Bỏ Túi 6 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Nhanh Chóng

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Đau nhức răng là tình trạng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và trạng thái của cơ thể. Thông thường, để khắc phục chứng đau răng, mọi người thường tìm đến các loại thuốc có công dụng làm giảm cơn đau nhanh chóng để sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng sai thuốc sẽ tiềm ẩn những rủi ro rất nguy hiểm tới răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc các loại thuốc giảm đau răng có hiệu quả nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tình trạng đau nhức răng nguyên nhân do đâu?

Trước khi giới thiệu các loại thuốc giảm đau răng an toàn có thể sử dụng, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng. Trên thực tế, hiện tượng răng đau xảy ra rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân khác nhau được xác định gây ra tình trạng này, có thể kể đến như:

  • Sâu răng: Sâu răng là một vấn đề thường gặp ở mọi độ tuổi, với các biểu hiện đau nhức răng nghiêm trọng. Khi mảng vi khuẩn tồn tại trên bề mặt răng không được làm sạch đều đặn, chúng có thể tạo ra acid gây ăn mòn men răng và xâm nhập vào mô răng, từ đó gây ra sâu răng kèm những cơn đau nhức dữ dội đầy phiền toái.
  • Viêm nhiễm nướu: Viêm nhiễm nướu hay nhiễm trùng nướu là tình trạng viêm và sưng tấy của phần nướu xung quanh răng. Vi khuẩn tích tụ trong chất bám nướu và mảng cao răng xung quanh răng làm tăng nguy cơ hình thành viêm nhiễm. Nướu bị tổn thương sẽ xuất hiện những tình trạng sưng tấy và dần trở nên nhạy cảm với mọi tác động trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. 
  • Nứt răng: Răng bị nứt, vỡ hoặc gãy cũng có thể gây đau tùy thuộc vào mức độ và vị trí nứt. Khi một răng bị nứt, vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua khe nứt và gây viêm nhiễm hoặc kích ứng dây thần kinh bên trong răng. Từ đây, những cơn đau răng bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn.
Nứt răng gây cảm giác đau nhức khó chịu
Nứt răng gây cảm giác đau nhức khó chịu
  • Mòn men răng: Mòn men răng xảy ra khi phần men ngoài cùng của cấu trúc răng bị ăn mòn do nhiều yếu tố, chẳng hạn như tiếp xúc lâu dài với acid từ đồ uống có ga, chế phẩm thức ăn chua, hoặc vi khuẩn trong miệng. Mòn men răng có thể gây nhạy cảm và đau khi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt.
  • Răng khôn: Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, có thể gây đau răng do nhiều nguyên nhân. Khi răng khôn không có đủ không gian để phát triển hoàn toàn trong cung hàm, nó có thể bị kẹt và tạo áp lực lên vị trí răng xung quanh, gây ra đau nhức. Ngoài ra, răng khôn kẹt cũng có thể gây viêm nhiễm nướu và tạo áp lực trong khu vực xoang mũi xoang khiến răng bị đau cùng với những cảm giác vô cùng khó chịu.
  • Kích ứng sinh học: Khi một kích ứng sinh học xảy ra, nó thường liên quan đến sự tác động của các yếu tố bên ngoài như thức ăn, nước uống hoặc chất kích thích lên các cấu trúc trong khoang miệng. Thời điểm xảy ra kích ứng, toàn bộ hệ thống răng chịu một tác lực mạnh, đồng thời chèn ép lên các nhóm dây thần kinh kết nối trực tiếp tới răng. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể phát ra tín hiệu đau nhức răng khi bị kích ứng sinh học trong khoang miệng.
  • Chấn thương: Chấn thương là một nguyên nhân gây đau răng phổ biến. Đây có thể xuất phát do bị va đập, rụng răng, gãy răng hoặc tác động ngoại lực lên răng. Hệ quả từ việc răng gặp chấn thương sẽ gây ra các thương tổn nghiêm trọng tới cấu trúc tổng thể của răng. Thông qua những tổn thương đó, các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, đồ ăn, đồ uống, hóa chất,… sẽ xâm nhập và phá hủy hệ thống răng từ bên trong. Hệ quả sau đó chính là những cơn đau răng dai dẳng.

Đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng bị đau. Khi này, thường người bệnh sẽ tìm kiếm đến giải pháp thuốc giảm đau răng để làm suy giảm tình trạng. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này cần hết sức chú ý bởi nếu dùng sai thuốc hoặc không đúng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường.

Khám phá 6 loại thuốc giảm đau răng hiệu quả nhanh chóng

Như đã đề cập rằng việc sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi có thể dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, thậm chí còn tiềm ẩn rủi ro tác động trực tiếp đến cơ thể. Chính vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng răng bị đau nhức khó chịu, bạn có thể tham khảo sử dụng những loại thuốc giảm đau răng an toàn sau đây:

Thuốc giảm đau răng NSAIDs

Nhóm thuốc giảm đau NSAIDs (Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drugs) là một lựa chọn phổ biến để giảm đau răng. Đây là các loại thuốc không Steroid chống viêm có tác dụng làm dịu cơn đau nhanh chóng, hạ sốt và giảm viêm. Một số loại thuốc giảm hỗ trợ giảm đau răng thuộc nhóm NSAIDs có thể tới như:

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
Thuốc giảm đau răng NSAIDs
Thuốc giảm đau răng NSAIDs
  • Ibuprofen: Ibuprofen là một loại NSAID rất phổ biến được sử dụng giúp xoa dịu những cơn đau răng. Bên cạnh khả năng giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy hiệu quả.
  • Naproxen: Naproxen có tác dụng tượng tự như dòng thuốc Ibuprofen với khả năng xoa dịu cơn đau và kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên tác dụng của Naproxen lâu hơn và thường được sử dụng ít liều hơn so với Ibuprofen.
  • Diclofenac: Dòng NSAID Diclofenac có sẵn dạng thuốc uống và gel bôi để áp dụng trực tiếp lên khu vực răng bị đau. Công dụng giảm đau và ngăn ngừa viêm sưng của Diclofenac được đánh giá rất tốt và an toàn với sức khỏe cơ thể.
  • Meloxicam: Đây là dòng thuốc NSAID được sử dụng để giảm đau và viêm trong nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả đau răng. Meloxicam hoạt động bằng cách ức chế Enzym Cyclooxygenase (COX) khiến chất gây đau Prostaglandin tiết chế sản xuất. Từ đó, cơn đau sẽ dần được kiểm soát và dịu đi.
  • Celecoxib: Celecoxib có khả năng ức chế chọn lọc Enzym Cyclooxygenase-2 (COX – 2) và làm giảm hoạt động của các chất gây đau nhức. Bằng cách này, Celecoxib hỗ trợ giảm đau và sưng tấy trong vùng xung quanh răng bị viêm hoặc tổn thương.
  • Etoricoxib: Cơ chế hoạt động giảm đau của Etoricoxib tương tự với dòng thuốc giảm đau răng Celecoxib nhờ vào tác dụng ức chế tổng hợp Prostaglandin. Tuy nhiên, so với các thuốc NSAIDs khác, Etoricoxib được xác nhận rằng có độ an toàn cao hơn.

Tác động giảm đau và chống viêm của nhóm thuốc NSAIDs hoạt động mạnh mẽ. Tuy nhiên việc sử dụng NSAIDs có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, tác động đến chức năng thận nếu sử dụng không đúng cách.

Giá bán: Giá thuốc thuộc nhóm NSAIDs có sự chênh lệch giữa các dòng sản phẩm, thường có mức khoảng 88.000 – 170.000 VNĐ/vỉ 10 viên.

Thuốc Acetaminophen

Thuốc giảm đau Acetaminophen có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ trong trường hợp gặp các vấn đề với đau nhức răng. Acetaminophen hoạt động bằng cách gây ảnh hưởng lên trung tâm điều chỉnh nhiệt độ và cảm giác đau trong não. Cụ thể, Acetaminophen tác động lên Enzym Cyclooxygenase (COX) trong hệ thần kinh trung ương. Từ đó tạo ra các chất trung gian gửi tín hiệu làm dịu cơn đau tới vị trí bị tổn thương.

Thuốc Acetaminophen ức chế tác nhân gây đau
Thuốc Acetaminophen ức chế tác nhân gây đau

Acetaminophen có khả năng xoa dịu cơn đau sau 15 – 30 phút sử dụng thuốc và tác dụng kéo dài 4 – 6 tiếng. Nếu sử dụng loại thuốc này, bạn có thể dùng với liều lượng sau:

  • Người trưởng thành: Liều lượng thông thường của thuốc giảm đau răng Acetaminophen là 500 – 1000mg mỗi 4 – 6 giờ. Tuy nhiên, tổng liều lượng sử dụng trong ngày không vượt quá 4000mg.
  • Trẻ nhỏ: Do cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn và có nhiều rủi ro nên chỉ sử dụng với hàm lượng nhỏ khoảng 10 – 15 mg/kg mỗi lần trong 4 – 6 tiếng và tổng liều lượng trong ngày không vượt quá 75 mg/kg.

Nhìn chung, Acetaminophen được coi là an toàn khi sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn. Nó ít gây tác dụng phụ ở liều thấp và ít ảnh hưởng đến dạ dày so với một số thuốc NSAIDs khác.

Giá bán: Viên uống giảm đau răng Acetaminophen có mức giá khoảng 490.000 VNĐ cho 1 hộp 400 viên.

Thuốc kháng sinh Naphacogyl giúp giảm đau răng nhanh chóng

Naphacogyl là thuốc giảm đau răng cấp tốc được nhiều bác sĩ khuyên dùng để làm nhẹ đi những cơn đau nhức răng trong các trường hợp như: Răng bị nhiễm trùng cấp/mãn tính, áp xe răng, viêm nha chu, viêm sưng nướu,…

Không chỉ giảm đau, thuốc kháng sinh Naphacogyl còn mang đến hiệu quả kháng viêm rất tốt, có thể hỗ trợ ngăn ngừa hoặc điều trị tạm thời tình trạng viêm nhiễm.

Sử dụng Naphacogyl sau khi ăn no qua đường uống với liều lượng sau:

  • Người trưởng thành: Uống 4 – 6 viên/lần, mỗi ngày sử dụng 2 lần thuốc.
  • Trẻ 5 – 10 tuổi: Uống 2 viên/ngày, mỗi ngày sử dụng 2 lần thuốc.
  • Trẻ 10 – 15 tuổi: Uống 3 viên/ngày, sử dụng 2 lần thuốc mỗi ngày.

Giá bán: Thuốc Naphacogyl giảm đau răng hiện trên thị trường có giá khoảng 22.000 VNĐ/hộp.

Các loại thuốc giảm đau răng gây tê tại chỗ

Trong trường hợp cơn đau nhức răng gây ảnh hưởng đến tinh thần, công việc và sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc có chức năng giảm đau gây tê tại chỗ. Đại diện cho nhóm thuốc này có thể kể tới như:

  • Lidocaine
  • Benzocaine
  • Articaine
  • Prilocaine
  • Tetracaine
Giảm đau răng bằng các loại thuốc gây tê tại chỗ
Giảm đau răng bằng các loại thuốc gây tê tại chỗ

Đây đều là những thuốc gây tê cục bộ phổ biến được sử dụng trong điều trị nha khoa. Nó có thể được dùng dưới dạng dung dịch tiêm, gel bôi hoặc viên sủi, áp dụng trực tiếp lên phần nướu răng để tạo cảm giác tê, xoa dịu đi cơn đau nhức khó chịu. Trong trường hợp sử dụng tại nhà hoặc tự điều trị, bạn nên dùng thuốc ở dạng gel và viên sủi để đảm bảo an toàn.

Điểm cộng của các loại thuốc giảm đau răng gây tê tại chỗ là khả năng giảm đau nhanh chóng chỉ từ 1 – 2 phút sau khi uống trong khi các sản phẩm thông thường cần chờ 15 – 30 phút để công dụng bắt đầu phát huy. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc giảm đau gây tê tại chỗ chỉ kéo dài tối đa 60 phút, do đó bạn có thể cảm thấy bất tiện vì phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.

Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc cũng có thể xuất hiện dị ứng cùng một số tác dụng phụ như sưng, ngứa hoặc mất cảm giác tạm thời. Đặc biệt, trong quá trình này, một số chất độc hại như hoạt chất Benzocaine có thể tích lũy gây ảnh hưởng sức khỏe cơ thể nếu không dùng thuốc cẩn trọng.

Giá bán: Các loại thuốc giảm đau răng gây tê tại chỗ có mức giá khoảng 100.000 – 350.000 VNĐ/sản phẩm.

Thuốc Paracetamol Panadol

Một sản phẩm rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày có khả năng làm nhẹ đi những cơn đau răng khó chịu chính là thuốc Paracetamol Panadol. Thực tế, Panadol được biết đến nhiều hơn với công dụng giảm sốt nhưng sự thật rằng loại thuốc này cũng có khả năng giảm đau vô cùng hiệu quả.

Khi sử dụng thuốc giảm đau răng Panadol, khu vực răng bị đau sẽ được xoa dịu nhanh chóng. Khả năng giảm đau của Paracetamol Panadol hoạt động bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh trung ương và giảm hoạt động sản xuất Prostaglandin – tác nhân hình thành cảm giác đau nhức. Điều này giúp cơn đau nhức răng suy giảm nhanh chóng sau 15 – 20 phút dùng thuốc.

Panadol có thể giúp giảm đau răng ở mức nhẹ đến trung bình với liều lượng sau:

  • Người lớn: Sử dụng thuốc với hàm lượng 325 – 1000mg, thời gian giữa 2 lần uống cách nhau 4 – 8 giờ. Lưu ý rằng liều lượng thuốc càng nhiều thì thời gian nghỉ giữa 2 lần uống càng nên được kéo dài hơn.
  • Trẻ em: Để sử dụng Panadol giảm đau răng cho trẻ em cần dựa vào trọng lượng cơ thể của trẻ và hướng dẫn từ bác sĩ. Thông thường, đối với bé, liều lượng sử dụng Panadol được khuyến cáo trong khoảng 10 – 15 mg/kg và giữa 2 lần dùng thuốc cách nhau 6 – 8 giờ.

Đánh giá tổng quan, Paracetamol là một loại thuốc an toàn, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ trong việc làm giảm những cơn đau nhức răng tạm thời. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc tốt hơn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ diễn ra.

Giá bán: Bạn có thể dễ dàng tìm mua Paracetamol Panadol tại các cửa hiệu thuốc hoặc địa chỉ được cấp phép phân phối dược phẩm với mức giá 18.000 VNĐ/vỉ.

Xoa dịu cơn đau cùng Paracetamol Panadol
Xoa dịu cơn đau cùng Paracetamol Panadol

Sản phẩm giảm đau răng dành cho trẻ nhỏ

Cơ thể của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên việc sử dụng các loại thuốc giảm đau răng có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của bé. Do đó, nếu trẻ gặp tình trạng đau nhức răng khó chịu, bạn có thể cân nhắc một số sản phẩm giảm đau răng thay thế như: Gel nước, viên nén hòa tan, xịt giảm đau.

Những sản phẩm trên đều có khả năng giảm đau nhanh chóng nhưng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể giống với các loại thuốc uống. Quan trọng nhất, để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm giảm đau răng nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đúng cách sử dụng.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giảm đau răng

Khi sử dụng thuốc giảm đau răng, đặc biệt nếu dùng với trẻ nhỏ, bạn cần đặc biệt lưu ý những điểm sau đây:

  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, hãy đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ đúng theo liều lượng được khuyến nghị. Việc dùng quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ hoặc phản ứng thuốc vô cùng nguy hiểm.
  • Kiểm tra thành phần thuốc: Đọc kỹ thành phần của thuốc để xác định có bất kỳ chất gây dị ứng nào có trong đó hay không. Nếu sử dụng thuốc cho trẻ, cần kiểm tra thật kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.
  • Tương tác thuốc: Kiểm tra xem thuốc giảm đau răng có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác đang được sử dụng không. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà thuốc để tránh xảy ra phản ứng thuốc không mong muốn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu có bất kỳ lo ngại hay câu hỏi về việc sử dụng sản phẩm giảm đau răng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà thuốc để được tư vấn và hướng dẫn chuẩn xác nhất.

Trên đây là một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả bạn có thể sử dụng để xoa dịu những cơn đau nhức răng khó chịu. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc trên chỉ có thể hỗ trợ trong thời gian ngắn, do đó để xử lý tình trạng răng bị đau, bạn nên đến trực tiếp phòng khám để bác sĩ nha khoa tìm ra chính xác nguyên nhân và giải quyết triệt để vấn đề.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo