Đau Răng Khôn: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Đau răng khôn là tình trạng khá phổ biến, xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, nha sĩ phải tiến hành kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân, sau đó mới lên kế hoạch điều trị cụ thể. Để biết thêm thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng đau nhức răng số 8, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân đau răng khôn do đâu? 

Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng và nằm ở vị trí sâu nhất trên cung hàm. Chiếc răng này mọc khi các răng khác đã ổn định và hoàn thiện đầy đủ các chức năng, do vậy chúng thường có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ngầm gây nên nhiều bất lợi cho sức khỏe người bệnh. 

Đau răng khôn
Đau răng khôn

Quá trình mọc răng khôn sẽ chia thành nhiều giai đoạn với mức độ đau nhức khác nhau. Thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể trạng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do các tác nhân sau đây: 

Quá trình mọc răng 

Hầu hết mọi người đều phải trải qua cảm giác đau nhức khi mọc răng khôn. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào hướng mọc và vị trí mọc, cụ thể như sau: 

  • Răng khôn mọc thẳng: Nếu răng khôn mọc thẳng, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ do mầm răng nhô lên đâm xuyên qua nướu hoặc tác xương, tách nướu để vươn lên phía trước. 
  • Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm: Răng khôn không đủ không gian để mọc nên thường có dấu hiệu mọc lệch, đâm trực tiếp vào vị trí răng hàm số 7 hoặc đâm vào má. Trường hợp răng mọc ngầm cũng khá phổ biến do cung hàm không đủ diện tích. Tất cả đều là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu kèm theo một số triệu chứng khác như sốt cao, nổi hạch, đau đầu,… Ngoài ra, quá trình răng khôn mọc gây va chạm đến các dây thần kinh xung quanh, từ đó hình thành nang răng khiến bệnh nhân đau nhức liên tục. 
Đau nhức do răng khôn mọc ngầm
Đau nhức do răng khôn mọc ngầm

Sâu răng 

Tình trạng sâu răng khôn là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh đau nhức dữ dội. Thức tế, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn so với các răng khác bởi răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng rất khó quan sát và xử lý. Sâu răng khôn thường do thói quen ăn nhiều đường cộng thêm việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo, khiến vi khuẩn tấn công khoang miệng. 

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
Sâu răng khôn
Sâu răng khôn

Viêm lợi trùm răng khôn 

Viêm lợi trùm răng khôn là hiện tượng mô nướu bị viêm nhiễm hoặc sưng đỏ che phủ toàn bộ bề mặt răng số 8. Tình trạng này xuất phát do trong quá trình mọc, mầm răng chỉ nhú lên một phần để đâm thủng nướu. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm lợi. Dấu hiệu thường gặp của viêm lợi trùm răng khôn là triệu chứng đau nhức dữ dội, nướu răng sưng tấy khiến bệnh nhân khó mở miệng. 

Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm

Đau răng khôn gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe? 

Đau răng khôn có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, trường hợp răng khôn mọc thẳng không có gì đáng lo ngại. Cơn đau sẽ kéo dài trong vài ngày và tự thuyên giảm, kể cả khi không dùng thuốc giảm đau. 

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị đau răng khôn do bệnh lý nha khoa gây nên sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như: 

  • Răng khôn mọc lệch, va chạm với dây thần kinh số 7 làm xuất hiện viêm túi quanh răng khôn và lan dần ra các mô mềm xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây sâu răng, viêm nhiễm. 
  • Răng khôn mọc ngầm gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương, răng cùng các dây thần kinh xung quanh. Về lâu dài không được điều trị sẽ dẫn đến u nang xương hàm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 
  • Đau răng khôn do viêm lợi trùng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, áp xe răng, thậm chí nhiễm trùng xương hàm, nhiễm trùng máu. Nghiêm trọng nhất là co giật và tử vong. 
Đau răng khôn khiến cơ thể mệt mỏi
Đau răng khôn khiến cơ thể mệt mỏi

Đau nhức răng còn gây bất lợi cho việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Bệnh nhân không thể mở miệng để nhai thức ăn khiến cơ thể bị thiếu chất nghiêm trọng. Điều này làm giảm khả năng tập trung, từ đó bệnh nhân dần cạn năng lượng, không thể tiếp tục công việc như bình thường. Bên cạnh đó, tình trạng đau răng khôn do sâu răng hoặc viêm lợi trùm làm phát sinh mùi hôi khó chịu khiến bệnh nhân ngại giao tiếp với những người xung quanh. 

Xem thêm: Chuyên Gia Giải Đáp: Đau Răng Khi Nhai Thức Ăn Phải Làm Sao?

Xử lý đau răng khôn như thế nào? 

Xử lý tình trạng đau răng khôn như thế nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Tùy thuộc vào mức độ đau nhức và nguy cơ biến chứng, nha sĩ sẽ có kế hoạch điều trị cho từng đối tượng khác nhau. Cụ thể: 

Chuyên gia khuyến khích bệnh nhân bị đau răng khôn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe răng miệng, nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, cụ thể: 

Trường hợp răng khôn mọc thẳng 

Đối với trường hợp răng khôn mọc thẳng, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh ổ viêm, sau đó kê đơn thuốc giảm đau kèm kháng sinh giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị đau răng khôn bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thuốc giảm đau được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Bạn chỉ cần uống đủ liều và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, cơn đau sẽ được cải thiện rõ rệt mà không cần dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác. 
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng răng khôn, đồng thời bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến trên thị trường như: Penicillin, Metronidazole, Tetracycline,… 
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức răng nhanh chóng. Thông thường, nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc khám viêm không chứa steroid, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe con người. 
Dùng thuốc giảm đau răng
Dùng thuốc giảm đau răng

Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch chèn ép răng số 7

Đa số các trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch, nha sĩ thường chỉ định nhổ bỏ để tránh nhiễm trùng hoặc áp xe răng. Trước khi tiến hành quy trình nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Tiếp đến là rạch một đường vừa đủ trên nướu răng và sử dụng cụ chuyên khoa làm đứt toàn bộ dây chằng xung quanh. 

Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn

Đối với những răng số 8 có kích thước lớn, nha sĩ phải chia nhỏ ra từng phần để quá trình nhổ răng diễn ra dễ dàng, thuận lợi và ít rủi ro hơn. Cuối cùng sau khi loại bỏ hết tất cả răng ra khỏi ổ xương hàm, bác sẽ vệ sinh hốc răng và khâu lại. 

Hiện nay nhiều nha khoa đã áp dụng công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotomen nhằm hạn chế xâm lấn và đẩy nhanh tốc độ lành vết thương sau khi nhổ. Công nghệ này áp dụng sóng siêu âm làm đứt các dây chằng xung quanh mà không gây ảnh hưởng đến các mạch máu bên trong ổ răng. Điều này ngăn chặn nguy cơ mất máu trong quá trình điều trị. 

Điều trị đau răng khôn ngay tại nhà

Bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị chuyên sâu, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo chữa răng khôn ngay tại nhà như sau: 

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh là giải pháp điều trị đau răng khôn cực kỳ hiệu quả. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng, từ đó giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Các thực hiện lại vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho 2 – 3 viên đá lạnh vào khăn sạch và chườm lên má trong khoảng 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Súc miệng nước muối: Nước muối ấm có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh nên có thể áp dụng trong trường hợp đau nhức răng khôn. Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. 
  • Túi lọc trà: Túi lọc trà chứa hàm lượng tanin cao có khả năng chống viêm rất tốt. Hãm túi lọc trà với nước sôi khoảng 5 phút, sau đó để nguội và lấy bã trà đắp trực tiếp lên vùng răng khôn bị đau nhức. Thực hiện khoảng 2 lần/ngày, bạn sẽ thấy triệu chứng đau răng giảm đáng kể. 
  • Nguyên liệu tự nhiên: Các nguyên liệu tự nhiên như gừng, tỏi, chanh, lá bạc hà, tinh dầu đinh hương đều là dược liệu thiên nhiên có tác dụng chữa đau răng cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần nhã nguyễn hoặc nhai trực tiếp, sau vào ngày cơn đau sẽ được cải thiện rõ rệt. 

Phòng ngừa đau răng khôn theo chỉ định của bác sĩ 

Để phòng ngừa đau nhức răng khôn, bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau: 

  • Chú ý việc vệ sinh răng miệng hằng ngày, làm sạch tất cả các vị trí trong cung hàm, đặc biệt là vùng răng khôn mọc. 
  • Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên đầu tư các trang thiết bị chăm sóc răng hiện đại giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả. 
  • Kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế nạp đồ ăn nhiều đường vào cơ thể, đồng thời bổ sung thêm rau sạch và các loại trái cây để tăng cường sức khỏe răng miệng. 
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần giúp nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và khắc phục kịp thời các vấn đề phát sinh. 

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến tình trạng đau răng khôn. Nhìn chung, bệnh nhân không nên chủ quan, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu cơn đau bùng phát kèm theo triệu chứng sốt cao, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo