Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Gì? Top 6 Mẹo Đơn Giản Nhất

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được vệ sinh miệng, lưỡi thường xuyên để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh bệnh lý nha khoa về sau. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên rơ lưỡi cho con ít nhất 1 lần/ngày hoặc khi thấy lưỡi bé bị rơi và lắng đọng nhiều cặn bẩn [1].

  • Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như: Nước muối, dùng lá hẹ, rau ngót, dùng nước trà xanh, mật ong, dung dịch Denicol,.... [2]
  • Chú ý khi thực hiện không để mảng bám rơi vào miệng trẻ, chỉ dùng nguyên liệu lành tính và thường xuyên vệ sinh, tiệt trùng miếng gạc rơ lưỡi để đảm bảo an toàn tuyệt đối [3].

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? Là vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Vì việc vệ sinh lưỡi rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn các phương pháp rơ lưỡi cho trẻ nhỏ vừa hiệu quả lại đảm bảo an toàn trong bài viết dưới đây. 

Tại sao phải thực hiện rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Không ít phụ huynh luôn cho rằng việc vệ sinh miệng cho bé ở những năm tháng đầu đời là không cần thiết. Trẻ đã có răng đâu mà phải vệ sinh hay trẻ có ăn gì mấy đâu mà chải răng. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm rất nghiêm trọng.

Quá trình rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng giống như việc đánh răng hàng ngày ở trưởng thành. Mục đích chính đều là  giúp lưỡi, răng được sạch sẽ, hạn chế các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.

Rơ lưỡi giúp khoang miệng của trẻ luôn sạch sẽ
Rơ lưỡi giúp khoang miệng của trẻ luôn sạch sẽ

Bề mặt lưỡi và khoang miệng trẻ sơ sinh chứa rất nhiều vi sinh vật có hại, gây mùi hôi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc lưỡi cảm nhận hương vị của đồ ăn của nếu như không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh thường xuyên bú sữa nên thường tích tụ những mảng bám, cặn sữa lâu ngày không được loại bỏ sẽ tạo thành tưa miệng gây khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và gây biếng ăn ở trẻ. Thậm chí, lâu ngày còn gây ra biến chứng nguy hiểm như bệnh nấm miệng, viêm nướu,… rất nguy hiểm.

Vì vậy, việc rơ lưỡi cho bé là rất cần thiết để đảm bảo con luôn khỏe mạnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, với trẻ sơ sinh nên rơ lưỡi ít nhất 1 lần/ ngày hay khi thấy thấy lưỡi bé bị rơi, nhiều cặn lắng đọng.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì?

Hiện nay có không ít các phương pháp rơ lưỡi cho trẻ tại nhà rất đơn giản, tuy nhiên không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả. Đặc biệt là nếu bạn không thực hiện đúng cách còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Dưới đây là một số phương pháp rơ lưỡi được sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao. Các bậc phụ huynh có thể yên tâm áp dụng để vệ sinh lưỡi cho bé yêu của mình.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì – Nước muối

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt nhất? Câu trả lời chính là nước muối, đặc biệt là nước muối sinh lý nồng độ 0,9% rất an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dung dịch này có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng như tưa lưỡi, viêm lợi, sún răng… hiệu quả.

Sử dụng nước muối để rơ lưỡi cho trẻ
Sử dụng nước muối để rơ lưỡi cho trẻ

Mặc dù dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi cho bé tưởng chừng đơn giản, nhưng thực hiện như nào đúng cách để đem lại hiệu quả cao thì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Áp dụng phương pháp này bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn chi tiết theo các bước sau:

  • Vệ sinh tay bằng cồn hoặc nước rửa tay trước khi thực hiện rơ lưỡi cho bé.
  • Sử dụng gạc y tế hoặc gạc rơ lưỡi chuyên dụng để đeo vào ngón trỏ. Dùng loại gạc mềm để tránh làm rát, đau lưỡi trẻ.
  • Bế trẻ vào lòng bàn tay sao cho để đầu trẻ nâng cao bằng đứng ngang ngực của mẹ. Sau đó mẹ nhúng tay đeo gạc vào cốc nước muối sinh lý rồi đưa tay từ từ vào miệng trẻ để tiến hành rơ lưỡi cho con.
  • Quá trình rơ lưỡi theo thứ tự ở 2 bên vùng má rồi mới đến các vị trí khác trong khoang miệng. Cuối cùng là rơ bề mặt lưỡi từ ngoài vào trong, không cho tay vào quá sâu dễ làm trẻ nôn trớ.

Lưu ý:

  • Nên tiến hành rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối khi bé đang đói, tốt nhất là khi bé bú sữa khoảng 10 – 15 phút.
  • Cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý thường áp dụng cho trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi.
  • Mẹ có thể thay nước muối sinh lý bằng nước ấm sạch để rơ lưỡi cho con hàng ngày.

Sử dụng lá hẹ

Lá hẹ là loại thực phẩm quen thuộc, được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn của mỗi gia đình. Nhưng ít ai biết rằng lá hẹ còn có tác dụng loại bỏ những mảng bám “đáng ghét” trên niêm mạc lưỡi của trẻ.

Sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ cũng rất đơn giản, quá trình thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 1 năm nhỏ lạ hẹ tươi, xanh.
  • Đem lá hẹ đi rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Đun sôi khoảng 300ml nước rồi cho lá hẹ vào khoảng 1 phút thì tắt bếp. Sau đó vớt lá hẹ chín ra xay hoặc dã nhuyễn.
  • Thêm vào dung dịch vừa thu được một chút nước lá hẹ đã đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước để làm rơ lưỡi.
  • Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần/tuần để làm sạch lưỡi cho trẻ, mẹ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Lưu ý: Áp dụng cho những trẻ sơ sinh từ 5 tháng tuổi trở lên.

XEM THÊM: Tưa Miệng Khi Mang Thai: Mẹ Cần Nhận Biết Sớm Để Điều Trị Kịp Thời

Không nên bỏ qua lá hẹ khi vệ sinh lưỡi cho trẻ
Không nên bỏ qua lá hẹ khi vệ sinh lưỡi cho trẻ

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch – Dùng nước rau ngót

Sử dụng rau ngót không chỉ là mẹo dân gian được truyền qua nhiều đời, mà phương pháp này còn được các chuyên gia đánh giá cao. Nước rau ngót giúp loại bỏ vụn thức ăn và mảng bám trên lưỡi bé rất hiệu quả. Để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị 1 nắm bàn tay người lớn lá rau ngót tươi, sạch không có thuốc
  • Đem lá rau ngót đi rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Sau đó đem rau ngót đun sôi khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp, rồi cho vào máy xay nhuyễn lấy nước cốt.
  • Dùng nước cốt rau ngót để rơ lưỡi cho bé vào mỗi buổi sáng hoặc tối.

Lưu ý: Chỉ nên rơ lưỡi bằng rau ngót khi bé được từ 5 tháng tuổi trở lên, vì trong rau ngót có thành phần gây  kích thích đường ruột làm hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị rối loạn và đi ngoài nhiều lần…

Trà xanh

Một trong những dung dịch rơ lưỡi an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng nhất là dùng trà xanh. Tinh chất có trong lá trà xanh giúp sát khuẩn và chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Vì vậy, đây là dược liệu rất hữu hiệu dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Dùng 1 năm lá trà xanh bánh tẻ, không chọn lá bị sâu rách.
  • Đem lá trà xanh đi rửa thật sạch và để ráo nước.
  • Bỏ lá trà vào nồi đun với nước sạch và thêm một vài hạt muối. Chờ khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp và để nguội.
  • Sử dụng nước trà xanh để rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày.

Lưu ý: Phương pháp dùng trà xanh để rơ lưỡi chỉ sử dụng với các bé đã trên 6 tháng tuổi.

Nước trà xanh có khả năng làm sạch lưỡi
Nước trà xanh có khả năng làm sạch lưỡi

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Sử dụng mật ong để vệ sinh lưỡi cho trẻ rất đơn giản, cách thực hiện như sau.

  • Chuẩn bị khoảng 2 thìa cafe mật ong nguyên chất.
  • Quấn gạc sạch quanh ngón tay trỏ rồi nhúng vào mật ong để bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ.
  • Sau khi rơ lưỡi bằng mật ong xong mẹ cho bé uống 1-2 thìa nước lọc để tráng miệng.

Hiện nay có không ba mẹ dùng mật ong để tiến hành rơ lưỡi cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, chúng ta chỉ nên cho trẻ ăn mât ong hay dùng mật ong để rơ lưỡi khi bé được hơn 1 tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện để tránh ngộ độc. Nguyên do là vì trong mật ong có chứa Clostridium botulinum – đây là thành phần có thể khiến trẻ bị khó thở, ngộ độc thần kinh…

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì – Dung dịch Denicol

Đây là sản phẩm được rất nhiều ba mẹ sử dụng để vệ sinh khoang miệng và rơ lưỡi cho con. Dung dịch Denicol là sản phẩm có chứa thành phần Natri borat an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngoài ra, dung dịch Denicol còn được các bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp điều trị bệnh răng miệng như: nấm miệng, viêm lợi, lở miệng và sưng lợi ở trẻ nhỏ.

Để rơ lưỡi cho trẻ bằng Denicol, mẹ chỉ cần dùng gạc rơ lưỡi để thấm và tiến hành như bình thường. Tuy nhiên, mẹ chú ý sử dụng loại gạc bông mềm để không làm tổn thương lưỡi, nướu của bé. Đặc biệt trong quá trình thực hiện cần cẩn thận tránh để trẻ nuốt dung dịch và làm trẻ bị tiêu chảy.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch Denicol
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch Denicol

Những lưu ý cần nhớ khi rơ lưỡi cho bé

Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh rất cần thiết, tuy nhiên phụ huynh cũng cần chú ý đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé. Theo lời khuyên của chuyên gia, việc rơ lưỡi cho bé sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi ba mẹ:

  • Không để tưa lưỡi, mảng bám rơi vào trong miệng trẻ, đồng thời tiến hành nhẹ nhàng để hạn chế gây kích thích cổ họng gây nôn chớ, sợ hãi ở trẻ.
  • Miếng gạc rơ lưỡi nên được tiệt trùng với nước muối sinh lý trước khi sử dụng các dung dịch khác.
  • Nếu sử dụng các dung dịch chuyên dụng hoặc thuốc để rơ lưỡi cho bé cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Các loại nguyên liệu tự nhiên dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng. Nên sử dụng các nguyên liệu có sẵn ở vườn nhà để tránh gây hại đến sức khỏe của trẻ.
  • Trường hợp đã áp dụng tất cả các phương pháp rơ lưỡi mà không thấy triệu chứng bệnh tiến triển thì nên đưa bé tới các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin cần thiết để giải đáp cho câu hỏi: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? Ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp vệ sinh răng miệng chúng tôi gợi ý trên đây để giúp hàm răng của con yêu luôn được sạch sẽ và khỏe mạnh.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo