Khi Nào Nhổ Răng Sữa Cho Bé Là Đúng Thời Điểm Và Tốt Nhất?

Thay răng sữa là quá trình phát triển bình thường mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua và quá trình này có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc của hàm răng vĩnh viễn sau này. Do đó, việc thay răng sữa đúng thời điểm là vô cùng quan trọng. Vậy khi nào nhổ răng sữa cho bé là tốt nhất? Nhổ răng sữa đúng cách như nào? Cùng tìm câu trả lời chính xác cho vấn đề này trong bài viết sau.

Răng sữa của trẻ là gì? Vai trò của răng sữa

Răng sữa ở trẻ là những chiếc răng mọc đầu tiên trong thời kỳ trẻ bú mẹ. Đến một giai đoạn nhất định răng sữa sẽ tự rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc khi bé được 6 – 8 tháng tuổi. Sẽ mọc đủ 20 cái (10 cái hàm răng trên, 10 cái hàm răng dưới), thường là trẻ 25 – 30 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt ba mẹ cần lưu ý và chủ động nhổ răng sữa khi cần thiết.

Mặc dù răng sữa chỉ mọc trên cung hàm trong vài năm đầu đời của trẻ, nhưng các chuyên gia cho biết, răng sữa thực chất không hề “vô tác dụng” như nhiều phụ huynh vẫn nghĩ. Chúng rất có lợi cho sức khỏe răng miệng cũng như đóng góp phần hình thành một hàm răng vĩnh viễn đều đẹp, khỏe mạnh của trẻ sau này.

Răng sữa ở trẻ là những chiếc răng mọc đầu tiên trong thời kỳ trẻ bú mẹ.
Răng sữa ở trẻ là những chiếc răng mọc đầu tiên trong thời kỳ trẻ bú mẹ

Chức ăn của răng sữa:

  • Ăn dặm: Bởi sau 6 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu quá trình ăn dặm cũng là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Chức năng chính của răng sữa là giúp ăn nhai và nghiền nát thức ăn, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt nhất.
  • Định hướng cho răng vĩnh viễn mọc: Thông thường một chiếc răng sữa mọc lên có tuổi thọ khoảng 5 – 7 năm rồi chân răng bắt đầu tiêu dần và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị sâu, viêm nhiễm phải nhổ sớm khi chưa đến tuổi thay sẽ ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn tương ứng. Nhiều trường họp răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc chậm, mọc lệch lạc sai vị trí gây ra lệch lạc khớp cắn ở hàm răng vĩnh viễn.
  • Kích thích xương hàm phát triển: Răng sữa có vai rất quan trọng trong việc thích sự phát triển của xương hàm. Nhờ chúng, việc nhai cắn thức ăn của trẻ dễ dàng, động tác này làm cho các cơ và xương hàm phát triển bình thường, đảm bảo chức năng cũng như thẩm mỹ cho khuôn mặt của bé.
  • Phát âm: Việc đầy đủ hàm răng sữa sẽ giúp trẻ phát âm dễ dàng và tròn trịa từ hơn. Trong trường hợp răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, bé có thể bị nói ngọng, phát âm sau từ đặc biệt là khi học ngoại ngữ.
  • Thẩm mỹ: Hàm răng sữa của trẻ dễ bị sâu, sún răng nếu không được chăm sóc đúng cách gây mất thẩm mỹ. Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ nhưng trong một số trường hợp cũng khiến trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp với người lạ.

Có thể thấy rằng những chiếc răng sữa tuy “nhỏ nhưng lại có võ” đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Chính vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc răng cho trẻ tránh để răng sữa rụng quá sớm hay quá muộn ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn sau này.

Khi nào nhổ răng sữa cho bé là tốt nhất?

Khi nào nhổ răng sữa cho bé? là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi con đến tuổi rụng răng sữa. Thông thường răng sữa sẽ rụng và được thay thế bởi răng vĩnh viễn theo thứ tự cái nào mọc trước sẽ được thay trước. Theo nghiên cứu y học, độ tuổi thay răng sữa ở trẻ được chia thành các nhóm như sau:

  • Giai đoạn 6 – 7 tuổi: Hai răng cửa giữa rụng đầu tiên tạo khoảng trống cho răng cửa vĩnh viễn mọc lên.
  •  Giai đoạn 8 – 9 tuổi: Hai răng sữa cửa bên cạnh để các răng cửa vĩnh viễn mọc.
  • Giai đoạn 9 – 10 tuổi: Thay các răng nanh sữa để răng nanh vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
  •  Giai đoạn 10 – 11 tuổi: Những chiếc răng tiền hàm (răng cối nhỏ) thay thế cho răng hàm sữa đầu tiên.
  • Giai đoạn 11 – 12 tuổi: Các răng cối nhỏ mọc thay cho các răng hàm sữa thứ hai. Trong thời gian này trẻ cũng mọc những răng hàm (răng cối lớn) thứ hai, đây cũng là chiếc răng vĩnh viễn không thay.

BẠN CÓ BIẾT: Sau Khi Nhổ Răng Sữa Bao Lâu Mọc Lại

Khi nào nhổ răng sữa cho bé
Khi nào nhổ răng sữa cho bé?

Trường hợp răng sữa của trẻ có dấu hiệu lung lay ba mẹ cần chú ý nhổ đúng lúc, bởi trong quá trình ăn uống răng dễ bị rơi ra trong khoang miệng. Nếu không được phát hiện kịp thời, trẻ rất dễ nuốt nhầm theo thức ăn vào trong bụng gây nguy hiểm.

Tuy nhiên không phải lúc nào răng sữa cũng sẽ tự rụng, có những trường hợp đến tuổi thay răng vĩnh viễn nhưng răng sữa không có dấu hiệu lung lay. Điều này khiến những chiếc răng vĩnh viễn không có khoảng trống, phải mọc trồi lên và lệch ra khỏi vị trí ấn định ban đầu trên cung hàm. Do đó, trong những trường hợp cần thiết ba mẹ cần phải tiến hành nhổ răng sữa đúng thời điểm, tránh tình trạng hàm răng của trẻ mọc lệch lạc sau này.

Vậy khi nào nhổ răng sữa cho bé? Việc nhổ răng sữa cho trẻ thường được chỉ định thực hiện khi:

  • Phát hiện răng vĩnh viễn đã trồi lên nhưng các răng sữa chưa có dấu hiệu lung lay hoặc răng sữa lung lay lâu ngày nhưng không rụng.
  • Răng sữa bị sâu, sún, mẻ, vỡ,.. đã được điều trị chuyên khoa mà không có chuyển biến tích cực.
  • Khi răng sữa bị các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu chân răng, nhiễm trùng, chết tủy,… thường được bác sĩ nha khoa chỉ định tiến hành nhổ để tránh ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
  • Trong trường hợp nếu răng sữa bị viêm quanh chóp răng, tụt nướu,… và có nguy cơ nhiễm khuẩn nghiêm trọng xuống vùng răng vĩnh viễn. Khi này ba mẹ cũng sẽ cần đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị nhổ răng sữa cho trẻ, tránh để lâu gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
  •  Lưu ý: Tuyệt đối ba mẹ không tự ý nhổ răng sữa cho trẻ khi chưa có dấu hiệu lung lay. Hoặc nhổ sữa quá sớm hoặc để quá trễ gây ảnh hưởng không tốt đến hàm răng trẻ.

Để trẻ có một hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh ba mẹ hãy thường xuyên quan sát tiến trình mọc răng của bé để những biện pháp xử lý kịp thời nếu răng trẻ gặp vấn đề. Bên cạnh đó, có kế hoạch cho bé đi khám răng định kỳ giúp theo dõi chính xác quá trình phát triển xương hàm cũng như thời điểm mọc răng của bé.

ĐỌC NGAY: Nhổ Răng Sữa Chưa Lung Lay Có Được Không? Cần Chú Ý Điều Gì?

Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé? Cách nhổ răng sữa cho trẻ an toàn

Thông thường các phụ huynh đều tự nhổ răng cho trẻ em tại nhà bằng một vài phương pháp như: dùng tay nhổ, dùng kìm nhổ hay dùng chỉ buộc vào răng rồi nhổ,… Tuy nhiên, quá trình này sẽ gây đau nhức và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, thậm chí có thể gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng làm ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

TÌM HIỂU THÊM: Hướng Dẫn Cách Nhổ Răng Sữa Tại Nhà An Toàn

Nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để quá trình nhổ răng sữa đảm bảo an toàn
Nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để quá trình nhổ răng sữa đảm bảo an toàn

Theo các chuyên gia, quy trình nhổ răng sữa đúng cách và an toàn cho trẻ sẽ bắt đầu từ việc bác sĩ thăm khám, chụp phim để biết chính xác tình trạng răng. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra chỉ định khi nào nên nhổ răng sữa cho bé, đảm bảo cho răng trưởng thành mọc đầy đủ và khỏe mạnh hơn. Trường hợp nếu buộc phải nhổ nhiều răng sữa thì bác sĩ sẽ thực hiện theo phương pháp nhổ răng không đau, an toàn tại bệnh viện.

ĐỪNG BỎ QUA: Nhổ Răng Sữa Cho Bé Ở Đâu Tốt Nhất? TOP 10 Địa Chỉ

Chăm sóc răng sữa cho bé khi thay răng như nào?

Vì răng sữa có vai trò hết sức quan trọng với sức khỏe của trẻ nhỏ, nên ba mẹ cần chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt.

  • Trước khi trẻ mọc răng sữa, mỗi lần trẻ uống sữa xong ba mẹ nên cho trẻ uống nước ấm và dụng gạc rơ lưỡi để vệ sinh sạch sẽ phần nướu cho bé.
  • Ngay khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên, ba mẹ cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách chải răng cho bé 2 lần/ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút.
  • Trẻ trên 3 tuổi có thể tự đánh răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ rất an toàn. Ba mẹ hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách sau mỗi bữa ăn và nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại.
  • Nên chọn mua cho bé bàn chải đánh răng dành riêng cho trẻ em, có kích thước nhỏ phù hợp với miệng của bé và tay cầm ngắn để bé dễ thực hiện thao tác chải răng..
  • Kem đánh răng cũng cần lựa chọn phù hợp tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ, với trẻ dưới 3 tuổi nên sử dụng kem đánh răng có hàm lượng fluor dưới 600ppm. Còn trẻ lớn hơn ba mẹ có thể cho con sử dụng kem đánh răng bình thường, tuy nhiên hàm lượng fluoride không nên nhiều hơn 1500ppm.
  • Với trẻ từ 3 tuổi ba mẹ nên kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để tăng hiệu quả làm sạch răng.
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ có thể theo dõi tình hình thay răng sữa của trẻ và phát hiện ra những dấu hiệu bất thường (nếu có). Từ đó có phương pháp xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn.
  • Những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau nhức và khó chịu. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả để đảm bảo dinh dưỡng.
  • Trong giai đoạn thay răng sữa, một số trẻ thường có những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, thở bằng miệng,… Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng hô, răng mọc chen chúc, khớp cắn không chuẩn. Chính vì vậy, ba mẹ cần chú ý để loại bỏ những hành động này của trẻ.
Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách ngay từ khi còn nhỏ
Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách ngay từ khi còn nhỏ

Việc nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ có đẹp, chuẩn hay không.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây ba mẹ đã nắm được những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ. Để mang lại kết quả tốt nhất, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi nhổ răng sữa cho trẻ.

GỢI Ý BÀI VIẾT:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo