Tưa Miệng Ở Người Lớn Và Trẻ Nhỏ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Tưa miệng khởi phát rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa biết rõ đây cụ thể là bệnh lý gì và khắc phục ra sao. Đa số người bệnh khi mắc tưa miệng đều để bệnh tự khỏi, tuy nhiên, bệnh vẫn gây ảnh hưởng rất lớn đến những hoạt động hằng ngày, đặc biệt là ăn uống.

Tưa miệng là gì?

Bệnh lý tưa miệng, tưa lưỡi nấm miệng là một thể nhiễm trùng trong khoang miệng, đặc trưng bởi một vi triệu chứng như lưỡi sần có màu trắng, đau rát, mỗi khi cọ vào đều cảm thấy rất rát và có thể chảy máu.

Các nghiên cứu về cá thể có bệnh cho thấy, tưa miệng khởi phát chủ yếu là do sự tấn công và phát triển của nấm Candida. Loại nấm này có thể gây bệnh và lan truyền bệnh ra các khu vực khác lân cận như vòm miệng, bên trong má, môi, cổ họng,…

Bệnh dễ xảy ra ở những đối tượng có sức đề kháng kém, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh tưa miệng ở người lớn cũng rất phổ biến, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan.

Ở các đối tượng mắc bệnh, môi trường trong khoang miệng sẽ giảm độ pH, lượng nước bọt tiết ra ít hơn rất nhiều so với bình thường nên miệng sẽ có dấu hiệu khô khan. Ở trẻ nhỏ, tưa miệng có vẻ ngoài khá giống với cặn sữa, tuy nhiên tưa miệng sẽ bám chắc hơn vào niêm mạc lưỡi, rất khó để làm sạch. Khi bố mẹ cố gắng vệ sinh có thể gây nên đau đớn cho con, khiến con quấy khóc, bỏ bữa, sụt cân,…

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
Tưa miệng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Tưa miệng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Tìm hiểu thêm: Tưa lưỡi – Nguyên nhân và giải pháp điều trị bệnh an toàn

Nhận biết các triệu chứng của tưa miệng

Không nhiều người để ý đến tình trạng lưỡi của mình, chỉ khi nhận thấy đau mới tìm hiểu nguyên nhân vi sao. Đa số các trường hợp đau nhức ở lưỡi là do nhiệt lưỡi, bỏng lưỡi hoặc răng cắn vào lưỡi và sẽ tự khỏi sau đó. Tưa miệng cũng có thể tự khỏi nhưng lâu hơn và gây đau đớn hơn, người bệnh có thể nhận biết tình trạng này thông qua một vài dấu hiệu như sau:

Bệnh lý khi mới hình thành:

  1. Lưỡi xuất hiện các mảng bám có màu vàng nhạt, mày trắng. Quan sát kỹ sẽ thấy các thành phần tương tự ở khu vực trong má, lợi, môi, trong amidan.
  2. Khi răng cọ vào lưỡi có cảm giác rát nhẹ, các thành phần mảng trắng không thể bị lấy đi, có thể bị chảy máu khi cố tình cào xước mạnh.
  3. Khoang miệng thường xuyên có cảm giác nóng rát, đau nhức, hơi có cảm giác sưng nhẹ như đang ngậm bông.
  4. Môi, vùng da quanh miệng, khóe miệng bị khô, nứt nẻ nặng, gây cản trở rất lớn khi nói chuyện lớn, há miệng lớn.
  5. Ăn uống trở nên khó khăn, ăn không ngon miệng do mất vị giác, khó phân biệt mùi vị của các món ăn; khó nuốt, khi nuốt có cảm giác đau, tức nhẹ.
  6. Trẻ nhỏ bên cạnh các triệu chứng có thể nhìn thấy tại niêm mạc miệng như trên còn có dấu hiệu bỏ bữa, bỏ bú, thường xuyên quấy khóc.
  7. Trẻ nhạy cảm với tất cả các loại đồ ăn và cảm giác sợ ăn uống, từ chối việc ăn uống.
  8. Trẻ sơ sinh bị tưa miệng có thể lây sang mẹ thông qua việc bú trực tiếp; lúc này mẹ có thể nhận thấy các bất thường như đầu ti nhạy cảm, ửng đỏ, căng nhẹ, vùng da quanh vú có cảm giác đau nhẹ sau khi em bé bú.

Bệnh lý ở giai đoạn tiến triển nặng:

Chủ quan và không điều trị bệnh khiến tưa miệng ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ hơn. Ở giai đoạn nặng, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng ở phạm vi khoang miệng mà còn có nguy cơ gây hại cho hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng:

  1. Các mảng bám có dấu hiệu dày hơn, chuyển sang màu vàng hơn và xuất hiện ở hầu hết các cơ quan trong khoang miệng.
  2. Đau xuất hiện ở cổ họng, đặc biệt khi nuốt sẽ có cảm giác nghẹn lại.
  3. Sốt nhẹ hoặc sốt cao, lúc này bệnh đã có dấu hiệu nhiễm trùng và nhiễm trùng lan ra vùng thực quản.
  4. Ở một số trường hợp người bệnh bị tiêu chảy nặng khiến cơ thể mất nước trầm trọng.
  5. Nặng hơn, vi khuẩn tấn công vào hệ cơ quan phía trong như phế quản, phổi và gây viêm, nhiễm nhấm.
Bệnh ở thể nặng gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe
Bệnh ở thể nặng gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe

Mẹ cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời về bệnh Tưa miệng khi mang thai

Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng

Để có phương án điều trị hiệu quả nhất, việc quan trọng là bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân sẽ được các bác sĩ chẩn đoán khi thăm khám, tuy nhiên người bệnh cũng cần tìm hiểu về các thông tin này để có phương án phòng ngừa bệnh. Bệnh tưa miệng là do các nguyên chính sau đây gây nên:

  • Nấm Candida: Đây là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về bệnh tưa miệng ở mọi đối tượng. Loại nấm tưa miệng này xuất hiện trong khoang miệng do nhiều lý do như: từ môi trường ngoài, từ ổ viêm nhiễm răng miệng,… Bình thường, số lượng vi khuẩn này tồn tại trong khoang miệng khá ít, chúng sẽ được kìm hãm bởi hệ vi khuẩn khoang miệng. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện nào đó thuận lợi để tăng trưởng, chúng sẽ phát triển một cách rất mạnh mẽ và tấn công vào nhiều hệ mô trong miệng, gây nên bệnh.
  • Virus: Bên cạnh nấm khuẩn, virus cũng được xem là yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh tưa miệng. Có rất nhiều loại vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng, trên lưỡi đến từ các tiếp xúc lưỡi hàng ngày. Những loại virus này cũng tương tự nấm khuẩn, phát triển khi có cơ hội và tấn công các mô xung quanh nó.
  • Sự suy yếu của hệ miễn dịch: Bệnh tưa miệng rất dễ khởi phát ở những người bị cảm cúm, bởi lẽ lúc này hệ miễn dịch của cơ thể rất yếu. Còn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sự phát triển của hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện nên việc bị vi khuẩn, virus tấn công là không thể tránh khỏi.
  • Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường: Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường có trong nước bọt sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Đây chính là điều kiện tốt cho nấm Candida sinh trưởng và phát triển.
  • Quá trình vệ sinh răng miệng không tốt: Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày là cách tốt nhất để ngăn chặn các bệnh lý răng miệng nói chung. Ở những trường hợp sơ sài khi vệ sinh răng miệng, nguy cơ mắc tưa miệng cũng sẽ rất cao. Bởi lẽ, trước hết các thức ăn dung nạp mỗi ngày sẽ mang theo vi khuẩn, chúng sẽ bám vào khoang miệng và trú ngụ lại nếu không được vệ sinh đúng cách.
  • Ảnh hưởng của kháng sinh: Những người đang điều trị bệnh lý bằng thuốc kháng sinh sẽ có nguy cơ mắc tưa miệng cao hơn. Bởi lẽ kháng sinh sẽ phần nào tiêu diệt một lượng vi khuẩn có lợi đối với cơ thể, sự cân bằng vi sinh sẽ bị phá vỡ.
  • Ảnh hưởng của liệu pháp điều trị bệnh ung thư: Các tác động từ hóa trị, xạ trị cũng sẽ khiến nhiều tế bào bị giết chết, trong đó có các vi khuẩn có lợi.
  • Người bị mắc các bệnh gây suy giảm khả năng miễn dịch: Các bệnh lý như HIV, bạch cầu,… khiến sức đề kháng tổng thể của cơ thể yếu đi rất nhiều. Không chỉ bệnh tưa miệng, những người này cũng dễ mắc bệnh hơn nhiều người khác.
  • Ảnh hưởng của các vấn đề khác về răng miệng: Nếu bạn là người đang đeo niềng răng, đeo răng giả, hút thuốc,… đều có khả năng mắc tưa miệng.
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh tưa miệng
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh tưa miệng

Xêm thêm: Bệnh Nấm miệng – Nguyên nhân gây bệnh và biện pháp điều trị hiệu quả

Bệnh tưa miệng có lây không?

Bị tưa miệng là sao? Tưa miệng có bị lây không? là thắc mắc chung của rất nhiều người. Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, bệnh tưa miệng CÓ KHẢ NĂNG LÂY LAN rất cao. Bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác nếu có sự tiếp xúc gián tiếp hoặc trực tiếp khiến vi khuẩn di chuyển.

Một vài trường hợp lây nhiễm bệnh điển hình người bệnh nên đề phòng:

  • Truyền miệng: Con đường truyền miệng là hình thức lây lan nhanh chóng nhất của bệnh lý này, khi có tiếp xúc thân mật vi khuẩn sẽ di chuyển theo nước bọt và nhanh chóng khởi phát nếu người kia có sức đề kháng kém.
  • Đường tình dục: Quan hệ tình dục bằng miệng hoàn toàn có thể khiến nấm khuẩn, virus lây nhiễm chéo với các vi khuẩn đường sinh dục khác (điển hình là nấm âm đạo). Khi vi khuẩn đã lây nhiễm có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
  • Đường sinh nở: Vi khuẩn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con thông qua quá trình sinh nở. Em bé sinh ra có thể mắc hoặc không mắc bệnh tùy theo thể trạng đề kháng.
  • Đường bú mẹ: Ở phụ nữ đang cho con bú, nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ có thể khiến nấm vú xuất hiện, khi em bé bú mẹ nấm sẽ di chuyển vào cơ thể con và khiến con nhiễm bệnh. Ngoài ra, nếu bé sơ sinh mắc bệnh và bú mẹ, vi khuẩn cũng có thể bám lên đầu ti và lây bệnh sang cơ thể mẹ.

Bên cạnh việc lây nhiễm từ người này sang người khác, bệnh tưa miệng hoàn toàn có thể lây nhiễm từ vùng này sang vùng cơ quan khác trên cùng cơ thể. Điển hình là việc lây nhiễm vi khuẩn gây viêm vòng họng, viêm amidan, nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Mách bạn: Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm an toàn và hiệu quả

Bệnh tưa miệng có nguy hiểm không?

Về cơ bản, chúng ta chỉ nhìn thấy tác hại của bệnh lý này bằng việc xuất hiện các cơn đau rát, khó chịu ở khoang miệng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Thực tế, bệnh nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ vì tiềm ẩn những mối nguy hại cho nhiều cơ quan khác như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phổi, viêm thực quản, tiêu chảy,…

Ở trẻ nhỏ, bệnh càng nguy hiểm hơn khi có thể khiến các bé chán ăn, mệt mỏi kéo dài, quấy khóc, mất sức và thường xuyên mất sức. Tình trạng bệnh kéo dài khiến cuộc sống và sức khỏe tổng thể cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên chủ quan với những dấu hiệu của bệnh. Ngay khi mới chớm phát hiện những biểu hiện đầu tiên, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Không điều trị sớm bệnh cũng có thể tiến triển nguy hiểm như các bệnh răng miệng khác
Không điều trị sớm bệnh cũng có thể tiến triển nguy hiểm như các bệnh răng miệng khác

Các bác sĩ sẽ xác định bệnh bằng việc khám trực quan, quan sát khoang miệng người bệnh để đánh giá mức độ tổn thương và các dấu hiệu lâm sàng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành dùng que gạt lưỡi để cạo mảng bám trên lưỡi để tiến hành xét nghiệm.

Xét nghiệm giúp xác định sự có mặt và mật độ vi khuẩn, đồng thời cũng giúp xác định xem bệnh có phải do bệnh tiểu đường hay các bệnh suy giảm miễn dịch khác gây nên hay không.

Tìm hiểu: Nấm lưỡi gây hôi miệng – Nguyên nhân, giải pháp điều trị cụ thể

Phương án điều trị bệnh tưa miệng

Tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng chúng ta cũng không nên để vậy không điều trị. Hiện tại cũng có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tùy thuộc vào mức độ và thể trạng của người bệnh. Tham khảo các phương pháp dưới đây nếu bạn cũng đang gặp các vấn đề liên quan đến bệnh tưa miệng:

Sử dụng các liệu pháp Tây y

Đây là cách kiểm soát và loại bỏ bệnh triệt để nhất. Phương pháp này có hiệu quả với hầu như mọi nguyên nhân gây bệnh và mọi cấp độ bệnh. Điều khiến nhiều người quan ngại khi sử dụng thuốc, các liệu pháp này đó là tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên, hãy yên tâm, chỉ cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, bạn sẽ không còn phải đối diện với các tác dụng phụ này. Cụ thể:

Với những trường hợp có yếu tố nguy cơ gây bệnh:

  • Bệnh nhân tiểu đường: Tiến hành kiểm soát lượng đường trong máu, đảm bảo chỉ số đường huyết ở mức cho phép, đảm bảo nấm khuẩn không có môi trường để phát triển.
  • Bệnh nhân đang điều trị hen suyễn bằng Corticoid dạng hít: Khuyến cáo sau mỗi lần sử dụng, người bệnh nên tiến hành làm sạch khoang miệng ngay sau đó bằng cách súc miệng nhiều lần với nước sạch.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc kháng sinh: Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể chuyển sang dùng loại phổ hẹp. Những đối tượng này cần sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự điều khiển liều lượng thuốc.
  • Đối tượng dễ bị khô miệng: Tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế việc nằm điều hòa lạnh và nên đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
  • Những người đang niềng răng, đeo răng giả: Luôn luôn phải vệ sinh các dụng cụ nha khoa có trong miệng và đảm bảo khoang miệng sạch sẽ. Nếu khí cụ nha khoa có gây xước nướu, cần khắc phục ngay.

Với những trường hợp phát hiện có nấm Candida gây bệnh:

Ở những trường hợp này, việc ngăn chặn yếu tố nguy cơ không đủ để cân bằng lại hệ vi sinh khoang miệng. Cách tốt nhất là sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt Candida, ví dụ như:

  • Fluconazole (Diflucan): Thuốc dạng uống có tác dụng chống lại sự phát triển của nấm
  • Mycelex Troche và các loại viêm ngậm khác có chứa thành phần clotrimazole
  • Các loại nước súc miệng chống nấm chuyên dụng, ở trẻ em có thể dùng tăm bông thấm lên các vùng tổn thương.
  • Thuốc Amphotericin B dùng cho những trường hợp nấm phát triển ở mức độ cảnh báo nghiêm trọng.
  • Thuốc Itraconazole chống nấm sử dụng cho những đối tượng không đáp ứng với các loại thuốc phía trên, đặc biệt là đối tượng nhiễm HIV.

Lưu ý: Việc dùng thuốc kháng nấm, chống nấm sẽ mang lại hiệu quả rất tốt nhưng không được khuyến cáo dùng dài ngày. Hầu hết các đơn thuốc sẽ được kê đơn dùng tối đa 14 ngày. Ngoài khoảng thời gian này, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thêm, tự ý tăng liều vì nguy cơ xảy ra tác dụng phụ là rất lớn.

Đặc biệt cẩn thận nếu dùng thuốc Tây y để trị bệnh
Đặc biệt cẩn thận nếu dùng thuốc Tây y để trị bệnh

Xem ngay: Hôi miệng nặng nên chữa bằng cách nào để khỏi hoàn toàn?

Dùng mẹo dân gian

Nếu e ngại việc dùng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm phương pháp điều trị sử dụng các dược liệu thân thuộc tại nhà. Các phương pháp này có ưu điểm lớn nhất là lành tính, an toàn tuy nhiên kèm theo đó là tác dụng không thực sự cao và nhanh như dùng thuốc. Các mẹo này chủ yếu dùng cho trẻ nhỏ và khi bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu chuyển biến nặng.

  • Dùng rau ngót: Chọn loại lá rau ngót không bị sâu, đem rửa thật sạch rồi vào máy xay xay nhuyễn cùng một chút nước lọc. Chắt bỏ bã, chỉ lấy phần nước, dùng gạc sạch thấm dung dịch và lau miệng. Người lớn có thể dùng nước để ngậm, súc miệng. Mỗi ngày có thể sử dụng cách này 2 – 3 lần, kiên trì lặp lại liên tục trong một vài ngày để nhận thấy hiệu quả.
  • Dùng cỏ mực kết hợp mật ong: Lá cỏ mực sơ chế sạch rồi đem giã nhuyễn và vắt lấy phần nước. Hòa nước cỏ mực với một vài giọt mật ong, khuấy đều rồi dùng thoa lên các vùng bị tưa miệng.
  • Dùng lá trà xanh: Nhờ công dụng kháng khuẩn của mình, lá trà xanh cũng được rất nhiều người sử dụng để chữa bệnh tưa miệng. Dùng lá trà đun cùng muối trắng, lấy nước đun thâm bông gạc và vệ sinh toàn bộ khoang miệng.
  • Dùng lá mít: Đem rửa sạch và phơi khô lá mít, sau đó cho vào bếp củi đốt cháy thành than. Than lá mít đem tán thành bột mịn, trộn với một chút mật ong rồi đem thoa lên vùng có dấu hiệu của bệnh. Bột lá mít có thể làm một lần rồi bảo quản dùng dần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.

Dùng thuốc Đông y

Đông y nhận định rằng, bệnh tưa miệng là do sự tích bệnh lâu ngày trong cơ thể, tỳ hư thấp thắng hoặc chứng nhiệt xông cùng với độc tà xâm nhập. Đông y chữa tưa miệng theo 2 thể bệnh chính:

Thể vị nhiệt:

  • Triệu chứng bệnh: Lưỡi đỏ, rêu lưỡi có màu vàng, các mảng tưa miệng có viền đỏ, môi lưỡi đều đỏ và có dấu hiệu viêm sưng, hơi thở có mùi, chảy nhiều nước bọt.
  • Bài thuốc: Đăng tâm, hoàng liên, sinh thạch cao, chi tử, sinh địa, hoàng cầm, hoàng bá.

Thể tỳ hư thấp thịnh:

  • Triệu chứng bệnh: Các mảng trắng dày lên và có viền màu hồng đỏ, sắc mặt tái, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đi ngoài phân lỏng, nước tiểu trong.
  • Bài thuốc: Cam thảo, ý dĩ, trần bì, bạch linh, thương truật, liên nhục, hậu phát, bạch biển đậu.

Bị tưa miệng ở người lớn nên ăn gì? Kiêng gì? Cách phòng bệnh

Có thể thấy bệnh lý tưa miệng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc ăn uống, do đó, hãy đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn uống khi không may mắc bệnh:

Thực phẩm nên ăn:

  • Các loại sữa chua, phô mai cung cấp lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể
  • Các loại hoa quả có nhiều vitamin C để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, những trường hợp có vết thương hở trong miệng nên tránh chọn loại quả có vị chua.
  • Uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng khô miệng và tăng khả năng đào thải độc tố.

Thực phẩm cần tránh:

  • Đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường, nhiều tinh bột vì đây sẽ là nguồn dinh dưỡng của của Nấm khuẩn, chúng sẽ có môi trường hoàn hảo để phát triển mạnh hơn.
  • Các đồ ăn có khả năng sẽ gây dị ứng, gây ngứa ngáy hoặc tăng thân nhiệt ví dụ như tôm, cua, cá,…
  • Các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị
  • Đồ ăn dầu mỡ, gây đổ mồ hôi
  • Đồ chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh
  • Đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…
Chú ý đến tất cả các loại đồ ăn hàng ngày để đảm bảo không khiến tổn thương nặng nề hơn
Chú ý đến tất cả các loại đồ ăn hàng ngày để đảm bảo không khiến tổn thương nặng nề hơn

Có thể bạn chưa biết: Hôi miệng do đâu? Các biện pháp xử lý hiệu quả nhất

Phòng ngừa bệnh tưa miệng bằng cách nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy chủ động phòng ngừa trước khi tưa miệng khiến cuộc sống sinh hoạt của bạn bị đảo lộn:

  • Thực hiện đúng chế độ ăn uống với các lưu ý như trên, vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn. Với những đối tượng đang niềng răng chỉnh nha, gắn khí cụ trong khoang miệng cần sử dụng các dụng cụ làm sạch chuyên dụng để vệ sinh kỹ càng hơn.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng và kiểm soát tốt các bệnh lý cơ thể khác.
  • Ngừng ngay việc hút thuốc lá
  • Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ thường xuyên để dự phòng các vấn đề có thể xảy ra.

Khám tưa miệng ở đâu tốt nhất?

Bệnh tưa miệng có thể điều trị tại nhà nhưng cũng cần được thăm khám và tư vấn khi có những dấu hiệu chuyển biến nặng. Hầu hết các bệnh viện lớn có khoa răng hàm mặt đều có khám bệnh tưa miệng, bạn đọc có thể tham khảo một vài gợi ý sau:

  • Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương: Một trong những bệnh viện hàng đầu về điều trị bệnh lý răng miệng. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi thăm khám tại đây vì tất cả các bác sĩ đề có chuyên môn sâu về nha khoa điều trị. Ngoài ra, hệ thống thiết bị tại đây cũng đảm bảo quá trình chẩn đoán có thể cho kết quả chính xác nhất.
  • Bệnh viện Răng hàm mặt TPHCM: Địa chỉ khám bệnh uy tín khu vực phía nam này đã được công nhận bởi rất nhiều người bệnh. Với đầy đủ các chuyên khoa về điều trị và chỉnh hình nha khoa, bệnh viện có thể đảm nhận chữa trị tất cả các bệnh lý về răng miệng bạn đang gặp phải.
  • Khoa Răng hàm mặt BV Nhi Trung Ương: Nếu bạn có con em đang có các triệu chứng bệnh tưa miệng có thể tiến hành thăm khám tại đây. Với kinh nghiệm điều trị cho trẻ nhỏ, các bác sĩ tại đây bên cạnh trình độ chuyên môn cao còn rất nhiệt tình, nhẹ nhàng với các bệnh nhân nhí.

Bạn không nên chủ quan với bệnh tưa miệng cho dù mức độ nguy hiểm của bệnh không quá nghiêm trọng. Hãy điều trị sớm ngay từ khi mới phát hiện để đảm bảo bệnh không ảnh hưởng đến các cơ quan khác cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo