Nhổ Răng Sữa Cho Bé Như Thế Nào? Cách Chăm Sóc Răng Cho Trẻ Nhỏ
Răng sữa là những chiếc răng hình thành đầu tiên trong giai đoạn phát triển răng của trẻ nhỏ. Khi các bé lớn lên, răng sữa sẽ được thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Cũng bởi lý do này mà nhiều bậc phụ huynh không chú trọng tới răng sữa và xem nhẹ việc thay răng của con. Tuy nhiên, răng sữa của trẻ cần được nhổ đúng cách và đúng thời điểm. Vậy nhổ răng sữa cho bé như thế nào là chuẩn nhất?
Vai trò của răng sữa
Vẫn có rất nhiều phụ huynh có cái nhìn chưa chính xác về răng sữa ở trẻ nhỏ, với nhiều phụ huynh, răng sữa không thật sự quan trọng và cũng không cần quá chú ý tới chuyện nhổ răng. Tuy nhiên, các chuyên gia, bác sĩ về nha khoa cũng cho biết, răng sữa thật ra cũng rất quan trọng, không thua kém so với những chiếc răng vĩnh viễn. Không chỉ vậy, răng sữa còn rất có lợi cho sức khỏe và sức khỏe tổng thể của các bé ở giai đoạn đầu đời. Răng sữa cũng góp phần lớn vào quá trình tạo nên một hàm răng đẹp cho bé sau này.
Một số vai trò quan trọng của răng sữa các bậc phụ huynh cần biết gồm:
- Răng sữa giúp cho trẻ có thể nhai và nghiền nhỏ các thức ăn. Từ giai đoạn 6 tháng tuổi trở ra, bé sẽ bắt đầu ăn dặm, lúc này cũng là thời điểm răng sữa bắt đầu xuất hiện.
- Răng sữa giúp cho các bé phát âm chuẩn, khi răng sữa bị hỏng và cần nhổ bỏ sớm, bé sẽ dễ bị phát âm ngọng.
- Răng sữa còn có vai trò kích thích cho sự phát triển của phần xương hàm. Nhờ hoạt động nhai, nghiền thức ăn của răng sữa, các cơ cũng như xương hàm sẽ phát triển bình thường và đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả gương mặt.
- Hơn nữa, răng sữa cũng là cơ sở để cho các chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc theo đúng vị trí. Khi răng sữa bị hỏng, sâu, nhổ bỏ sớm trước thời hạn thay răng sẽ làm cho những chiếc răng vĩnh viễn sau đó mọc khá chậm. Răng mọc lên có thể bị lệch, lạc khớp cắn so với cấu trúc ban đầu.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm tới sức khỏe của răng sữa và quá trình đổi răng sữa của các con. Phụ huynh không nên cố nhổ răng sữa cho bé trước thời điểm thay răng theo quy luật tự nhiên. Nếu nhổ quá sớm sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng nhai của bé, xương hàm bị tác động và liên quan tới cả những chiếc răng vĩnh viễn. Trong trường hợp lợi lâu ngày không có răng sẽ bị co khít lại, khi bé mọc răng vĩnh viễn sẽ rất đau nhức.
Xem thêm: Có nên nhổ răng sữa mọc lệch không? Cách khắc phục tình trạng răng mọc lệch
Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ
Các bậc phụ huynh cần chú ý tới thời điểm thay răng sữa ở trẻ, thông thường, trẻ cần nhổ răng sữa khi:
- Trẻ đã đến tuổi mọc răng vĩnh viễn, răng sữa của bé bắt đầu có dấu hiệu lung lay, răng có thể tự rụng hoặc lung lay lâu nhưng vẫn chưa rụng.
- Phụ huynh phát hiện răng vĩnh viễn của bé có dấu hiệu trồi lên, nhưng đồng thời răng sữa vẫn chưa rụng.
- Răng sữa của bé bị vỡ, mẻ hoặc sâu, dù đã điều trị nhưng không có thay đổi tích cực.
- Các răng sữa có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bị viêm, hư tủy răng. Để lâu ngày sẽ làm hỏng các răng ở lân cận.
- Bé bị viêm cement cấp, viêm quanh chóp hoặc bị tụt nướu và có khả năng gây nhiễm khuẩn xuống khu vực răng vĩnh viễn.
Hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé đúng cách
Răng sữa thông thường sẽ tự rụng mà không cần tới các tác động từ bên ngoài. Tới thời điểm thích hợp, răng sẽ tự rụng và được thay thế bằng chiếc răng vĩnh viễn. Khi đó, nhiều phụ huynh thường sử dụng chỉ hoặc tay để nhổ răng cho bé khi răng đã lung lay mạnh. Nếu bé khỏe mạnh, không có các bệnh lý đi kèm, phụ huynh hoàn toàn có thể tự nhổ răng tại nhà cho bé theo hướng dẫn sau:
- Bạn rửa sạch tay bằng xà phòng, lau khô tay bằng khăn sạch trước khi thực hiện nhổ răng cho bé.
- Phụ huynh nên khuyến khích các bé tự làm lung lay răng bằng tay hoặc sử dụng lưỡi để đẩy răng. Cách làm này sẽ giúp cho bé ít sợ nhổ răng hơn.
- Phụ huynh sử dụng một miếng băng gạc sạch để cầm vào thân răng, sau đó dùng lực vặn nhẹ nhàng để chân răng rơi ra.
- Sau đó, cho bé cắn miếng gòn hoặc gạc vào vị trí răng rụng khoảng 10 phút để cầm máu. Máu khi đã cầm được cần kiểm tra lại lợi để không bỏ sót phần chân răng cũ.
Nên cho trẻ nhổ răng sữa ở đâu?
Có khá nhiều phụ huynh lo lắng không nhổ răng cho con đúng cách đã lựa chọn đưa các bé đến các bệnh viện, phòng khám nha khoa. Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ nha khoa đáng tin cậy để phụ huynh lựa chọn. Dưới đây là một số đơn vị được đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ trong quá trình nhổ răng sữa cho các bé.
Đọc thêm: Nhổ răng sữa miễn phí cho bé ở đâu? Nên lưu ý những vấn đề gì?
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương
Khoa Răng trẻ em thuộc bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trên phố Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Số điện thoại: 02439285172.
Bệnh viện là nơi có rất nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm đang công tác. Hàng năm, khoa răng trẻ em thực hiện chữa trị và thăm khám cho hàng ngàn trẻ. Khoa luôn được trang bị các máy móc kỹ thuật tiên tiến nhất, áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại để điều trị cũng như dự phòng nhiều bệnh lý cho trẻ như: Viêm cuống răng sữa, sâu răng, viêm tủy, đóng cuống răng, chấn thương răng sữa, trám bít hố rãnh….
Bệnh viện Nhi Trung ương
Khoa Răng Hàm Mặt tại bệnh viện Nhi Trung ương thuộc số 18/879 đường La Thành, quận Đống Đa – Hà Nội. Số điện thoại: 02462738532.
Bệnh viện được đông đảo phụ huynh tin tưởng cho trẻ tới thăm khám và chữa trị hiện nay. Bệnh viện thực hiện các dịch vụ khám và điều trị như: Nắn chỉnh răng, nhổ răng, hàn răng, điều trị tủy răng cho trẻ, điều trị tình trạng viêm nhiễm răng, phẫu thuật cho bé bị khe hở môi vòm miệng,…
Nhổ răng sữa cho bé tại Bệnh viện Việt nam – Cu Ba
Bệnh viện có địa chỉ số 37 đường Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại bệnh viện: 02438253304.
Việt Nam – Cu Ba là bệnh viện có rất nhiều chuyên khoa lớn. Trong đó, khoa Răng hàm mặt và Tai mũi họng là hai chuyên khoa thuộc top đầu của ngành y tế tại Hà Nội. Các trang thiết bị hiện đại được cung cấp đầy đủ, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao vào quá trình khám và điều trị bệnh. Phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ tới điều trị các bệnh lý liên quan tới răng miệng như: Viêm lợi, nhổ răng sữa cho bé, sâu răng, hay bệnh về tủy răng.
Nha khoa Quốc tế Việt Đức
Nha khoa Quốc tế Việt Đức có địa chỉ số 84A đường Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại phòng khám: 0249369777.
Phòng khám được Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa thực hiện chữa trị chính. Bác sĩ từng công tác tại Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, là giảng viên trường đại học Y Hà Nội và là thành viên của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ. Phòng khám đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về thiết bị y tế, đội ngũ bác sĩ, trợ tá chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, đây là địa chỉ đón tiếp rất nhiều bệnh nhân và phụ huynh đưa con em tới nhổ răng sữa.
Nha khoa Phạm Dương
Phòng khám nha khoa Phạm Dương có địa chỉ tại số 52 Bà Triệu thuộc Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: 02438243063.
Phòng khám Phạm Dương đã có thời gian hoạt động hơn 30 năm, là địa chỉ khám chữa bệnh nha khoa rất uy tín tại khu vực Hà Nội. Phòng khám là địa chỉ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ với các phương pháp hiện đại, đem đến kết quả cao. Có rất nhiều bác sĩ giỏi với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực răng miệng. Bên cạnh đó còn có hệ thống máy móc hiện đại như: Máy chụp film ConeBeam, máy chụp X-quang cắt lớp 3D. Cùng với đó là khu vực vui chơi cho bé để các bé giữ được tâm lý thoải mái khi tới điều trị.
Phương pháp chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho bé
Sau khi nhổ răng, phụ huynh vẫn cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ thật kỹ lưỡng để không gây ra các hiện tượng nhiễm trùng.
- Sau khi nhổ răng, các bé cần được uống thuốc chống viêm theo đơn kê của các bác sĩ. Thực hiện thăm khám theo định kỳ đã được đưa ra.
- Phụ huynh cần nhắc nhở các bé không tác động mạnh lên khu vực mới nhổ răng sữa, không ngoái, nhai để tránh làm chân răng bị nhiễm trùng, chảy máu.
- Phụ huynh không cho các bé ăn các thực phẩm quá lạnh, đồ ăn quá nóng, đồ ngọt hoặc đồ cứng. Nên sử dụng các món ăn mềm và lỏng như soup, cháo và cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.
- Cha mẹ cần thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé đầy đủ, dùng bàn chải có lông mềm và không chà xát lên vị trí vừa nhổ răng trong 24 giờ đầu tiên. Cho bé súc miệng với nước muối để diệt vi khuẩn.
- Ngoài ra, phụ huynh cần chú ý tới sức khỏe răng miệng của bé. Khi phát hiện ra các biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhổ răng sữa cho bé. Khi phụ huynh chưa nắm rõ cách thức nhổ răng tại nhà, hoặc răng sữa có dấu hiệu bị sâu, răng rụng lâu nhưng chưa mọc cần nhanh đưa trẻ đến các bệnh viện, phòng khám nha khoa. Tránh tâm lý chủ quan gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của bé.
Tham khảo:
- Cách nhổ răng sữa tại nhà đảm bảo hiệu quả, an toàn cho trẻ
- Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại? Nếu răng mọc chậm có sao không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!