Niềng Răng Có Phải Nhổ Răng Khôn Không? Chuyên Gia Giải Đáp

bs-thai
Cố vấn chuyên môn: Dr Thái Nguyễn Smile
  • Chủ tịch Hiệp hội Nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam

Niềng răng có phải nhổ răng khôn không là băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Về bản chất, răng khôn không đảm nhiệm chức năng ăn nhai hay tính thẩm mỹ cho gương mặt nhưng có thể cân bằng cấu trúc xương hàm và khuôn mặt. Trong khi đó răng khôn mọc lên sau cùng nên có thể mọc ngầm, mọc lệch gây ra nhiều tác hại [1].

  • Với trường hợp răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng đến các răng kế cận hay không gây hại cho sức khỏe thì có thể giữ lại.
  • Nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức, răng mọc chen chúc, bị hô, móm hoặc hàm không đủ khoảng trống thì cần nhổ bỏ khi niềng răng. Nhổ răng số 8 lúc này có thể ngăn ngừa bệnh răng miệng, giúp quá trình chỉnh nha thuận lợi [2]. 
  • Khi nhổ răng khôn cần chú ý thăm khám kỹ để loại bỏ những trường hợp có bệnh lý nền, ngoài ra cần chăm sóc răng miệng đúng cách, loại bỏ thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt [3].

Niềng răng để có một hàm răng như ý không còn là điều quá xa lạ hiện nay. Vậy niềng răng có phải nhổ răng khôn không, nếu không nhổ thì niềng răng có đạt được hiệu quả như mong muốn không? Hãy cùng các chuyên gia nha khoa giải đáp chi tiết. 

Răng khôn là gì? Liệu niềng răng có phải nhổ răng khôn không?

Răng khôn có nhiều tên gọi như răng hàm lớn số 3, răng số 8. Chiếc răng này nằm tại vị trí trong cùng của hàm, chúng xuất hiện khi con người đã trưởng thành và hoàn thiện đầy đủ cấu trúc hàm.

Một người trưởng thành sẽ có 4 răng khôn chia đều 2 chiếc hàm dưới và 2 chiếc hàm trên. Những chiếc răng này không có quá nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ nhai, nghiền nhỏ thức ăn nhưng chúng giúp cân bằng cấu trúc xương hàm và khuôn mặt.

Răng khôn có nhất thiết phải nhổ khi niềng răng hay không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, theo các chuyên gia, niềng răng có thể nhổ răng khôn hoặc không đều được tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng và thế mọc của răng khôn như thế nào. Dựa vào đó mới đưa ra quyết định có nên loại bỏ chúng hay không.

THAM KHẢO: Nhổ Răng Số 4 Để Niềng Răng – Có nên hay không?

Niềng răng có thể phải nhổ răng khôn tùy từng trường hợp
Niềng răng có thể phải nhổ răng khôn tùy từng trường hợp

Với các trường hợp răng khôn mọc thẳng, không làm ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm hoặc không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào quá lớn đến sức khỏe của bạn thì hoàn toàn có thể giữ lại chúng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên nhổ bỏ răng khôn khi niềng răng để có đủ khoảng trống khi dịch chuyển các răng trên khung hàm.

Các trường hợp nên nhổ răng khôn khi niềng răng và lợi ích của chúng

Khi thực hiện niềng răng, có ba trường hợp mà bác sĩ chỉ định niềng răng bắt buộc phải nhổ răng khôn sau:

  • Răng khôn mọc thế nằm ngang, mọc lệch ra má

Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc chéo đâm vào má hoặc mọc ngang xiên vào răng số 7 làm xô đẩy hàm và gây cản trở khi niềng răng. Vì vậy, để đảm bảo tình trạng này không xảy ra thì tốt nhất là bạn nên nhổ răng khôn trước khi tiến hành niềng răng chỉnh nha.

  • Không có khoảng trống trên cung hàm để thực hiện niềng răng

Với các trường hợp răng mọc thẳng, nhưng trên khung hàm không đủ khoảng trống để dịch chuyển các răng khi niềng. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bắt buộc phải nhổ răng số 8 để tạo khoảng trống hỗ trợ công tác niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Răng mọc chen chúc, răng bị hô hoặc móm nặng

Với các trường hợp này khung xương hàm nhỏ nên khi niềng không có không gian để có thể kéo dịch chuyển các răng về đúng vị trí của chúng. Vì vậy bạn cũng phải nhổ bỏ răng khôn để có đủ không gian thực hiện niềng răng.

TÌM HIỂU: Răng Khấp Khểnh Có Niềng Được Không? Thực hiện như thế nào?

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cần nhổ bỏ
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cần nhổ bỏ

Việc nhổ răng khôn đem lại nhiều lợi ích cho quá trình chỉnh nha, đồng thời đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất. Các lợi ích của việc nhổ răng số 8 khi niềng răng có thể kể đến như:

  • Tạo khoảng trống trên cung hàm giúp răng dịch chuyển khi niềng chính xác hơn

Niềng răng là phương pháp dịch chuyển các răng về đúng vị trí của chúng, trong khi đó răng khôn lại là chiếc răng hàm chiếm diện tích lớn trên cung hàm. Tuy nhiên nếu không có khoảng trống để dịch chuyển thì việc nhổ răng khôn là cần thiết. Vậy “niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không” thì câu trả lời đó là tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp phù hợp và thông thường sẽ là có.

XEM THÊM: Niềng Răng Trong Suốt – Giải đáp chi tiết mọi thắc mắc.

  • Làm giảm biến chứng răng khôn và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng một cách hiệu quả

Răng khôn thường mọc trong cùng hàm răng nên việc vệ sinh rất khó khăn, đặc biệt các răng mới mọc có thể gây nhiễm trùng, sâu răng, u nang răng khi răng mọc ngầm, các bệnh về nướu… Vì vậy nên nhổ răng khôn để giúp niềng răng hiệu quả hơn và ngăn ngừa các bệnh về răng cùng các biến chứng nguy hiểm.

  • Làm giảm nguy cơ xô lệch hàm và đem lại hiệu quả cao khi niềng răng

Nẹp răng có phải nhổ răng không, các chuyên gia nha khoa cho biết hầu hết các trường hợp nên thực hiện nhổ răng, đặc biệt là răng số 8. Răng khôn mọc lệch gây ra tình trạng xô lệch răng, lệch khớp cắn thậm chí là gãy chân răng. Khi nó mọc trong hoặc sau khi niềng răng cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình niềng răng.

Như vậy có thể thấy, nhổ răng khôn là điều vô cùng cần thiết khi nẹp – niềng răng. Tuy nhiên để quyết định có nên nhổ bỏ răng khôn hay không, bạn nên tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện, cơ sở nha khoa uy tín.

Nhổ răng khôn giúp chỉnh nha thuận lợi, hiệu quả
Nhổ răng khôn giúp chỉnh nha thuận lợi, hiệu quả

Lưu ý chăm sóc răng miệng trước và sau khi nhổ răng khôn để niềng răng

Khi quyết định nhổ răng khôn bạn cần lưu ý một số vấn đề chăm sóc răng miệng trước, sau khi nhổ răng và lưu ý khi niềng răng như sau:

Các lưu ý chăm sóc răng miệng hữu ích cho việc nhổ răng khôn

Trước và sau khi nhổ răng khôn, chúng ta cần:

  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi nhổ răng để kết quả nhổ răng được như ý.
  • Nếu bạn có tiền sử bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, phụ nữ đang có thai, cho con bú, hoặc bị dị ứng với loại thành phần nào của thuốc,… cần nói cho bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có khi thực hiện nhổ răng khôn.
  • Chăm sóc răng miệng sạch sẽ bằng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluor, sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám còn sót lại.

Các lưu khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý:

  • Cần loại bỏ các thói quen xấu như cắn móng tay, xé vỏ bao bì, xé mác quần áo, mở nắp chai, nhai đầu bút…. để tránh gây tác động xấu đến niềng răng làm lệch mắc cài, bung dây cung, gãy hỏng khí cụ niềng răng.
  • Hạn chế hoạt động mạnh đặc biệt là chơi thể thao vận động mạnh.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bổ sung omega, trái cây như nho, táo,…
  • Thay vì ăn các thức ăn quá nóng, lạnh, dai, cứng nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, được cắt nhỏ, để tránh gây vỡ dây, khung của nẹp và sự tấn công của axit, vi khuẩn có hại.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải chuyên dụng, súc miệng bằng nước muối loãng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên….
  • Tái khám răng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ ít nhất 2 lần/năm để phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý về răng miệng cũng như biến chứng sau niềng răng.

Như vậy, các chuyên gia đã giúp chúng ta giải đáp câu hỏi “niềng răng có phải nhổ răng khôn không?”. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên đến trực tiếp các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tham khảo các tư vấn từ các bác sĩ.

Dịch vụ

Chất liệu

Quy trình

Câu hỏi thường gặp

Nụ hôn là cách để thể hiện tình cảm với người yêu, thể hiện sự lãng mạn của các cặp đôi. Bởi vậy rất nhiều người lo lắng không biết niềng răng có hôn được không. Các chuyên gia khẳng định khi chỉnh nha bạn vẫn có thể hôn bình thường, tuy nhiên cần chú ý đến thời gian, giai đoạn chỉnh nha để có được nụ hôn ngọt ngào, tránh gây cản trở quá trình răng dịch chuyển [1].

Bạn có thể áp dụng một số mẹo để có nụ hôn lãng mạn như: Nên hôn sau khoảng 1 - 2 tuần để khí cụ ổn định trong miệng, thực hiện từ từ, nhẹ nhàng để không chạm vào mắc cài, có thể dùng sáp nha khoa và đặc biệt cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ [2].

Cười hở lợi là tình trạng nướu ở hàm trên bị lộ quá mức khi cười, lúc này mô nướu có thể bị lộ nhiều hơn 3mm và chia thành 4 mức độ: Mức độ nhẹ (lộ nướu ít hơn 25% chiều dài răng), mức độ trung bình (lộ nướu ít hơn 50% chiều dài răng), mức độ trên trung bình (lộ nướu ít hơn 100 chiều dài răng), mức độ nặng (lộ nướu nhiều hơn 100% chiều dài răng) [1].

  • Nguyên nhân gây cười hở lợi: Thân răng ngắn, xương ổ răng bị gồ, răng hàm trên mọc không đều [2].
  • Tác hại của tình trạng này đó là gây mất thẩm mỹ, kém duyên, tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống [3].
  • Có nhiều biện pháp xử lý cười hở lợi cho từng tình trạng và nguyên nhân khác nhau: Phẫu thuật làm dài thân răng, tạo hình làm dài môi trên, tiêm hoặc định vị vị trí cơ nâng môi trên, cắt nướu kết hợp chỉnh nha [4].

Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến quá trình niềng răng. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ đảm bảo niềng răng thuận lợi, nhanh chóng, đạt kết quả cao, tránh rủi ro phát sinh.

  • Người niềng răng nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa, các món ăn chế biến từ trứng, ngũ cốc dinh dưỡng, thức ăn nấu chín mềm và rau, củ, quả, vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vừa tránh ảnh hưởng đến dây cung, mắc cài hay khay niềng [1]. 
  • Cần tránh thực phẩm có hại cho khí cụ niềng răng, cản trở quá trình răng dịch chuyển như đồ ăn dai, dẻo, quá cứng, giòn, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh hay thực phẩm nhiều tinh bột [2].
  • Lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra quá trình răng dịch chuyển và xử lý nhanh những vấn đề phát sinh [3].

Thời gian niềng răng mất bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi niềng, tình trạng răng, thói quen vệ sinh và chế độ ăn uống, cụ thể thể như sau:

  • Trẻ em có thời gian niềng dao động trong khoảng 6 tháng - 1 năm do không cần nhổ răng cũng như đeo thêm khí cụ phức tạp.
  • Trung bình thời gian của một ca niềng răng cần điều trị trong khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, con số này là không có định vì đối với các trường hợp khung răng hoặc xương hàm gặp tình trạng nghiêm trọng, thời gian có thể sẽ kéo dài lên đến 3 năm. 
 

Bộ niềng răng tại nhà là các khí cụ niềng răng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng và lựa chọn sử dụng [1]. Một số loại niềng răng tại nhà mà khách hàng có thể thực hiện như sử dụng dây thun niềng răng, máng nhựa, dây thép niềng răng, mắc cài tự chế để niềng răng [2]. Trong quá trình mình rằng bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thăm khám nha khoa thường xuyên để được kiểm tra và hỗ trợ [3].

Nếu đang ở miền Bắc, bạn có thể tham khảo nha khoa ViDental, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Quân Y 105 Hà Nội [1]. Đối với người dân miền trung, không nên bỏ qua bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế, C Đà Nẵng [2]. Tại miền nam các địa chỉ nổi bật có thể kể tới như bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn, Đại học Y Dược TP.HCM, Răng hàm mặt Trung ương [3]. Giai đoạn mới niềng răng, bạn cần hết sức chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng, có chế độ ăn uống hợp lý, không tự ý điều chỉnh khí cụ và thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ [4].

Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa, nhưng không phải cơ sở nào cũng có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ. Việc lựa chọn nơi thực hiện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha của bạn, vì vậy hãy lưu ý tìm hiểu thật kỹ càng. Một số trung tâm nổi bật mà bạn có thể tham khảo như Nha khoa ViDental, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Quân y 108,...

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo