Sâu Răng Hàm Có Triệu Chứng Gì? Cách Điều Trị An Toàn Hiệu Quả

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Sâu răng hàm làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động ăn uống của người mắc. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Răng hàm bị sâu trong thời gian dài cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới các răng lân cận, vì vậy người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng của răng. Sớm đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp để bảo vệ hàm răng một cách tốt nhất.

Bị sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là tình trạng tổn thương xuất hiện ở những răng có vị trí mọc trong cùng. Sâu răng trong cùng sẽ tác động không ít tới hoạt động nhai cũng như nghiền nhỏ thức ăn của người bệnh. Bề mặt cứng trên răng bị tổn thương vĩnh viễn, dần dần xuất hiện những lỗ nhỏ trong răng.

Có thể nói rằng, sâu răng chính là một trong các vấn đề về nha khoa liên quan nhiều tới sức khỏe phổ biến nhất trên toàn thế giới. Chứng sâu răng xuất hiện ở cả trẻ em, người trong độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, kể cả là trẻ sơ sinh.

Khi răng hàm bị sâu và không được chữa trị sớm sẽ phát triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Các lớp bê dưới của răng cũng đều bị tổn thương. Sâu răng dẫn tới tình trạng đau nhức răng, răng bị nhiễm trùng hoặc có thể làm mất răng ở mức khá nghiêm trọng.

Sâu răng hàm gây ra đau nhức và khó khăn trong việc ăn uống
Sâu răng hàm gây ra đau nhức và khó khăn trong việc ăn uống

Quá trình diễn ra của sâu răng hàm

Sâu răng diễn ra theo một quá trình, không diễn tiến nhanh chóng trong vài ngày như các bệnh lý thông thường khác. Một chiếc răng bị sâu thường sẽ diễn ra theo quá trình sau đây:

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.

Mảng bám hình thành

Mảng bám răng chính là một loại màng dính trong suốt sẽ bao phủ toàn bộ bên ngoài của chiếc răng bị sâu. Mảng bám này hình thành khi chúng ta ăn nhiều thức ăn có chứa tinh bột và đường nhưng không được làm sạch kỹ lưỡng. Khi lượng tinh bột và đường không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ ăn lớp và tạo ra các mảng bám. Mảng bám trên răng có thể ở dưới hoặc ở trên của đường viền nướu và thành cao răng. Lớp cao răng khiến cho những mảng bám này khó loại bỏ hơn, đồng thời tạo ra một lớp bảo vệ rất chắc chắn cho các vi khuẩn sinh sôi.

Mảng bám hình thành và hủy hoại men răng
Mảng bám hình thành và hủy hoại men răng

Tấn công các lớp men và ngà răng

Các axit có trong mảng bám trên răng sẽ loại bỏ dần những khoáng chất của men răng cứng – lớp men ngoài cùng của răng. Quá trình xói mòn này sẽ tạo ra nhiều lỗi nhỏ ở trên men răng. Lúc này bắt đầu quá trình hình thành sâu răng hàm. Khi lớp men răng ở ngoài cùng của bạn bị bào mòn, các axit cùng vi khuẩn sẽ tấn công tới lớp tiếp theo của răng. Đó chính là lớp ngà răng.

So với lớp men bên ngoài, ngà răng mềm hơn và khả năng kháng axit cũng khá kém. Ngà răng có những đường ống nhỏ và tiếp xúc trực tiếp với những dây thần kinh của răng. Do đó, khi lớp ngà bị tấn công, các tổn thương sẽ biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở răng.

Quá trình phá hủy bên trong răng

Sâu răng hàm ở người lớn hay trẻ em đều sẽ trải qua giai đoạn này. Khi sâu răng hàm đã phát triển mạnh, axit cùng vi khuẩn sẽ di chuyển sâu tới bên trong của răng. Vi khuẩn sẽ tới gần với thành phần nằm trong cùng của răng là phần tủy, bao gồm cả mạch máu và dây thần kinh. Tình trạng tổn thương sẽ có dấu hiệu sưng phồng, vì vết sưng không đủ chỗ mở rộng ở bên trong răng nên sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh. Người bệnh lúc này cảm thấy đau đớn dữ dội. Cơn đau có thể kéo từ phần bên ngoài của chân răng cho tới phần xương hàm.

Răng của bạn bị phá hủy từ sâu bên trong
Răng của bạn bị phá hủy từ sâu bên trong

Giai đoạn áp xe sâu răng hàm

Áp xe chính là giai đoạn cuối cùng khi bạn bị sâu răng hàm trên trong cùng hay hàm dưới. Giai đoạn này cũng gây ra các cơn đau mạnh nhất cho người bệnh. Khi những chiếc răng hàm đã bị nhiễm trùng tới tận xương răng, chân răng, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng khá cao. Phần nướu cũng như lưỡi thường bị sưng gây ảnh hưởng tới khả năng nói. Người bệnh đồng thời có thể mắc thêm các bệnh lý khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, thích hợp, răng của người bệnh sẽ bị hỏng hoàn toàn và bắt buộc phải nhổ bỏ răng.

Sâu Răng Viêm Xoang Có Biểu Hiện Gì? Có Chữa Khỏi Được Không?

Những nguyên do làm tăng nguy cơ sâu răng hàm

Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ bị sâu răng hàm, trong đó, những yếu tố tác động nâng cao khả năng này gồm:

Vị trí của răng

Sâu răng thường sẽ xảy ra ỏ những chiếc răng hàm nằm ở vị trí số 6 và số 7. Đỉnh của những chiếc răng này sẽ có đỉnh ngang thay cho kiểu đỉnh nhọn như những chiếc răng khác. Bề mặt cũng răng cũng có khá nhiều rãnh và gồ ghề. Do đó, những vị trí răng này có chức năng để nhai và nghiền nát thức ăn trước khi bạn nuốt. Cũng bởi vậy sẽ khó làm sạch răng hoàn toàn.

Khi 2 chiếc răng hàm nằm cạnh nhau, nếu bị mắc thực phẩm ở giữa sẽ bị dính chặt và khá khó khăn đẩy lấy ra. Bạn có thể sẽ cần phải dùng tới chỉ nha khoa để có thể loại bỏ. Bên cạnh đó, thức ăn dính lại tại kẽ răng ở trong cùng sẽ khó tiếp cận hơn. Vì vậy, trong quá trình vệ sinh răng miệng, chúng ta có thể chưa làm sạch hoàn toàn những răng nằm ở tận trong cùng.

Đồ uống và thực phẩm

Rất nhiều thực phẩm khá dễ dàng bị cuốn trôi cũng như làm sạch bằng việc uống nước. Nhưng cũng có không ít thực phẩm bám rất chặt vào răng trong suốt một thời gian dài. Với những nhóm thực phẩm này, việc uống nước hay sử dụng nước súc miệng cũng không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Cách làm này chỉ có thể làm giảm mùi thức ăn, tạo cho bạn cảm giác miệng đã sạch hơn.

Một số thực phẩm, đồ uống có thể bám vào răng trong một thời gian dài phải kể đến gồm: Kem, sữa, đường, soda, mật ong, kẹo cứng, bánh quy, ngũ cốc khô, khoai tây chiên,…

Nhiều thực phẩm làm gia tăng tình trạng sâu răng hàm
Nhiều thực phẩm làm gia tăng tình trạng sâu răng hàm

Thường xuyên sử dụng đồ ăn vặt

Khi thường xuyên ăn đồ ăn vặt, thức loại nước ngọt đồng nghĩa bạn đang tích cực cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn trong khoang miệng. Các vi khuẩn này sinh sôi và phát triển bằng cách tiêu thụ toàn bộ lượng tinh bột và đường sót lại ở trên răng. Cùng với quá trình đó, vi khuẩn cũng sản sinh ra nhiều axit có khả năng làm mài mòn, làm hỏng răng ham.

Người bệnh không đánh răng đầy đủ

Răng sau khi ăn và uống không được làm sạch ngay sẽ hình thành các mảng bám rất nhanh chóng. Đây chính là giai đoạn đầu của quá trình sâu răng ở trẻ nhỏ.

Cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ

Trẻ thường được phụ huynh cho uống các loại sữa, nước trái cây hay những thức uống có đường trước khi đi ngủ và không làm sạch răng. Lúc này, các thức uống sẽ còn bám lại trên răng trong nhiều giờ khi trẻ ngủ. Nhờ vậy, vi khuẩn sẽ sinh sôi mạnh hơn và gây ra tình trạng sâu răng hàm. Đặc biệt rất thường gặp ra ở trẻ trong lứa tuổi đang mọc răng và được gọi là sâu răng sữa.

Trẻ nhỏ uống sữa trước khi đi đi ngủ nhưng không được vệ sinh lại răng miệng
Trẻ nhỏ uống sữa trước khi đi đi ngủ nhưng không được vệ sinh lại răng miệng

Răng không có đủ fluoride

Fluoride chính là một chất khoáng tự nhiên giúp chúng ta phòng ngừa tình trạng sâu răng hàm. Fluoride còn có thể đảo ngược những giai đoạn sớm nhất của tình trạng tổn thương răng. Ở giai đoạn đầu, khi răng được cung cấp đủ fluoride có thể đẩy lùi rất tốt. Vì vậy, các nha sĩ luôn khuyến khích chúng ta tích cực bổ sung fluoride thông qua các thực phẩm hàng ngày. Hiện nay, fluoride được bổ sung vào mọi loại kem đánh răng và nước súc miệng.

Độ tuổi tác động tới sâu răng

Sâu răng hàm có thể xảy ra ở cả thanh thiếu niên và trẻ em. Nhưng tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn. Theo thời gian dài, nướu và răng đều sẽ có dấu hiệu lão hóa. Những chức năng bảo vệ răng miệng theo đó cũng bị suy giảm làm gia tăng khả năng sâu răng. Bên cạnh đó, người lớn tuổi cũng thường xuyên sử dụng các loại thuốc để điều trị một số bệnh lý. Những thuốc này có thể làm giảm đi lượng nước bọt trong khoang miệng và tăng cường khả năng sâu răng ở hàm.

Ợ nóng

Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày là bệnh lý không ít người gặp phải hiện nay. Tình trạng ợ nóng làm chúng ta cảm thấy có một lượng chất lỏng với mùi vị khó chịu trào ngược lên từ phần dạ dày. Đây chính là dịch axit ở trong dạ dày, hoặc cũng có thể bị trào lên một ít dịch thức ăn đang được tiêu hóa trong dạ dày.

Những axit này sẽ làm mòn các lớp men răng, dẫn tới tình trạng tổn thương ở răng khá nghiêm trọng. Phần ngà răng sẽ bị lộ ra nhiều hơn và dễ dàng bị các loại vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

Ợ nóng cũng dễ làm bạn bị sâu răng trong hàm hơn
Ợ nóng cũng dễ làm bạn bị sâu răng trong hàm hơn

Miệng bị khô

Nguyên nhân chính gây ra khô miệng là thiếu nước bọt. Trong khi đó, nước bọt lại là thành phần hạn chế tình trạng sâu răng nhờ khả năng rửa sạch các thức ăn cũng như mảng bám ở trên răng. Một số chất có trong nước bọt còn giúp chống lại các axit được tạo ra bởi vi khuẩn. Quá trình sản xuất nước bọt có thể bị tác động khi bạn sử dụng thuốc, điều trị y tế, sử dụng thuốc hóa trị. Do đó, nguy cơ sâu răng ở trong cùng sẽ bị gia tăng.

Các triệu chứng ở người bị sâu răng hàm là gì?

Để có thể sớm điều trị bệnh, đưa ra các biện pháp chữa thích hợp, bạn cần theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên. Dựa vào các nguyên nhân dưới đây để xác định tình trạng sâu ở răng hàm.

Bị đau răng

Đau răng là tình trạng bất cứ ai cũng phải trải qua khi bị sâu răng. Tình trạng này là triệu chứng rất phổ biến khi răng bị tổn thương, không phân biệt sâu răng cửa hay ở răng hàm. Cơn đau có thể lan rộng từ vị trí răng hỏng tới các răng khỏe khác. Nặng hơn sẽ kéo cơn đau tới cả vùng tai và đầu. Người bệnh lúc này sẽ khó đi vào giấc ngủ, gặp khó khăn khi ăn uống và đau nhức ngay cả khi không ăn.

Xuất hiện cơn đau nhức khó chịu
Xuất hiện cơn đau nhức khó chịu

Răng nhạy cảm hơn

Biểu hiện tiếp theo ở người bệnh bị sâu răng hàm đó chính là răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn hoặc ngay cả lúc uống. Nếu như lúc trước bạn không cảm thấy khó chịu khi sử dụng đồ ăn lạnh, đồ ăn có tính chua hay các thức uống nóng bởi răng còn khỏe. Nhưng khi răng bị sâu, người bệnh sẽ thường thấy bị ê buốt ở răng, răng bị tê và có thể thường bị đau dữ dội.

Xuất hiện chứng hôi miệng

Hôi miệng chính là dấu hiệu tiếp theo cho thấy tình trạng sâu răng của bạn đã tiến triển nặng hơn. Hôi miệng xảy ra khi cơ chế làm sạch trong khoang miệng đang bị hạn chế bởi miệng khô. Lúc này các vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong miệng sẽ làm xuất hiện các mùi hôi khó chịu. Người bị sâu răng ở trong cùng cũng thường xuyên xuất hiện cảm giác khó chịu, miệng bị đắng và khá khô.

Miệng có mùi hôi
Miệng có mùi hôi

Răng bị thay đổi màu sắc

Biểu hiện nữa ở những người có răng hàm sâu đó chính là tình trạng răng chuyển màu sắc. Răng của bạn có thể bị đổi màu với các đốm xám, đốm nâu hoặc những đốm có màu đen tại khu vực răng bị sâu.

Cách điều trị cho người bị sâu răng hàm

Khi bị sâu răng ở vị trí răng hàm, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và có các cách chữa trị kịp thời. Tùy theo từng mức độ sâu răng khác nhau, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Sâu răng hàm ở mức độ nhẹ

Khi răng hàm của bạn bị sâu tới tới tủy nhưng ở mức độ nhẹ, chúng ta có thể thực hiện các liệu pháp nhằm chữa tủy cũng như tạo hình lại cho chiếc răng đang bị sâu. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh cũng như làm sạch ống tủy của chân răng đó. Tiếp theo sẽ sử dụng những phương pháp can thiệp nha khoa như bọc răng sứ hoặc hàn trám để phục hình. Nhờ vậy, chiếc răng bị sâu dẫn tới phá hủy cấu trúc sẽ được phục hồi về ban đầu.

Cách này tuy có thể giữ lại chiếc răng đã bị sâu nhưng chiếc răng mới chắc chắn vẫn yếu hơn so với chiếc răng cũ khi chưa bị tổn thương. Vì vậy, khi đã hàn trám hay bọc lại răng, người bệnh cần hết sức chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm sử dụng hàng ngày. Đồng thời vệ sinh răng miệng thật cẩn thận để không làm răng hư hỏng nặng hơn.

Người bệnh hàn răng hoặc bọc sứ
Người bệnh hàn răng hoặc bọc sứ

THAM KHẢO THÊM:

Răng hàm bị sâu ở mức độ nặng

Khi răng đã bị sâu tới mức nặng, khả năng cứu chữa cho chiếc răng này là rất thấp. Răng sâu nghiêm trọng làm hỏng hết toàn bộ cấu trúc của răng, người bệnh sẽ rất khó để phục hình răng về nguyên trạng. Ở trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng hàm đó. Sau đó, người bệnh sẽ được trồng lại một chiếc răng mới để có thể loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại ở chân răng.

Hiện nay, phương pháp trồng răng được áp dụng cho người bệnh có thể sử dụng cách trồng răng implant, làm cầu răng sứ, trồng răng giả. Trồng răng mới sẽ cho người bệnh chiếc răng có chất lượng tốt và giống y như chiếc răng thật.

Nhổ răng sâu và trồng lại răng mới
Nhổ răng sâu và trồng lại răng mới

Người bệnh điều trị sâu răng hàm ở đâu uy tín?

Cùng với thắc mắc về cách chữa trị răng hàm bị sâu, có không ít người cũng đặt ra câu hỏi nên điều trị ở đâu uy tín đảm bảo? Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện, phòng khám nha khoa chữa và phục hình răng, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn địa chỉ chất lượng nhất. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ chữa sâu răng hàm dưới đây:

  • Bệnh viện 103, khoa Răng – Miệng, địa chỉ bệnh viện tại đường Phùng Hưng, thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Số điện thoại bệnh viện: 02433566713.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội nằm trên phố Tràng Thi thuộc Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Số điện thoại bệnh viện: 02438269726.
  • Nha khoa Quốc tế Việt Đức có các cơ sở ở đường Hai Bà Trưng, đường Phủ Doãn quận Hoàn Kiếm và Trường Yên thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Số điện thoại: 19006465.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, q.5, Hồ Chí Minh. Số điện thoại bệnh viện: 02839535178.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Á Âu ở số 32D đường Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại bệnh viện: 0902384477.

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về chứng sâu răng hàm chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng qua đây người bệnh đã hiểu rõ hơn về tình trạng sâu răng ở trong hàm cũng như có hướng điều trị phù hợp. Người bệnh cần sớm có biện pháp chữa trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt.

ĐỪNG BỎ QUA:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo