Sâu Răng

Sâu răng là một trong các loại bệnh về răng miệng thường gặp nhất hiện nay. Để nhận biết và điều trị đúng cách nhất, bạn độc hãy tham khảo ngay bài tổng quan về bệnh dưới đây.

Sâu răng là gì?

Sâu răng tiếng anh là “tooth decay”, hoặc cũng có thể gọi là “caries” (Caries nghĩa chính là xương bị mục, cũng có thể dùng để gọi tình trạng răng sâu). Đây là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng, tuy nhiên thường do các yếu tố như vi khuẩn trong miệng, ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ
Sâu răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Sâu răng có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng chủ yếu là ở trẻ nhỏ do trẻ chưa có ý thức tự bảo vệ răng miệng. Tình trạng này không khó điều trị nếu phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Nếu bệnh nặng hơn có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng

Dấu hiệu bị sâu răng có thể nhận biết qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Khi các axit sẽ hòa tan các chất khoáng có trong men răng tạo ra những vết đốm sau đó bắt đầu ăn mòn dần làm cho bề mặt răng trở nên gồ ghề. Những lỗ sâu răng thường có màu trắng đục, màu đen hoặc là những lỗ xốp nhỏ.

Giai đoạn này thường chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, không gây đau hoặc các cảm giác khó chịu nên người bệnh thường không phát hiện ra.

Giai đoạn 2: Sâu ngà

Sau khi khởi phát các lỗ sâu tiếp tục phát triển, ăn sâu vào và phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng. Ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm giác đau hoặc ê buốt mỗi khi ăn uống, đặc biệt là khi tiếp xúc với các loại thức ăn có nhiệt độ thất thường (nóng hoặc lạnh).

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Khi ngà răng bị tổn thương, các vi khuẩn tiếp tục tấn công sâu hơn vào trong tủy. Thành phần tủy bị kích thích gây ra những cơn đau khó chịu cho bệnh nhân. Trong giai đoạn này, nếu tủy bị viêm nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm,… Nguy hiểm hơn bạn phải nhổ răng để ngăn chặn tình trạng sâu lây lan sang các răng bên cạnh.

Giai đoạn 4: Tủy chết

Tủy chết là giai đoạn nghiêm trọng nhất trong quá trình sâu răng. Giai đoạn này vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều và gây tổn thương cho chân răng, xương ổ răng và các vùng quanh chóp. Vi khuẩn tấn công gây chết tủy gây sưng mặt, làm tiêu xương dẫn đến mất răng và ảnh hưởng đến các răng lân cận hoặc các vị trí xung quanh răng.

Nguyên nhân gây ra sâu răng

Nguyên nhân của bệnh sâu răng thường gặp nhất là do vi khuẩn và một số thói quen xấu trong sinh hoạt như:

Do vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn ảnh hưởng đến men răng và gây ra tình trạng sâu răng là:

  • Vi khuẩn Streptococcus Mutans: Loại vi khuẩn này làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit lactic. Axit này ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng từ đó phá hủy men răng và cấu trúc răng, tạo nên những lỗ hổng.
  • Vi khuẩn Streptococcus Mutans: Loại vi khuẩn này luôn hiện diện ở môi trường miệng của tất cả mọi người.
Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn tấn công men răng
Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn tấn công men răng

Các loại vi khuẩn sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân làm phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Từ đó hình thành các đốm khuẩn tiếp theo các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Do thức ăn

Loại thức ăn có nguy cơ gây ra sâu răng và một số vấn đề về răng cao nhất là đường và tinh bột. Nếu ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt mà không đánh răng trước khi đi ngủ hoặc không vệ sinh sạch mảng bám trên kẽ răng cũng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Do kết cấu răng

Tình trạng sâu răng còn tùy thuộc vào kết cấu của răng. Nếu hàm bị sứt mẻ, khiếm khuyết, răng mọc không thẳng hàng, men răng yếu, mức khoáng hóa răng thấp thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

Do chăm sóc răng miệng

Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây khởi phát tình trạng sâu răng. Nếu răng không được làm sạch thường xuyên nhất là sau các bữa ăn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây biến chứng nặng nề.

Sâu răng có nguy hiểm không?

Răng bị sâu khác với bộ phận khác trên cơ thể bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi mà cần phải chữa trị. Bên cạnh đó, các dấu hiệu răng sâu ban đầu thường không rõ ràng. Do đó bệnh nhân khó phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng

Răng bị sâu khiến cấu trúc răng bị phá hoại gây đau nhức, tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn tới việc mất răng. Nếu tình trạng sâu phát triển đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy. Khi đó các lỗ chóp răng bị vi khuẩn chèn ép gây chết các dây thần kinh, máu không thể cung cấp cho răng, dẫn đến hiện tượng hoại tử tủy, chết tủy.

Trong trường hợp vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng gây viêm từ đó xuất hiện trình trạng áp xe răng.

Thiếu thẩm mỹ

Sâu răng ở giai đoạn nhẹ sẽ xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Khi phát triển nặng hơn sẽ phát triển thành những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dáng khác nhau. Vì vậy khi bạn cười hoặc nói răng lộ ra nhiều gây mất thẩm mỹ.

Ảnh hưởng đến tâm lý

Khi bị sâu răng bạn thường xuyên phải chịu cơn đau răng và đau đầu hành hạ. Các cơn đau này ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ của bạn. Do đó tinh thần thần của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ cáu gắt, khó chịu. Đặc biệt ở trẻ nhỏ nếu thường xuyên chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, cơ thể sẽ bị suy nhược, giảm sức đề kháng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển.

Ngoài ra, răng bị sâu còn dẫn đến hôi miệng khiến bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp.

Nguy hiểm đến tính mạng

Khi răng sâu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm tủy, rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sâu răng khi nào nên đi khám nha khoa?

Nhiều người bệnh không nhận thức được rằng sâu răng đang hình thành. Vì vậy thường bỏ qua thời gian tốt nhất để điều trị khỏi tình trạng bệnh. Trong trường hợp nguy hiểm, nếu không thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Đau răng, áp xe răng, sưng hoặc mủ quanh răng, hư hỏng hoặc gãy răng, gặp vấn đề nhai,…

Để phát hiện tình trạng bệnh sớm, bạn nên thăm khám nha khoa khi phát hiện một số dấu hiệu sau:

  • Đau răng không rõ nguyên nhân, đau lâu ngày không khỏi.
  • Sụt giảm cân do đau răng hoặc khó nhai.
  • Xuất hiện các vấn đề bất thường về răng miệng: Chấm đen trên răng, răng bị ăn mòn,…
Khi gặp dấu hiệu bất thường bạn cần đến nha khoa thăm khám và điều trị
Khi gặp dấu hiệu bất thường bạn cần đến nha khoa thăm khám và điều trị

Quy trình thăm khám và chẩn đoán tình trạng sâu răng được bác sĩ thực hiện như sau:

  • Bác sĩ đặt câu hỏi về triệu chứng đau răng và sự nhạy cảm của răng.
  • Thực hiện kiểm tra miệng và răng bằng dụng cụ nha khoa.
  • Chụp X-quang để xác định chính xác mức độ sâu răng. Dựa trên những hình ảnh sâu răng thu được, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp phù hợp sao cho mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị.

Xem thêm: Chia sẻ cách chữa sâu răng bằng lá lốt tại nhà cực đơn giản

Cách điều trị răng bị sâu

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị triệu chứng khó chịu do sâu răng gây ra. Tùy vào dấu hiệu răng bị sâu bạn có thể lựa chọn một số cách trị bệnh sau:

Mẹo trị sâu răng tại nhà

Khi bị sâu răng, bạn có thể áp dụng một số cách trị tại nhà như sau:

Sử dụng lá ổi

Lá ổi có vị chát và chứa hợp chất astringents có tính chống viêm, kháng khuẩn, giúp nướu chắc hơn và làm giảm đau nhức răng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng cách giảm sâu răng đơn giản mà mang lại hiệu quả cao như sau:

  • Lấy 1 nắm lá ổi non rửa sạch rồi giã nát với muối và 1 ít nước.
  • Sau đó dùng tăm bông thấm nước cốt lá ổi để bôi vào vị trí đau nhức. Áp dụng cách giảm triệu chứng sâu răng này hàng ngày trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá trà xanh

Lá trà xanh mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe người dùng. Đối với răng miệng, loại lá này không chỉ có tác dụng giảm sưng đau, mà còn tốt cho nướu. Chính vì vậy, khi bị sâu răng có thể sử dụng lá trà xanh để điều trị bệnh ngay tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Vò một nắm lá trà xanh (loại lá bánh tẻ, không bị sâu bệnh) và cho vào hãm với nước sôi.
  • Dùng nước trà để uống hoặc ngậm khoảng 3 – 5 phút sẽ mang lại hiệu quả giảm đau răng do bị sâu tắc thì.

Xem thêm: Sâu răng ăn thịt gà có nên không? Nên ăn gì, kiêng gì

Giảm sâu răng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà giúp gây tê, diệt khuẩn và giảm đau rất hiệu quả. Bên cạnh đó, loại lá này còn có mùi thơm rất đặc trưng. Do đó khi dụng trà bạc hà không chỉ giúp giúp diệt khuẩn, vệ sinh răng miệng còn giúp hơi thở thơm mát hơn.

Súc miệng bằng nước lá bạc hà giúp hơi thở thơm mát và ngăn ngừa triệu chứng đau nhức
Súc miệng bằng nước lá bạc hà giúp hơi thở thơm mát và ngăn ngừa triệu chứng đau răng

Cách thực hiện:

  • Ngâm 1 nắm nhỏ lá bạc hà khô vào cốc nước sôi trong khoảng từ 20 – 30 phút.
  • Sau đó sử dụng nước sau khi ngâm để súc miệng hàng ngày. Áp dụng thường xuyên tinh chất từ lá bạc hà sẽ tác động đều lên bề mặt và các kẽ răng từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh sâu răng hiệu quả.

Các mẹo trị sâu răng này thực hiện rất đơn giản, người bệnh có thể áp dụng hàng ngày để giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, các mẹo này có tác dụng bảo vệ và giảm triệu chứng nên phù hợp với tình trạng răng sâu giai đoạn nhẹ. Do đó, khi tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân cần đến nha khoa thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bằng các biện pháp nha khoa

Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ nha khoa chỉ định bệnh nhân áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

Tái khoáng bổ sung Fluor

Trong trường hợp mới bị sâu răng nha sĩ sẽ sử dụng dung dịch keo Fluor ở chỗ răng sâu. Fluor có tác dụng kích thích quá trình tái khoáng và kết hợp với phân tử Calci, Photpho trong cấu trúc men răng tạo thành một chất cứng hơn men răng. Các chất này có khả năng thu hẹp vùng màu trắng vôi sữa từ đó chống lại sự ăn mòn của axit.

Bên cạnh đó, nha sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị. Các loại thuốc là dung dịch có tính sát khuẩn dùng chấm trực tiếp vào các vị trí bị sâu . Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng cho răng hàm nhai phía sau vì thuốc dễ gây đổi màu men răng gây mất thẩm mỹ.

Trám răng sâu

Cách giúp phục hồi cấu trúc men răng hiệu quả là sử dụng các vật liệu hàn răng, trám răng. Khi đó các mô răng bị bệnh sẽ được loại bỏ bởi một dụng cụ chuyên dụng. Thao tác này giúp làm sạch vết sâu, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trở lại.

Sau khi phần răng đã được làm sạch bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám nha khoa để phục hình các mô răng mất. Tiếp theo bác sĩ dùng tia laser đông cứng vết trám, tái tạo lại thẩm mỹ tối đa cho răng và hạn chế các tác động bên ngoài như hóa chất, axit, kích thích nóng lạnh hay vi khuẩn tác động đến răng. Thao tác hàn trám răng khá đơn giản và thời gian thực hiện ngăn, chỉ khoảng 15 – 20 phút.

Trường hợp mô răng sâu (men và ngà) sẽ được bác sĩ lấy sạch bằng mũi khoan hoặc đầu siêu âm. Phần mất chất sẽ được trám cẩn thận bằng những vật liệu giống màu răng như composite. Nếu phần mô răng lan rộng (nhưng chưa đến tủy), Các bác sĩ sẽ phục hồi bằng những phục hình inlay, onlay hay overlay bằng sứ có tính thẩm mỹ và độ bền chắc lâu dài nhờ công nghệ dán sứ tân tiến.

Điều trị sâu răng vào tủy

Đây là tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng, đã lan vào tủy gây ra bệnh lý tủy hoặc bệnh lý quanh chóp răng. Phương pháp điều trị thường áp dụng cho trường hợp này là điều trị tuỷ. Tùy theo trình trạng bác sĩ có thể gây tê hoặc không sau đó sẽ mở tuỷ, làm sạch và tạo dạng ống tuỷ với dụng cụ và trâm xoay máy tiên tiến rồi trám bít lại.

Thực hiện điều trị nha khoa giúp giảm sâu răng hiệu quả
Thực hiện điều trị nha khoa giúp giảm sâu răng hiệu quả

Với trường hợp răng vỡ lớn, bác sĩ sẽ chỉ định đặt chốt ống tủy để gia cố và tạo lưu vững chắc cho thân răng. Bên cạnh đó có thể làm phục hình răng sứ trên răng để đảm bảo chức năng ăn nhai lâu dài.

Nhổ răng vỡ lớn, sâu chân răng

Khi bị sâu quá nặng, dẫn tới viêm ống tủy, gây mất mô nhiều và đau nhức dữ dội thì bạn cần điều trị tủy và bọc sứ. Đặc biệt, khi phần tủy bị viêm nhiễm thì cần lấy tủy trước khi áp dụng.

Với những tình trạng mất chất quá nặng và không thể phục hồi lại được hay gây viêm nhiễm lan rộng, bác sĩ sẽ đề nghị nhổ răng để điều trị. Tiếp theo bác sĩ tiến hành nạo tổ chức viêm và tiến hành phục hồi lại chỗ bằng cầu răng hay implant để đảm bảo chức năng lâu dài.

Xem thêm: Sâu răng có chữa được không và hướng điều trị hiệu quả, an toàn

Biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Sâu răng là tình trạng dễ gặp phải do đó bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt hàng ngày như:

Chải răng đúng cách

Để phòng ngừa răng bị sâu hiệu quả mọi người cần phải chải răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn. Bên cạnh đó nên sử dụng bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương cho nướu, lợi.

Cách chải răng: Bạn cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng sao cho đầu lông bàn chải hướng về phía lợi. Sau đó di chuyển bàn chải theo chiều lên xuống hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Chú ý: Nên chải từng nhóm răng tới khi sạch và tuyệt đối không được chải răng theo chiều ngang.

Dùng chỉ nha khoa

Nếu đánh và chà răng thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu. Khi đó bạn phải sử dụng chỉ tơ nha khoa mới có thể làm sạch được vùng này.

Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng có tính fluoride hoặc sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng do đó có thể hỗ trợ bảo vệ răng rất tốt. Bên cạnh đó, các loại nước súc miệng hiện nay chứa chất tạo mùi thơm nên vừa giúp răng sạch sẽ vừa mang lại hơi thở thơm mát hơn.

Khám nha sĩ thường xuyên

Khám nha khoa giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng có thể làm phải. Vì vậy, bạn nên đến nha khoa thăm khám ít nhất 6 tháng 1 lần hoặc ngay khi răng có dấu hiệu bất thường.

Tránh ăn uống vặt thường xuyên

Ăn uống khiến miệng tạo ra các axit và phá hủy men răng. Do đó nếu bạn ăn vặt trong suốt cả ngày, răng sẽ bị tấn công liên tục gây sâu răng.

Lựa chọn thực phẩm tốt cho răng miệng

Một số loại thực phẩm tốt cho răng như: Phô mai, trái cây và rau quả làm tăng lưu lượng nước bọt, nấm giúp tăng khả năng miễn dịch,… Bên cạnh đó cần tránh ăn các loại thực phẩm cứng, đồ ngọt, có tính axit cao hoặc đồ ăn dễ mắc vào kẽ răng.

Trám răng

Ngoài các biện pháp trên, trám răng là phương pháp dùng nhựa tổng hợp trong nha khoa phủ lên mặt nhai của răng hàm hoặc những răng hàm nhỏ. Đây là loại răng có nhiều đường rãnh và hố sâu trũng nên thức ăn dễ bị ứ đọng lại trên bề mặt và gây bệnh hơn những răng khác.

Sâu răng có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bạn phát hiện và can thiệp nha khoa kịp thời. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và chăm sóc hàng ngày cũng rất quan trọng giúp mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo