Niềng Răng Trainer: Review Và Cách Dùng Hiệu Quả
Niềng răng silicon trainer được biết đến như một công cụ hỗ trợ niềng răng bằng silicon cho người lớn và trẻ em ở giai đoạn đầu. Đây là phương pháp chỉnh nha tháo lắp ngay tại nhà, có tác dụng định hình form răng chuẩn, giúp răng mọc đều, được cho là an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến niềng răng silicon trainer.
Niềng răng trainer là gì?
Niềng răng silicon hay còn gọi là Hàm Trainer là công cụ hỗ trợ niềng bằng Silicon cho người lớn và trẻ em ở giai đoạn đầu. Hàm trainer là công cụ được làm chủ yếu từ vật liệu tổng hợp như silicon mềm và an toàn trong nha khoa. Đây là một trong những phương pháp niềng răng phổ biến được thiết kế hình parabol ôm sát vào cung răng tự nhiên, không có mắc cài hay dây cung.
Phương pháp này giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí, từ đó tránh tình trạng răng mọc lệch hoặc hỗ trợ việc chỉnh nha sau này. Khi đeo hàm trainer trong khoảng thời gian thay răng sữa hay răng vĩnh viễn mới học, xương hàm đang trong quá trình hoàn chỉnh còn dễ uốn nắn nên sẽ mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, phương pháp này còn góp phần trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí ở độ tuổi người lớn.

Có rất nhiều loại hàm trainer dành cho nhiều đối tượng, mục đích khác nhau. Do đó, người dùng cần tìm hiểu để chọn ra đúng loại hàm phù hợp cho trẻ nhằm đạt hiệu quả tối đa cho viết chỉnh khớp cắn và răng hàm.
Niềng răng silicon trainer phù hợp với đối tượng nào?
Phần lớn trẻ em đều gặp vấn đề về răng như răng không đều đặc biệt ở độ tuổi 3 đến 5 tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường bắt nguồn từ các yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đó thói quen thở bằng miệng, mút ngón tay cái, tật đẩy lưỡi.
Khi trẻ có vấn đề về răng miệng, bạn cần đưa trẻ tới nha khoa để được tư vấn và điều trị các vấn đề về răng miệng càng sớm càng tốt. Các trường hợp được cân nhắc tiền chỉnh nha nói chung, sử dụng hàm trainer nói riêng bao gồm:
- Răng quá thưa.
- Răng chen chúc.
- Răng không đều.
- Khớp cắn sâu (răng hô) – Hàm trên chìa ra ngoài hàm dưới.
- Khớp cắn chéo – Răng mọc lộn xộn, không đều hoặc mọc chồng lên nhau.
- Khớp cắn ngược (răng móm) – Răng hàm dưới bao trọn răng hàm trên, ngược lại với khớp cắn sâu.
- Khớp cắn hở – Hai hàm không thể đóng khít như người bình thường và cần sự can thiệp của nha khoa.

Hậu quả của tình trạng lệch khớp cắn có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ người bị, gây khó khăn khi nhai, phát âm và dễ bị chấn thương. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dễ bị sâu răng và mắc các bệnh về nha chu hơn.
Phân loại niềng răng silicon trainer
Hiện nay trên thị trường, hàm trainer Myobrace là máng chỉnh nha thông dụng nhất cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Các hàm trainer của Myobrace được chia ra theo hệ thống của từng đối tượng bao gồm:
Hàm trainer dòng Juniors
Hàm trainer dòng Juniors (ký hiệu là J) là công cụ 2 giai đoạn bao gồm J1, J2, J3 dành cho trẻ em trong giai đoạn mọc răng sữa. Loại hàm này giúp ngăn ngừa thói quen xấu tác động đến quá trình mọc răng, tạo lực nhẹ giúp điều chỉnh, nới rộng hàm nhằm tạo thêm chỗ cho quá trình mọc răng vĩnh viễn. Đây là phương pháp điều trị sớm giúp trẻ tránh phải niềng răng sau này.
Hàm niềng răng trainer giai đoạn răng sữa này thường có cấu trúc mềm dẻo, có các đệm khí tạo lực nhẹ giúp lưỡi đặt đúng vị trí, hạn chế thói quen mút tay, thở miệng. Đồng thời giúp trẻ tập nhai đúng cách, tác động tích cực đến sự phát triển của cơ hàm mặt. Ba mẹ nên sử dụng loại hàm này cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi 1 giờ mỗi ngày và qua đêm trong khi đang ngủ.
Hàm trailer dòng Kids
Hàm trailer dòng Kids (ký hiệu là K) là công cụ 3 giai đoạn bao gồm K1, K2, K3 dành cho trẻ trong giai đoạn răng hỗn hợp. Loại hàm này giúp điều chỉnh các thói quen xấu, tình trạng sai khớp cắn, ngăn ngừa chen chúc răng hàm trên dưới. Đồng thời điều chỉnh tình trạng khớp cắn sâu và cắn hở. Hàm dòng Kids có thiết kế tương tự dòng Juniors nhưng có kích thước lớn hơn dòng Juniors nhưng có kích thước và độ cứng cao hơn.

Bạn nên sử dụng loại hàm này cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi 1 giờ mỗi ngày và qua đêm khi đang ngủ.
Xem thêm: Review phương pháp niềng răng trainer tại nhà chi tiết nhất
Niềng răng trainer dòng Teens
Hàm trainer dòng Teens (ký hiệu là T) là công cụ 4 giai đoạn bao gồm T1, T2, T3, T4 dành cho trẻ trong giai đoạn răng vĩnh viễn. Loại hàm này đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến sự phát triển toàn diện cho răng của trẻ. Đồng thời giúp chỉnh răng thẳng, đúng vị trí mà không cần niềng răng (nếu tuân thủ tốt). Ba mẹ nên sử dụng loại hàm này cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi 1 giờ và qua đêm trong khi ngủ.
Niềng răng trainer dòng Adults
Hàm trainer dòng Adults (ký hiệu là A) là công cụ 3 giai đoạn bao gồm niềng răng trainer A1 A2 A3 dùng trong giai đoạn niềng răng vĩnh viễn, răng hàm đã mọc hoàn thiện. Loại hàm này có thể được sử dụng trong trường hợp răng hàm bị lệch nhẹ hoặc kết hợp các khí cụ điều chỉnh răng như niềng răng. Đồng thời, đây cũng là công cụ ngăn ngừa tình trạng chạy răng (răng có xu hướng về vị trị cũ sau niềng).
Niềng răng trainer Alignment dành cho người lớn này có kích thước lớn để phù hợp với các bộ răng hàm đã phát triển hoàn chỉnh, thành phần cấu tạo cũng dày và cứng hơn để tác động lực lên hàm răng đã phát triển hoàn thiện. Tương tự các loại hàm khác, bạn sử dụng 1 giờ mỗi ngày và qua đêm trong khi đang ngủ.
Niềng răng bằng nhựa silicon có hiệu quả không?
Việc đeo hàm trainer thường được chỉ định của Bác sĩ cho những trường hợp trẻ trong độ tuổi từ 5-10 tuổi, lúc đó trẻ chưa thay hết răng. Điều này quan trọng cho sự phát triển của hàm răng bé khi trưởng thành. Ưu điểm của việc sử dụng niềng răng bằng nhựa silicon như sau:
- Giúp trẻ có một hàm răng đều, đúng khớp cắn: Việc đeo các hàm trainer Silicon theo chỉ định bác sĩ để điều hướng các răng mọc lệch khớp cắn và điều khớp cắn. Điều này là cần thiết và rất tốt cho sự phát triển của trẻ khi trưởng thành. Trong một số trường hợp, đeo hàm trainer mà trẻ lớn lên không cần phải đeo niềng răng vẫn có có một hàm răng đều và đúng khớp cắn hoặc nếu tình trạng sai lệch nhiều thì khi trẻ bước vào giai đoạn cần phải niềng răng cũng sẽ hiệu quả và rút ngắn thời gian hơn.
- Giúp trẻ hạn chế những thói quen xấu: Trẻ nhỏ thường có những thói quen không tốt như tật đẩy lưỡi, mút tay, bú bình, chống cắm… Những thói quen này sẽ khiến răng bị hô, móm, thừa, lệch lạc khi trưởng thành. Chính vì thế, việc đeo hàm trainer có tác dụng hạn chế những thói xấu này của bé.
- Ít đau nhức hay khó chịu cho trẻ: Niềng răng silicon khá mềm, không chứa dây cung niềng răng và tương thích với hàm răng nên hạn chế tình trạng khó chịu, đau đớn hay vướng víu. Đồng thời đeo hàm trainer sớm giúp trẻ điều hướng răng sai khớp cắn, hạn chế nguy cơ niềng răng sau này. Từ đó hạn chế nguy cơ niềng răng, phẫu thuật hàm khi trưởng thành hoặc nếu bắt buộc phải niềng răng thì thời gian có thể rút ngắn và ít đau nhức hơn.

Theo các nha sĩ, các loại hàm trainer được dùng để nắn chỉnh răng cho trẻ nhỏ trong độ tuổi 5 đến 10 tuổi. Ở người lớn có hàm răng bị hô, móm, thừa, lệch lạc thì việc đeo hàm trainer bằng silicon không mang đến hiệu quả như mong đợi. Vì lúc này, cấu trúc răng và xương hàm đã cứng, cần phải sử dụng những khí cụ vững chắc hơn với lộ trình và phác đồ điều trị thích hợp từ Bác sĩ.
Ngoài ra, việc tự ý mua hàm trainer cho trẻ có thể gây ra nhiều nguy cơ như hàm trainer không tương thích với cấu trúc xương hàm của trẻ, ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn.
Việc đeo hàm trainer chỉ là bước cải thiện hoặc ngăn ngừa thói quen xấu, sai lệch cấu trúc răng chứ không hoàn toàn khắc phục các khiếm khuyết ở răng. những trường hợp răng bị hô, móm hàm do di truyền, các loại trainer có thể chỉ hỗ trợ 1 phần cứ không can thiệp hoàn toàn. Trẻ có thể vẫn phải phẫu thuật hàm để đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.
Mua hàm trainer ở đâu? Hàm trainer giá bao nhiêu?
Được quảng cáo có giá thành rẻ, lại đang tạo ra từ cơn sốt mạng xã hội nên niềng răng bằng Silicon đang là đề tài đáng quan tâm đối với nhiều khách hàng có nhu cầu chỉnh nha.
Có rất nhiều loại hàm trainer được thiết kế riêng cho từng giai đoạn mọc răng khác nhau cũng như từng loại trường hợp mọc lệch khác nhau của mỗi người. Bạn có thể mua hàm trainer ở các trang mạng uy tín hoặc cửa hàng bán dụng cụ vật liệu nha khoa uy tín trên toàn quốc. Để yên tâm hãy tới các cơ sở nha khoa vì tại các cơ sở nha khoa sẽ có bác sĩ nha khoa tư vấn và chọn cho bạn hàm trainer phù hợp nhất.
Trên thị trường hiện nay, các hàm Silicon có giá bán trung bình khoảng vài trăm đến khoảng 1 triệu đồng. Mức chi phí này rất thấp so với chi phí niềng răng thông thường. Chính vì vậy, nhiều người vì tiết kiệm chi phí mà chọn sử dụng loại niềng răng silicon tại nhà, mặc kệ những khuyến cáo của bác sĩ chuyên môn.
Chi phí niềng răng trung bình từ 27 triệu trở lên (niềng răng mắc cài kim loại có giá rẻ nhất thị trường từ 27-35 triệu). Mức chi phí này có thể là một khoản khổng lồ đối với nhiều người. Nhiều nơi đã tạo điều kiện trả góp, chia nhỏ chi phí trung bình 1 triệu/tháng đến khi thanh toán hoàn tất gói niềng.
Cách dùng niềng răng silicon
Cách sử dụng niềng răng Silicon khá đơn giản và mọi người hoàn toàn có thể thực hiện được. Các bậc phụ huynh có thể tự đeo niềng cho trẻ tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
- Đặt hàm silicon vào miệng.
- Chạm môi trên và dưới, thở bằng mũi.
- Cắn nhẹ vào niềng răng.
- Sử dụng 2-3 tiếng mỗi ngày và 6-8 tiếng khi đi ngủ.
- Rửa kỹ với nước và cất cẩn thận vào hộp sau khi dùng.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cần Cha mẹ có thể tự niềng cho con tại nhà và giúp bé tuân thủ các bước sau đây:
- Thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ là việc cần thiết nếu ba mẹ có ý định cho trẻ đeo loại niềng răng bằng silicon.
- Theo dõi xem trẻ có thói quen, tật xấu nào không để báo với bác sĩ điều trị.
- Cùng với bác sĩ lựa chọn cho trẻ loại hàm phù hợp với tình trạng và giai đoạn phát triển.
- Cho trẻ ngưng sử dụng hàm silicon nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu sưng lợi hoặc đau răng. sau đó bạn nên thông tin lại cho bác sĩ điều trị để có lợi khuyên đúng đắn.
- Cho trẻ đeo hàm 1-2 giờ vào ban ngày và 8 giờ vào ban đêm. Ban đầu có thể trẻ sẽ không quen với sự có mặt của hàm nhựa dẻo. Bạn có thể cho trẻ đeo trong thời gian ngắn và dần dần cho trẻ đeo đúng thời gian tiêu chuẩn.
Lưu ý khi sử dụng hàm trainer
Bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng hàm trainer bao gồm:
- Chú ý thói quen xấu của trẻ có khả năng ảnh hưởng để sử dụng sớm.
- Tạm ngưng sử dụng hàm và báo cho nha sĩ khi trẻ có dấu hiệu đau hay viêm nha chu.
- Cần tham khảo ý kiến nha sĩ về tình trạng răng và loại phù hợp trước khi có ý định sử dụng hàm.
- Mỗi loại hàm có thông số và ký hiệu riêng cho từng đối tượng và độ tuổi sử dụng, do đó bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi dùng.
- Vệ sinh hàm trainer thường xuyên bằng nước sạch hoặc ngâm vào nước muối pha loãng, đồng thời bảo quản nơi khô ráo.
Để đáp ứng tất cả những điều trên, bạn nên đi khám hoặc đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn rõ nhất về tình trạng răng và lựa chọn loại hàm phù hợp.
Hy vọng rằng với những chia sẻ chi tiết về niềng răng trainer, bạn sẽ có quyết định phù hợp cho bản thân hoặc con trẻ, giúp có được hàm răng khỏe mạnh và đều đẹp.
Đọc thêm: Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Có thực sự hiệu quả không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!