Viêm Lợi Hôi Miệng: Hiểu Đúng Nguyên Nhân Để Chữa Trị Triệt Để

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Viêm lợi hôi miệng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề giao tiếp với mọi người xung quanh và khiến bạn trở nên tự ti hơn bao giờ hết. Vậy viêm lợi gây hôi miệng do đâu mà thành? Việc điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết về chứng viêm lợi hôi miệng qua bài viết dưới đây. 

Bệnh viêm lợi hôi miệng là gì?

Lợi là phần bao bọc quanh chân răng, có nhiệm vụ che chở và giữ gìn cho phần chân răng được chắc khỏe. Lợi khỏe mạnh thông thường sẽ có màu hồng nhạt, không sưng hay chảy máu và kèm theo đó là hơi thở luôn thơm tho.

Viêm lợi hôi miệng là vấn đề mà rất nhiều người bệnh gặp phải hiện nay
Viêm lợi hôi miệng là vấn đề mà rất nhiều người bệnh gặp phải hiện nay

Tuy nhiên đây là tổ chức mô mềm, tiếp xúc thường xuyên với các mảng bám trên răng cũng như vi khuẩn trong khoang miệng nên dễ dàng khiến lợi bị viêm nhiễm. Vậy tình trạng viêm lợi gây hôi miệng là bị gì?

Thực tế, khi chúng ta không vệ sinh răng miệng mỗi ngày sạch sẽ, những vi khuẩn và thức ăn thừa sẽ bị ứ đọng trong khoang miệng, trên bề mặt hay các kẽ của răng. Từ đó chúng hình thành nên nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, trong đó có bệnh viêm lợi.

Vi khuẩn cùng mảng bám tồn tại lâu ngày trong miệng không được làm sạch càng khiến cho tình trạng viêm lợi trầm trọng thêm. Bệnh viêm lợi gây ra nhiều phiền toái cho bạn như đau nhức, ê buốt răng, sưng tấy, áp xe chân răng,… Đặc biệt, chứng viêm lợi hôi miệng gây cản trở rất nhiều trong giao tiếp của bệnh nhân.

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.

Thông thường, người bệnh có xu hướng chủ quan khi thấy nướu của mình bị ứng đỏ, tấy lên và nghĩ rằng chúng sẽ hết sau vài ngày. Chính điều này đã làm bệnh trở nên nặng thêm, nguy hiểm hơn khi chuyển sang giai đoạn viêm lợi hôi miệng chảy máu chân răng, có thể rụng răng bất kỳ lúc nào.

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi gây hôi miệng

Bệnh viêm lợi hôi miệng rất phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng dễ thấy nhất là ở trẻ nhỏ. Bé bị viêm lợi hôi miệng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của răng lợi về sau. Chính vì thế, để điều trị chứng hôi miệng do viêm lợi hiệu quả, chúng ta cần nhận thức rõ những nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho bạn dễ bị mắc chứng viêm lợi gây hôi miệng hiện nay. Vi khuẩn và thức ăn thừa, mảng bám trên răng không dễ dàng loại bỏ. Chúng tồn tại trong khoang miệng và hình thành nên những mảng cao răng bám chắc chắn, tấn công và phá hủy mô gây viêm lợi.

Vệ sinh khoang miệng không sạch làm vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm
Vệ sinh khoang miệng không sạch làm vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm
  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Đây cũng là một trong những yếu tố dễ gây ra tình trạng viêm lợi dẫn đến hôi miệng, tuy nhiên nhiều người bệnh không thật sự để ý vấn đề này.

Những loại thực phẩm như đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, cà phê đều gây hình thành các mảng bám cứng trên răng. Vi khuẩn sẽ trú ngụ tại đây và tấn công lợi dễ dàng gây ra tình trạng viêm lợi kèm theo hơi thở có mùi.

  • Hôi miệng do tác dụng phụ của thuốc 

Những loại thuốc chống trầm cảm hay thuốc an thần có tác dụng phụ gây hiện tượng khô miệng. Đây chính là tác nhân khiến cho bạn bị viêm lợi hôi miệng bởi khoang miệng lúc này có biểu hiện giảm tiết nước bọt. Từ đó, mảng bám trên răng ngày càng nhiều, lan rộng và có xu hướng dày hơn.

  • Các nguyên nhân gây bệnh khác

Ngoài những nguyên nhân chính ở trên, người bị viêm lợi hôi miệng có thể do bản thân đang mắc bệnh lý tiểu đường, rối loạn nội tiết tố, viêm amidan, sâu răng,…

Hầu hết các bệnh nhân bị chứng viêm lợi khi đến thăm khám tại cơ sở chuyên khoa bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Những biến chứng mà viêm lợi gây ra không chỉ dừng lại ở hơi thở có mùi hôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Viêm amidan tạo nên các hốc mủ, dễ gây nhiễm trùng nướu răng và gây mùi hôi miệng
Viêm amidan tạo nên các hốc mủ, dễ gây nhiễm trùng nướu răng và gây mùi hôi miệng

Các biến chứng như viêm lợi trùm, lợi bị hủy hoại, xương ổ răng bị phá, mất răng,… gây ra nhiều điều phiền phức trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người. Chẳng những thế, áp xe lợi còn khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, theo máu đi khắp cơ thể và gây bệnh viêm cầu thận, viêm khớp hay viêm màng tim. Do đó, việc chữa trị viêm lợi hôi miệng ngay từ khi mới phát hiện bệnh có ý nghĩa vô cùng to lớn với sức khỏe tổng thể về sau.

Các cách chữa bệnh hiệu quả nhất

Trị viêm lợi hôi miệng như thế nào hiệu quả là thắc mắc chung của nhiều người bệnh khi không may gặp phải bệnh lý này. Điều trị viêm lợi có nhiều cách, tùy theo mức độ bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.

Cách chữa viêm lợi hôi miệng tại nhà

Đối với tình trạng viêm lợi gây hôi miệng ở cấp độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc tại nhà để điều trị. Đây đều là những mẹo chữa lưu truyền trong dân gian từ xưa tới nay, hiệu quả được kiểm chứng cụ thể ở từng người bệnh đã từng áp dụng.

Gừng tươi có tính kháng khuẩn mạnh, kết hợp với tinh chất tự nhiên khử mồi hôi miệng
Gừng tươi có tính kháng khuẩn mạnh, kết hợp với tinh chất tự nhiên khử mồi hôi miệng

Một số phương pháp đẩy lùi bệnh viêm lợi gây hôi miệng nhanh chóng như:

  • Muối kết hợp với ngò gai: Dùng cây ngò gai đun với lượng nước vừa đủ trong khoảng 15 phút, sau đó để nguội rồi thêm một chút muối vào. Dùng nước này để súc miệng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày. Muối có khả năng diệt khuẩn tiêu viêm, kết hợp với ngò gai khử mùi hôi miệng hiệu quả nhanh chóng.
  • Gừng tươi: Củ gừng có tính kháng khuẩn mạnh, cùng với đó là tinh chất thơm trong gừng có khả năng khử mùi hôi rất tốt. Bạn dùng gừng tươi rửa sạch, để nguyên vỏ rồi thái lát mỏng. Đem lát gừng hãm cùng với nước ấm thành trà rồi uống, hoặc ăn sống cùng với chanh đều mang lại hiệu quả tốt.
  • Sữa chua: Sữa chua cung cấp lợi khuẩn cho toàn bộ khoang miệng, giúp cân bằng vi sinh vật trong môi trường miệng và đẩy lùi hại khuẩn gây viêm nhiễm. Sữa chua cùng giúp ức chế hình thành nên hydrogen sulfide, đây là hoạt chất gây ra tình trạng mùi hôi ở miệng.
  • Mật ong + chanh: Mật ong cũng là vị dược liệu có tính kháng khuẩn cao còn chanh có mùi thơm, tính axit giúp loại bỏ mùi hôi ở miệng. Bạn hãy pha mật ong với nước cốt chanh để súc miệng hàng ngày. Cách này thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả điều trị đem lại rất tốt.

Mẹo chữa tại nhà đa phần phù hợp với tình trạng viêm lợi gây hôi miệng cấp độ khởi phát. Với mức độ nặng hơn, mẹo này chỉ giúp kiểm soát viêm nhiễm tiến triển một phần và cải thiện mùi hôi miệng. Muốn điều trị dứt điểm hoàn toàn, người bệnh cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.

Hữu ích với bạn: Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất?

Chữa bệnh bằng biện pháp điều trị chuyên sâu

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm lợi hôi miệng là do vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám, cao răng hoạt động mạnh. Bởi vậy, thăm khám ở các cơ sở y tế sẽ giúp bạn xác định chính xác yếu tố gây bệnh. Từ đó tìm ra hướng xử lý dứt điểm bằng các loại thuốc điều trị như sau:

Dùng nước súc miệng giúp cải thiện viêm lợi hôi miệng hiệu quả
Dùng nước súc miệng giúp cải thiện viêm lợi hôi miệng hiệu quả
  • Nước súc miệng: Vệ sinh miệng hàng ngày với nước súc miệng là điều cần thiết để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng. Trong nước súc miệng có chứa nhiều chất kháng khuẩn cụ thể như Chlorhexidine, Zin Gluconat,…
  • Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các vệt sưng đỏ ở lợi. Phổ biến được dùng hiện nay là các loại thuốc Ibuprofen, Meloxicam hay Diclofenac,… Người bị bệnh đau bao tử không phù hợp để dùng nhóm thuốc điều trị này.
  • Corticosteroid: Prednisolon hay Dexamethason đều là thuốc có tính kháng viêm mạnh mẽ. Thuốc sẽ giúp giảm nhanh viêm sưng và đỏ tấy tại nướu, từ đó giảm đi mùi hôi miệng khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh giúp tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn trú ngụ trong hốc viêm. Việc điều trị viêm nha chu, viêm lợi hay sâu răng thường dùng kết hợp giữa Spiramycin cùng Metronidazol.
  • Thuốc giảm đau: Những loại thuốc giảm đau được dùng trong điều trị viêm lợi thường sẽ là Paracetamol hoặc Aspirin.

Bên cạnh thuốc uống, nha sĩ sẽ xem xét và tiến hành cạo vôi răng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám cho bạn. Nếu vùng lợi đó bị viêm nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ cần phải xử lý phần mủ ứ đọng trong các túi nướu, trám bít ống tủy để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Điều trị triệt để tình trạng viêm nhiễm tại lợi sẽ giúp niêm mạc nướu ở đây được tái tạo và khỏe mạnh trở lại. Từ đó mùi hôi miệng sẽ hoàn toàn được chấm dứt mà không cần phải tập trung điều trị riêng.

Người bệnh muốn kết quả chữa trị được tốt nhất nên đến các bệnh viện lớn hay trung tâm y tế uy tín để thăm khám. Việc tự ý mua thuốc uống không theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng sau này.

Áp dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm lợi hôi miệng

Nhắc đến các giải pháp điều trị viêm lợi dứt điểm, chúng ta không thể bỏ qua phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Đông y. Y học cổ truyền vận dụng các dược tính tự nhiên có trong thảo dược, kết hợp với nhau để tạo nên các bài thuốc điều trị.

Trị dứt điểm tình trạng bệnh với bài thuốc Đông y tự nhiên
Trị dứt điểm tình trạng bệnh với bài thuốc Đông y tự nhiên

Ưu điểm của thuốc Đông y là an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ khi dùng và phù hợp với mọi đối tượng muốn sử dụng. Ngoài ra, thuốc Đông y tập trung điều trị từ tận gốc bệnh, nhờ đó bệnh không có nguy cơ tái phát về sau.

Người bệnh bị viêm lợi hôi miệng có thể tham khảo các bài thuốc sau và áp dụng nếu hợp với cơ địa bản thân:

  • Bài thuốc sắc uống: Chuẩn bị cam thảo, tỳ bà diệp, thiên môn, chỉ xác, sinh địa, nhân trần, bạc hà, hoàng cầm, mạch môn mỗi loại từ 4 – 6g, mang đi sắc nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc điều trị tại chỗ: Chuẩn bị thanh đại, bạch phàn, xuyên tiêu, băng phiến, ngũ bội tử, bằng sa. Đem phơi khô các vị này rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy một ít bột này, pha thêm cùng một giọt mật ong trộn đều rồi bôi vào vùng chân răng, lợi bị viêm.

Các bài thuốc Đông y về cơ bản được kết hợp từ các vị dược liệu trên, tuy nhiên liều lượng sẽ được gia giảm khác nhau tùy theo mức độ bệnh lý, cơ địa người bệnh. Vì thế bệnh nhân không nên tự ý bốc thuốc điều trị mà cần thăm khám trước tại các cơ sở Y học cổ truyền uy tín. Thầy thuốc sẽ chẩn bệnh và kê đơn phù hợp với bạn, đảm bảo thuốc rõ nguồn gốc, an toàn khi dùng.

Hiệu quả của thuốc Đông y thường chậm hơn so với Tây y hiện đại bởi dược tính tự nhiên cần có thời gian để thẩm thấu và phát huy công dụng tối đa. Bởi vậy người bệnh trong quá trình dùng cần hết sức kiên trì, không nên dùng mỗi liệu pháp một nửa để tránh hiệu quả không tối ưu và dễ gây tác dụng phụ.

Phòng bệnh viêm lợi như thế nào hiệu quả?

Để tránh viêm lợi hôi miệng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tối đa, người bệnh nên chú ý đến việc chăm sóc răng miệng hàng ngày như:

Lựa chọn kem đánh răng có chứa Fluor để nâng cao sức khỏe răng miệng
Lựa chọn kem đánh răng có chứa Fluor để nâng cao sức khỏe răng miệng
  • Xây dựng thói quen vệ sinh khoang miệng đều đặn, sạch sẽ hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  • Sử dụng các loại bàn chải có đầu lông mềm để đánh răng. Tránh các loại bàn chải cứng, không phù hợp với kích cỡ hàm bởi chúng sẽ gây cọ xát, tổn thương nướu.
  • Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng để loại bỏ mảng bám răng hiệu quả nhất, đồng thời bổ sung Fluor tốt cho răng.
  • Kết hợp với việc súc miệng đều đặn mỗi ngày với dung dịch vệ sinh răng miệng hay nước muối loãng. Ngoài ra cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch phần kẽ răng có dính thức ăn thừa sau các bữa ăn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung thêm trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin rất tốt cho quá trình hồi phục nướu.
  • Ăn nhiều thực phẩm có mùi thơm như gừng, bạc hà, đinh hương, quế, dứa để giảm bớt tình trạng hôi miệng tạm thời.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh. Nếu có chuyển biến xấu cần can thiệp điều trị sớm để tránh biến chứng.

Hi vọng với những chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ được thông tin về bệnh viêm lợi hôi miệng – nguyên nhân và cách điều trị tối ưu nhất. Nên nhớ rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy luôn duy trì sức khỏe răng miệng tốt để tình trạng viêm lợi không có cơ hội phát triển. Chúc các bạn luôn vui và có một hàm răng thật khỏe mạnh.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo