Đeo Thun Liên Hàm Có Tác Dụng Gì? Lưu Ý Khi Sử Dụng

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Thun liên hàm là một vòng cao su được gắn trên răng hàm, tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn và điều chỉnh khớp cắn về chuẩn tỷ lệ.

  • Thun liên hàm sử dụng cho trường hợp răng mọc lộn xộn, răng khểnh, khớp cắn hở, sâu,… 
  • Thun có 3 loại tương ứng với từng trường hợp nhất định, bạn cần tham khảo ý kiến trước khi sử dụng.
  • Trước khi thực hiện đeo thun cần rửa sạch tay, đeo đúng vị trí và thay thun hằng ngày. Sau đó, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách và bảo quản thun cẩn thận.

Thun liên hàm là gì? Có tác dụng như thế nào?

Thun liên hàm là một vòng cao su có độ đàn hồi cao, được gắn ở cả hàm trên và dưới giúp tạo lực kéo ổn định, dịch chuyển răng có thể về đúng vị trí mong muốn như trong phác đồ điều trị đã đề ra. Loại khí cụ này sẽ được gắn trực tiếp lên các móc có sẵn của mắc cài hay gắn vào minivis để điều chỉnh răng. Thun liên hàm không dành cho mọi trường hợp mà sẽ sử dụng phổ biến trong phương pháp niềng răng mắc cài thường, cải thiện các vấn đề như:

  • Răng mọc không đều, khểnh 1 hoặc 2 bên.
  • Khớp cắn hở, khớp cắn cắn đối đỉnh.
  • Răng mọc lệch, chìa ra trước hoặc sau, chếch qua cao so với xương hàm.

Răng sẽ vì đúng vị trí mong muốn nhờ lực kéo của dây cung và mắc cài. Tuy nhiên, nếu chỉ về đúng vị trí là chưa đủ vì răng chỉ thẳng hàng khi ở hàm riêng biệt. Trong khi đó, việc chỉnh nha là giúp điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí, đảm bảo đường giữa về đúng tỉ lệ, hàm trên và dưới có độ tương xứng nhất định.

hun liên hàm là một vòng cao su có độ đàn hồi cao, được gắn ở cả hàm trên và dưới
hun liên hàm là một vòng cao su có độ đàn hồi cao, được gắn ở cả hàm trên và dưới

Chính vì vậy, việc đeo thun liên hàm sẽ làm tăng lực kéo giữa các răng và giữ các răng tương xứng với mỗi hàm, tổng thể khuôn mặt cũng sẽ trở nên hài hòa hơn.

Các loại thun liên hàm

Trên thị trường hiện nay đang có 3 loại thun liên hàm được sử dụng phổ biến. Tùy vào phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ sử dụng loại thun khác nhau. Sau đây cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại thun liên hàm:

  • Thun liên hàm loại 1: Áp dụng trong trường hợp đóng khoảng giữa các khe hở của răng. Bác sĩ sẽ móc thun từ vị trí răng nanh, răng hàm trên cho đến răng hàm dưới để tạo lực kéo vừa đủ.
  • Thun liên hàm loại 2: Đây là loại thun được sử dụng khi phải nhổ răng để củng cố điểm neo. Với loại thun này, bác sĩ sẽ móc thun từ răng hàm dưới đầu tiên cho tới răng nanh của hàm trên.
  • Thun liên hàm loại 3: Sử dụng khi răng hàm dưới bị hở, giúp cho phần răng hàm trên được nâng lên và phần răng hàm dưới sẽ được rút lại.

Cách đeo thun liên hàm chính xác nhất

Để đảm bảo hiệu quả của việc đeo thun liên hàm trong quá trình niềng răng, người niềng cần thực hiện việc thay đổi thun hàng ngày. Áp dụng cách đeo đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể tự thực hiện quy trình này tại nhà.

Quy trình thực hiện này không quá phức tạp, bạn có thể tự thao tác tại nhà bằng cách đứng trước gương và há miệng thật to. Sử dụng một hoặc cả hai tay để kéo dây thun ra và sau đó đặt thun vào vị trí đã được hướng dẫn trước đó bởi bác sĩ. Điều này đảm bảo rằng thun được đặt đúng cách và tạo ra lực để hỗ trợ quá trình điều chỉnh răng. Việc thực hiện đúng cách cũng giúp giảm nguy cơ tổn thương và đảm bảo thoải mái khi đeo thun. 

Lưu ý khi đeo thun liên hàm

Với một vài lần đầu, bạn có thể vẫn lúng túng khi đeo nhưng qua tới những lần tiếp theo thì thao tác này sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Để việc đeo thun liên hàm có hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một vài điều dưới đây:

  • Thời gian đeo thun liên cần được đảm bảo khoảng 20 giờ kể cả trong giấc ngủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chun liên hàm có rất nhiều màu, giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc mà mình yêu thích.
  • Thun niềng cần được thay thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần/ ngày, cách nhau 12 tiếng để đảm bảo độ đàn hồi tốt nhất.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng 2 lần mỗi ngày kết hợp sử dụng tắm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Bạn chỉ nên tháo thun khi ăn uống và vệ sinh răng miệng để thuận tiện nhất. Tránh tình trạng đứt thun có thể dẫn tới trường hợp xấu như chảy máu răng và đau răng.
  • Bạn cần chuẩn bị dây thun dự phòng để tránh tình trạng bị rơi mất đứt dây chun khi đang sử dụng.
  • Trước khi đeo hoặc tháo thun bạn cần rửa tay sạch sẽ, tránh lây nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Việc bảo quản dây thun cẩn thận là điều vô cùng quan trọng, tránh đặt ở nơi ẩm ướt hay trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Chỉ sử dụng dây thun theo số lượng mà bác sĩ quy định, sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới chân răng.
  • Khi sử dụng thun, bạn không nên há miệng quá to sẽ khiến dây thun mất đi tính co giãn, dễ bị đứt và làm ảnh hưởng đến các mô mềm trong khoang miệng.
Thời gian đeo thun liên cần được đảm bảo khoảng 20 giờ
Thời gian đeo thun liên cần được đảm bảo khoảng 20 giờ

Câu hỏi liên quan

Dưới đây là những câu hỏi về việc đeo thun liên hàm được rất nhiều khách hàng quan tâm, cụ thể như sau:

Thời gian đeo thun liên hàm trong quá trình niềng răng không thể được xác định một cách cụ thể. Bởi mỗi bệnh nhân mang đến những đặc điểm riêng biệt về tình trạng răng và cấu trúc hàm răng. Quyết định này hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ và chỉ định cụ thể cho từng trường hợp.

 

Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định dựa trên một số tiêu chí quan trọng như quá trình dịch chuyển của răng, đánh giá mức độ lệch của các răng trên cung hàm và kiểm tra khớp cắn để xác định liệu bạn có cần đeo thun liên hàm hay không. Từ những đánh giá này, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về thời gian cụ thể bạn cần đeo thun liên hàm.

Khi bắt đầu đeo thun liên hàm, một số người có thể trải qua cảm giác khó chịu và vướng víu khi có sự xuất hiện của thun trong miệng. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức này chỉ ở mức độ nhẹ và mất đi sau khoảng 4 - 5 ngày khi đã dần quen với việc đeo thun liên hàm.

 

Khi cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu quá mức, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ hay sử dụng thuốc để giảm bớt cơn đau. Việc tháo chun liên hàm có thể làm giảm hiệu quả của quá trình niềng răng, kéo dài thời gian đeo thun và răng sẽ cần thêm nhiều thời gian để có thể về vị trí mong muốn. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất, việc kiên nhẫn và tuân thủ quy trình điều trị là quan trọng.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về quá trình đeo thun liên hàm. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm được khái niệm, tác dụng, các loại thun liên hàm và cách sử dụng chi tiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài được quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo