Sâu Răng Số 6 Phải Làm Gì? Có Phải Nhổ Không – Cách Xử Lý
Răng hàm số 6 (còn có tên khác là răng cấm) là răng được hình thành và phát triển vĩnh viễn thay cho răng sữa. Đây là răng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề thực hiện chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn giúp tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân điển hình là sâu răng dẫn đến sâu răng số 6 không thể giữ lại. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết khi sâu răng hàm số 6 thì phải làm gì?
Nguyên nhân sâu răng hàm số 6
Răng hàm số 6 có đặc điểm là một trong những răng có bề mặt kích thước lớn hơn ⅓ so với các răng khác. Bên cạnh đó, khả năng chịu lực của răng cấm khi nhai nghiền thức ăn cực kỳ tốt, giúp cho con người có thể ăn uống một cách dễ dàng. Tuy nhiên, răng hàm số 6 rất dễ bị sâu hoặc mất răng vì một vài nguyên nhân như sau:
- Vệ sinh không đúng cách: Vị trí của răng số 6 nằm phía sâu bên trong của hàm, tương đối khuất và không nhìn thấy rõ nếu không có gương soi bên trong. Trong quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách, đặc biệt, răng số 6 tạo rất nhiều cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển dẫn đến răng sâu.
- Ăn nhiều đồ ăn chứa đường: Thức uống có gas hoặc cồn, những chất gây ngọt như bánh, kẹo là một trong những nguyên nhân gây sâu răng nhất. Đây là những đồ ăn có hàm lượng đường cao, dễ tạo những mảng bám chắc chắn trên bề mặt răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không biết cách vệ sinh hoặc vệ sinh qua loa không chú trọng sẽ dẫn đến ăn mòn răng số 6.
- Thực hiện ăn nhai sai thời điểm: Thời điểm 21 giờ (hay 9 giờ tối) được cho là khung giờ vàng trong ngày. Đây là lúc mà mọi chức năng của cơ thể cần được nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc, thì răng hàm số 6 cũng bắt đầu hoạt động chậm dần. Những thành phần làm sạch khoang miệng và hệ tiêu hóa tiêu thụ thức ăn cũng giảm bớt trong khung giờ này. Vì vậy, khi thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thói quen ăn uống không chỉ làm cơ thể bạn béo phì mà còn gia tăng khả năng sâu răng số 6.

Dấn hiệu nhận biết khi sâu chân răng số 6
Nhưng biểu hiện nhận biết sâu răng rõ ràng nhất bao gồm:
- Xuất hiện đốm đen: Một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bị sâu răng hàm số 6 đó chính là trên bề mặt răng xuất hiện những đốm đen mà ít người chú ý đến. Lúc mới đầu, màu của răng sẽ sậm hơn ban đầu một chút, dần dần, những đốm đen này sẽ lan rộng và xuất hiện lỗ hổng. Tuy nhiên, do tính chất của răng mỗi người khác nhau, thì sâu răng có thể xuất hiện những vệt sáng hay đốm trắng.
- Nướu sưng đỏ tấy hoặc chảy máu chân răng số 6: Lúc này, răng của bạn đang trong quá trình hết sức nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ như dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng cũng có thể làm chảy máu. Khi thức ăn không được làm sạch, lỗ hổng không được can thiệp, hơi thở bị hôi làm khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp. Đây là dấu hiệu đáng báo động nhất mà bản thân bạn nên chú ý và cần điều trị ngay lập tức.
- Đau khi ăn nhai: Khi ăn hoặc uống một thứ gì đó quá nóng hay quá lạnh khiến bạn cảm thấy những cơn đau buốt xuất hiện thì đây là dấu hiệu nghiêm trọng nhất cần chú ý. Bởi vì, lúc này vi khuẩn của bạn đang tấn công vào bên trong tủy của răng số 6, ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến răng bị ê buốt. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm răng yếu đi, mất chức năng ăn nhai, làm răng lung lay và có nguy cơ mất răng.

Tác hại khi bị sâu răng số 6
Nhiều người nghĩ rằng răng hàm số 6 ít khi bị sâu, hoặc không gây ảnh hưởng gì nhiều nếu bị mất răng hàm trên hoặc hàm dưới. Tuy nhiên, trên thực tế nó ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng như:
Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Khi răng số 6 bị sâu hoặc mất đi, lực nhai của răng giảm sút, không thể nghiền nát thức ăn dẫn đến hệ tiêu hóa khó khăn khi hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Thức ăn cứng xuống làm dạ dày quá tải có thể xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, gây mất vị giác, khó chịu trong vấn đề ăn uống. Lâu dần tình trạng biếng ăn xuất hiện, dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng, gây nên một số bệnh lý khác, làm ảnh hưởng sức khỏe cơ thể của con người.
Xương hàm có nguy cơ bị thoái hóa
Xương hàm đóng vai trò là nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt, điển hình là cằm và môi. Khi răng số 6 mất đi dẫn đến tình trạng tiêu xương bắt đầu xuất hiện và diễn ra làm ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt. Ví dụ khuôn mặt bị biến dạng như má hóp, da mặt chảy xệ và có nếp nhăn ở xung quanh miệng. Đặc biệt, phái nữ ưa chuộng cái đẹp, lúc này bản thân sẽ nhanh chóng nhìn xấu đi và già hơn so với tuổi thật.
Khớp cắn và răng dễ bị sai lệch
Khi sâu răng hàm số 6 lâu ngày không được chữa trị, răng bị rụng đi, xuất hiện một khoảng trống giữa 2 răng không có gì chống đỡ một thời gian dài mà vẫn phải nhai nuốt. Hiện tượng này làm các răng còn lại dễ bị sai lệch và rối loạn khớp cắn. Điều này làm các răng bắt đầu thưa dần, gây mất thẩm mỹ khi cười, thậm chí biến dạng khuôn mặt so với lúc ban đầu không mong muốn.
Sâu răng số 6 khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng
Chức năng chính của răng hàm số 6 là ăn nhai, thì nó còn có nhiệm vụ khác là kiểm soát cảm giác, vận động các cơ mặt thông qua dây thần kinh. Khi răng bị mất đi dẫn đến tiêu xương hàm làm dây thần kinh bị rối loạn hay gây ra đau đầu mà chúng ta thường gặp phải.
Xem thêm: Sâu răng ăn vào tủy là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị
Biện pháp điều trị sâu răng số 6
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của sâu răng số 6 mà người ta có những biện pháp điều trị khác nhau, thông thường có 3 cách như sau:
- Nếu răng số 6 ở dấu hiệu mức độ ban đầu như xuất hiện đốm đen hoặc có lỗ hổng thì nha sĩ sẽ điều trị bằng cách khoét hết phần đen của răng. Sau đó sử dụng phương pháp hàn trám lại như ban đầu.
- Nếu sâu răng số 6 ở mức độ ăn vào tủy thì nha sĩ sẽ thăm khám và đưa ra biện pháp để điều trị tủy răng.
- Nếu sâu răng ăn hết ruột bên trong, gây tình trạng mẻ, chỉ còn mỗi chân răng số 6 thì bắt buộc bạn phải nhổ đi để trồng răng mới thay cho chức năng ăn nhai.

Quy trình nhổ sâu răng số 6
Để tiến hành nhổ răng sâu số 6, người bệnh sẽ cần thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Khám tổng quát về tình hình răng hàm số 6
Trước khi nhổ răng, bác sĩ cần nắm rõ tình trạng răng hiện tại của bạn như thế nào, đặc biệt xem bản thân người nhổ răng có tiền sử bệnh lý gì không? Răng số 6 là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh, nếu không thăm khám kĩ, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhổ răng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng trước khi nhổ
Thực hiện thao tác vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo vôi, đặc biệt là vị trí sâu răng số 6 hàm trên hoặc hàm dưới. Sau đó, gây tê hoặc gây mê tùy thuộc vào thể chất cơ thể cũng như độ khó phải nhổ của răng để đảm bảo an toàn tối đa nhất.
Bước 3: Nhổ răng hàm số 6 có 2 phương pháp
- Phương pháp 1 (nhổ truyền thống): Sau khi gây tê cục bộ, bác sĩ sẽ dùng một lực lớn để tác động làm răng lung lay, rồi lấy kìm để nhổ răng số 6 khỏi vị trí.
- Phương pháp 2 (nhổ bằng công nghệ siêu âm hiện đại): Khi được gây tê, nha sĩ sẽ dùng sóng âm với tần số 18hz để tách mạch máu và dây chằng ra khỏi chân răng. Sau đó, lấy dụng cụ phẫu thuật chia thân răng thành nhiều phần nhỏ rồi nhổ bỏ chúng ra khỏi vị trí.
Bước 4: Chăm sóc sau khi được nhổ bỏ
Sâu răng hàm số 6 khi được nhổ bỏ hoàn toàn thì nha sĩ sẽ khâu miệng vết thương để cầm máu. Sau đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc và hướng dẫn một số chú ý trong quá trình hồi phục vết thương răng. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn nên sớm trồng răng mới để tránh tình trạng xương hàm bị tiêu xương và một số hậu quả không nên có về sau này.
Xem thêm: Sâu răng ăn thịt gà có nên không? Nên ăn gì, kiêng gì
Những chú ý sau khi nhổ sâu răng số 6
Trong thời gian để vết khâu được nhanh lành khi nhổ sâu răng số 6, bạn cần chú ý một số điều như sau:
- Không nên ăn những món quá cứng, quá dai hoặc nếu ăn thì tránh bên răng đang nhổ.
- Không nên ăn quá nhiều, tránh cơ miệng phải hoạt động quá tải khi mới nhổ răng, vì có thể dẫn đến miệng vết thương bung chỉ và chảy máu.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, nhiều gas hoặc các chất kích thích trong thời gian nhổ răng.
- Trong quá trình vệ sinh răng miệng nên dùng bàn chải có đầu lông mềm để tránh tình trạng cọ quá mạnh làm vết nhổ bị ứa máu.

Trên đây là những thông tin bạn nên biết nếu bị sâu răng số 6 thì phải làm gì? Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ thấy tầm quan trọng của răng hàm số 6 như thế nào để chăm sóc cũng như vệ sinh răng miệng thật kĩ. Bạn đọc cũng nên đi khám nha khoa 3 – 6 tháng 1 lần để biết tình trạng răng hiện tại của bản thân ra sao. Nếu gặp vấn đề về răng miệng, đặc biệt là răng số 6, bạn cần điều trị ngay lập tức, tránh làm lây lan sang các răng còn lại.
Đừng bỏ lỡ:
- Sâu răng hàm có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị an toàn hiệu quả
- Sâu răng nổi hạch cổ nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thích hợp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!