy vào giai đoạn của chu kỳ mang thai, bác sĩ sẽ quyết định nên điều trị tủy hay không. Thông thường, phương pháp này được áp dụng vào tam cá nguyệt thứ 2, không điều trị cho 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chu kỳ, nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Một số mẹ có cơ địa nhạy cảm, bác sĩ buộc phải dùng biện pháp tạm thời để kiểm soát cơn đau, sau khi sinh xong mới tiến hành điều trị tủy răng. Tiếp đến, nha sĩ sẽ chỉ định trám bít hoặc bọc sứ để ngăn chặn ổ viêm lây lan. 
Bà bầu chữa đau răng tại nha khoa
Bà bầu chữa đau răng tại nha khoa

Lưu ý: 

  • Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh điều trị đau nhức răng. Bởi các loại thuốc giảm đau răng trên thị trường đều chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chúng chứa các thành phần đặc trị giúp giảm đau nhanh chóng nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ. 
  • Khi điều trị chuyên sâu, mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, địa chỉ nha khoa cần đảm bảo yếu tố vô trùng, vô khuẩn, không lây nhiễm chéo. Các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với sức khỏe bà bầu. 
  • Không dùng răng cửa hoặc răng hàm để cắn đồ cứng, mở nắp bia hoặc nhai đá, tránh gây áp lực lớn khiến răng bị lung lay, gãy rụng. 
  • Nếu bị kích ứng trong quá trình dùng thuốc kê đơn cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Phòng ngừa đau răng trong thời kỳ mang thai 

Để tránh tình trạng đau nhức răng trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau: 

Vệ sinh răng miệng 

Chăm sóc răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp phòng ngừa đau răng hiệu quả nhất. Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để làm sạch khoang miệng, chú ý sử dụng kem đánh răng thảo mộc, không chứa hóa chất.

ba-bau-bi-dau-rang-9.jpg

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên dùng các thiết bị vệ sinh răng miệng thông minh bởi chúng đã được thiết lập cơ chế hoạt động sẵn, tránh tình trạng chải răng quá mạnh gây tổn thương mô nướu. Đặc biệt, không quên súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại. 

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Cơ thể mẹ cần phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì bé mới có thể phát triển toàn diện. Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, men răng cứng cáp. Hạn chế ăn đồ ngọt bởi chúng là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.

Thêm vào đó, hãy uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau sạch nhằm tăng cường hệ miễn dịch, tránh hiện tượng trào ngược dạ dày. Đồ ăn cay nóng cũng cần hạn chế bởi chúng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, gây ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe răng miệng. 

Khám răng định kỳ

Trong thời kỳ mang thai, mẹ vẫn nên khám răng định kỳ, ít nhất 3 – 6 tháng 1 lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng và xử lý các bệnh lý nha khoa phát sinh. 

Bài viết trên đây, chúng tôi đã phân tích cụ thể nguyên nhân, tác hại, biện pháp xử lý và cách phòng tránh tình trạng bà bầu bị đau răng. Theo đó, phụ nữ mang thai không nên chủ quan trước các vấn đề về răng miệng, tránh những biến chứng khó lưỡng xảy ra. Nếu cơn đau kéo dài liên tục, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn nên đến cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa để được xử lý dứt điểm.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo