Hôi Miệng Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Hôi miệng chảy máu chân răng là một trong những vấn đề răng miệng có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Nếu không khắc phục tình trạng này sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả nhất.

Hôi miệng chảy máu chân răng là tình trạng gì?

Hôi miệng kèm chảy máu chân răng là hiện tượng các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương gây chảy máu và đau nhức. Tình trạng này lâu ngày tạo ra những mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Không chỉ vậy, nếu người bệnh không có giải pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Một số trường hợp gặp phải tình trạng hôi miệng kèm triệu chứng chảy máu ở chân răng
Một số trường hợp gặp phải tình trạng hôi miệng kèm triệu chứng chảy máu ở chân răng

Dấu hiệu nhận biết tình trạng chảy máu chân răng kèm hơi thở có mùi hôi:

  • Khi đánh răng xuất hiện các tia máu nhỏ chảy rỉ ra từ vị trí chân răng. Trường hợp nặng hơn khi không tác động đến chân răng máu vẫn tiếp tục chảy.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu ngay cả khi vừa vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Phần nướu răng có biểu hiện sưng, viêm hoặc tấy và có mùi hôi.
  • Lợi có dấu hiệu bị tụt xuống dưới hàm.

Nguyên nhân gây hôi miệng kèm chảy máu chân răng

Bị hôi miệng chảy máu chân răng có thể do một số thói quen trong sinh hoạt hoặc các bệnh lý gây ra như:

  • Viêm lợi (viêm nướu): Viêm lợi hình thành khi nướu răng xuất hiện các mảng bám, có dấu hiệu sưng đỏ và chảy máu. Vi khuẩn gây bệnh còn có thể phân hủy các mảng thức ăn thừa bám ở kẽ răng, gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Tiểu đường: Khi mắc bệnh lý này, cơ thể sẽ giảm sản xuất insulin – thành phần đảm nhiệm vai trò chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng. Vì vậy người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu và dễ gặp phải các vấn đề răng miệng.
  • Sâu răng: Khi bị sâu răng, người bệnh còn cảm thấy đau nhức, chảy máu chân răng, hôi miệng, đau răng khi nhai,… Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào tủy răng gây mất răng.
  • Viêm nha chu: Viêm quanh răng có thể khiến người bệnh có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, môi khô, chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi, đau răng khi nhai.
  • Ung thư máu: Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy và dưỡng chất đến các mô của cơ thể – trong đó có mô nướu. Khi bị ung thư sẽ dẫn đến thiếu hụt hồng cầu và khiến nướu giảm chức năng đề kháng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng và hôi miệng, chảy máu răng.
  • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng và chảy máu răng. Vì trong thời điểm này, hàm lượng hormone progesterone tăng lên đáng kể.
  • Tác dụng phụ một số thuốc Tây y: Sử dụng một số loại thuốc Tây y có thể là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng và chảy máu răng. Đặc biệt là thuốc kháng histamin H1, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh,…
  • Ngoài ra, bệnh còn do các thói quen như không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không bổ sung đủ vitamin C và canxi cho cơ thể, stress kéo dài, hút thuốc lá thường xuyên,…
Vùng nướu, lợi bị viêm có nguy cơ mắc chứng hôi miệng và chảy máu răng cao
Vùng nướu, lợi bị viêm có nguy cơ mắc chứng hôi miệng và chảy máu răng cao

Hiện tượng hôi miệng kèm chảy máu chân răng nguy hiểm không?

Hôi miệng chảy máu chân răng viêm lợi do rối loạn nội tiết, vệ sinh răng miệng kém, stress, tác dụng phụ của thuốc,… sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu bạn thay đổi các thói quen xấu. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể khởi phát do nhiều yếu tố và bệnh lý khác nhau. Nếu nguyên nhân gây chảy máu răng kèm hôi miệng do bệnh lý thì cần phải điều trị kịp thời.

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.

Trong trường hợp chảy máu răng, hôi miệng do các bệnh lý nha khoa, người bệnh cần phải tiến hành điều trị để ngăn ngừa tình trạng hoại tử gây mất răng. Nếu nguyên nhân do ung thư máu mà không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Đặc biệt, trường hợp trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng cần phải điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau.

Chính vì vậy, nếu nhận thấy tình trạng chảy máu răng kèm hôi miệng và các biểu hiện như người mệt mỏi, giảm cân bất thường, máu khó đông, đau bụng,… thì cần đến ngay có sở y tế để thăm khám và điều trị.

Xem thêm: Mách bạn cách trị hôi miệng hiệu quả và an toàn nhất hiện nay

Cách cách trị hôi miệng chảy máu chân răng

Có rất nhiều cách trị chứng hôi miệng kèm chảy máu răng. Người bệnh có thể tham khảo một số cách trị bệnh hiệu quả dưới đây:

Cách chữa hôi miệng, chảy máu răng tại nhà

Tình trạng chảy máu răng kèm hôi miệng ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các cách sau:

  • Súc miệng bằng nước muối loãng: Pha loãng 1 thìa muối với nước ấm rồi dùng để súc miệng 2 lần/ ngày có thể làm giảm vi khuẩn gây hại, hạn chế nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nước muối cũng có tác dụng khử mùi hôi khó chịu rất hiệu quả.
  • Uống trà gừng: Gừng có chứa các hoạt chất giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và khử mùi hôi do viêm ở nướu răng gây ra. Ngoài ra, khi uống trà gừng còn làm dịu niêm mạc, giảm sưng đau ở lợi khi nhai nuốt. Bạn cắt vài lát gừng đun với nước, sau đó thêm 1 thìa mật ong vào để uống ngay khi còn ấm.
  • Trà đinh hương: Đinh hương có tác dụng giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng và ngăn ngừa chảy máu. Cách dùng đơn giản nhất là thoa trực tiếp tinh dầu đinh hương tại chân răng sau đó súc miệng lại với nước ấm.
  • Uống nước đá lạnh: Uống nước đá lạnh cũng là cách trị hôi miệng và chảy máu răng đơn giản nhưng hiệu quả. Nước đá có thể giảm vị trí niêm mạc nướu bị sưng và nóng rát. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh giúp mạch máu co lại và hạn chế tình trạng chân răng chảy máu kéo dài.
Uống nước đá cũng có tác dụng giảm triệu chứng bệnh tại nhà
Uống nước đá cũng có tác dụng giảm triệu chứng bệnh tại nhà

Trị hôi miệng chảy máu chân răng bằng biện pháp y tế

Sau khi kiểm tra tình trạng chảy máu răng và hôi miệng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng các biện pháp như:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp nhiễm trùng mô nướu và chân răng. Người bệnh có dùng gel, nước súc miệng chứa kháng sinh hoặc thuốc kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, nếu sử dụng đường uống cần hết sức chú ý vì các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Cạo vôi răng: Thủ thuật lấy vôi răng được thực hiện bằng sóng siêu âm, laser hoặc dụng cụ truyền thống. Khi áp dụng cách này có thể loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng và các bệnh lý nha khoa.
  • Bào láng gốc răng: Thủ thuật được thực hiện nhằm ngăn chặn quá trình tích tụ cao răng và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây viêm.
  • Ghép mô mềm: Đối với trường hợp nha chu tiến triển gây tổn thương nướu nghiêm trọng, bác sĩ có thể ghép mô ở vòm họng vào vùng nướu bị tổn thương để tái tạo mô và ổn định chân răng.
  • Men răng tái sinh: Thủ thuật tái sinh men răng sử dụng gel chứa các protein trong men răng vào vị trí chân răng bị tổn thương nhằm kích thích răng mọc và khỏe mạnh trở lại.
Bệnh nhân cần thăm khám trước khi điều trị bệnh bằng biện pháp nha khoa
Bệnh nhân cần thăm khám trước khi điều trị bệnh bằng biện pháp nha khoa

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thuốc trị hôi miệng chảy máu chân răng của Nhật, Úc, Mỹ để điều trị. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc nhập khẩu này bạn nên tìm đến địa chỉ phân phối uy tín để mua được sản phẩm chính hãng. Bên cạnh đó khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Top 10 Thuốc Trị Hôi Miệng Của Nhật Được Ưa Chuộng Hàng Đầu

Chữa hôi miệng chảy máu chân răng bằng thuốc Đông y

Ngoài sử dụng các biện pháp điều trị nha khoa, khi bị chảy máu chân răng và hơi thở có mùi hôi, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y. Đây là các bài thuốc sử dụng thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, có thể dùng trong thời gian dài.

Một số bài thuốc chữa hôi miệng chảy máu chân răng hiệu quả gồm:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: Rau má, đinh lăng mỗi loại 20g, cỏ mực 16g, chi tử, thục địa, đương quy mỗi loại 12g, hoàng liên 10g và mộc thông 6g.

Cách dùng: Đem các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang, kiên trì uống hàng ngày tình trạng bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị:

  • Đương quy, đinh lăng, hoài sơn và liên nhục mỗi loại 16g.
  • Hoàng bá, hoa hòe (đã sao) mỗi loại 12g.
  • Trần bì và cam thảo mỗi loại 10g cùng với chỉ xác 8g

Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc rồi chia ra làm 2 – 3 lần uống. Kiên trì sử dụng triệu chứng chảy máu răng kèm hôi miệng sẽ giảm dần.

Bài thuốc 3:

Chuẩn bị:

  • Hoàng bá, chi tử, trần bì và mộc thông mỗi loại 10g.
  • Hoàng liên, hoa hoè và tía tô mỗi loại 12g.
  • Bồ công anh, cỏ mực, hương nhu mỗi loại 16g.
Nhiều bệnh nhân lựa chọn thuốc Đông y để trị chứng hôi miệng chảy máu răng
Nhiều bệnh nhân lựa chọn thuốc Đông y để trị chứng hôi miệng chảy máu răng

Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng với 700ml nước và chia ra uống 2 – 3 lần/ngày. Sắc uống hàng ngày, các tinh chất có trong thảo dược sẽ làm giảm tình trạng hôi miệng và chảy máu răng hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng hôi miệng chảy máu răng

Tình trạng hôi miệng kèm chảy máu chân răng có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Khi chải răng, cần thực hiện nhẹ tay và chải đều toàn bộ hàm răng để loại sạch mảng bám, thức ăn dư thừa.
  • Bên cạnh việc chải răng thường xuyên, bạn nên kết hợp súc miệng bằng nước muối pha loãng, nước muối sinh lý hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám trong kẽ răng.
  • Không nên sử dụng tăm để loại bỏ thức ăn hay mảng bám trong kẽ răng. Vì khi dùng tăm có thể gây tổn thương nướu làm gia tăng tình trạng chảy máu chân răng.
  • Cần bổ sung trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin C, K, A và các loại thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, phô mai, hải sản,… Khi bổ sung đủ các chất này, vừa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể vừa giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê,… Vì các thói quen này có thể khiến miệng hôi, răng bị xỉn màu, dễ mắc mảng bám từ đó dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.
  • Cần thường xuyên thăm khám nha khoa để phát hiện và điều trị bệnh lý răng miệng kịp thời.

Hôi miệng chảy máu chân răng là tình trạng có thể gặp phải thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Hữu ích với bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo