Viêm Lợi
Viêm lợi là bệnh lý liên quan tới sức khỏe răng miệng có thể gặp phải ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Lợi có chức năng chính là duy trì sự chắc khỏe cho chân răng. Khi bị viêm lợi, sức khỏe của răng cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Nếu tình trạng kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ gây ra một số biến chứng khá nguy hiểm. Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp cho bệnh nhân hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện thích hợp nhất.
Viêm lợi là gì? Các dấu hiệu viêm lợi
Lợi ở trạng thái khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt và rất săn chắc. Khi bị viêm nhiễm, lợi thường sẽ chuyển màu sắc. Bị viêm lợi là bệnh lý do các mảng bám ở trên răng gây ra tình trạng kích ứng tới lợi. Người bị viêm lợi (viêm nướu) có thể phát hiện triệu chứng dễ dàng và điều trị nhanh chóng, nhưng không ít người thường bỏ qua. Có thể bạn chưa biết, khi viêm nướu chuyển nặng, bạn có thể bị chảy máu lợi hoặc cũng có thể bị rụng răng.
Vè cơ bản, tình trạng viêm lợi sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng lợi bị sưng đỏ, thường xuyên chảy máu khi đánh răng. Chân răng có dấu hiệu lỏng, hay bị ngứa, đau hoặc cũng có thể gặp phải tình trạng hôi miệng.
Theo đó, chứng viêm lợi sẽ trải qua giai đoạn cụ thể sau:
- Giai đoạn đầu của viêm lợi
Khi bắt đầu bị viêm lợi, người bệnh sẽ dễ dàng nhận ra sự thay đổi rõ rệt của lợi. Lợi lúc này có biểu hiện bị sưng phồng, màu đỏ hơn so với bình thường. Lợi cũng khá dễ bị chảy máu mỗi lần đánh răng. Mặc dù đã có dấu hiệu sưng tấy nhưng phần chân răng của bạn vẫn chắc chắn. Chưa xuất hiện các tổn thương ở mô hay phần xương chân răng.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ điều trị tương đối dễ dàng. Chúng ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Không dùng tăm xỉa răng, thay tăm bằng chỉ nha khoa.
- Giai đoạn sau của chứng viêm nướu
Khi các triệu chứng của viêm lợi không được khắc phục kịp thời, không có các biện pháp chữa trị phù hợp. Tình trạng bệnh viêm nướu sẽ chuyển biến nặng hơn. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình chữa trị. Lớp lợi ở bên trong cùng với xương hàm của người bệnh có thể bị đẩy lùi về phía sau. Xuất hiện các lỗ hổng lớn quanh răng và tạo thành các khoảng trống. Ở phần kẽ răng, khi ăn uống sẽ dễ dàng bị dính các thức ăn và có thể gây ra nhiễm khuẩn, lâu ngày chuyển thành sâu răng.
Khi viêm lợi diễn tiến nặng và kéo dài sẽ làm cho hệ miễn dịch phải tập trung tối đa vào việc chống lại các vi khuẩn gây bệnh ở lợi. Các độc tố sẽ xuất hiện nhiều hơn để ngăn chặn các mô liên kết ở răng và lợi, từ đó răng của bạn bị lỏng lẻo hơn rất nhiều.
Với những người đã bị viêm lợi nặng, lợi luôn ở trạng thái bị sưng đỏ, chảy máu, đau nhức khó chịu. Thậm chí có một số trường hợp người bệnh bị sưng cả má, miệng luôn có mùi hôi khá khó chịu. Về lâu dài, chân răng sẽ bị lộ dần, gây mất thẩm mỹ. Khi lỗ hổng ở chân răng càng lớn, xương hàm sẽ càng bị phá hủy nặng. Cho tới khi răng không còn chỗ để bám sẽ dẫn tới rụng răng.
Viêm lợi chân răng gây ra những biến chứng gì?
Nhiều người vẫn thường chủ quan với tình trạng viêm nướu. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm trở nặng nhưng không có biện pháp chữa trị sẽ gây ra vô số các biến chứng nguy hiểm. Viêm quá lâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới mô cơ và xương, mắc thêm bệnh viêm nha chu và dễ bị rụng răng. Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe răng miệng cũng sẽ bị ảnh hưởng, sức khỏe tổng thể cũng khó tránh khỏi bị tác động.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng viêm lợi dẫn tới bệnh lý nha chu có nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Người bệnh dễ bị mắc bệnh về phổi và bệnh tim mạch hơn những người bình thường. Ngoài ra, với những người bị hiện tượng viêm lợi mắc kèm các bệnh lý nền liên quan tới phổi, khi vi khuẩn từ khoang miệng xâm nhập vào phổi sẽ tăng nguy cơ viêm phổi hơn.
Dựa theo các thống kê cho thấy, những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thường bị các bệnh lý về nhiễm khuẩn, răng miệng hơn. Và ngược lại, khi lợi bị viêm nhiễm cùng làm cơ thể khó có thể kiểm soát nồng độ đường trong máu. Đối với những phụ nữ đang mang thai, khi gặp các bệnh lý về răng miệng sẽ có tỷ lệ sinh non cao. Hoặc đứa trẻ khi sinh ra bị nhẹ cân hơn so với những thai phụ có sức khỏe ổn định, răng miệng không gặp vấn đề.
Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi
Viêm lợi có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra bệnh chính là răng miệng không được vệ sinh đầy đủ, vệ sinh sai cách. Các mảng bám ở trên răng cùng với cao răng bám trụ trên răng lợi quá lâu sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Bởi các mảng bám này có vô số các loại vi khuẩn, tình trạng kéo dài làm cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi mạnh mẽ và bắt đầu tấn công vào tận chân răng. Tại vị trí này, chúng sinh ra loại enzym có khả năng phá hủy sự liên kết của các mô và gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, tình trạng viêm lợi quanh chân răng cũng có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân phổ biến như sau:
- Khoang miệng có dấu hiệu giảm tiết nước bọt. Nước bọt là thành phần rất quan trọng giúp làm sạch cho cả khoang miệng và đặc biệt là răng. Ở một số loại thuốc trị bệnh hiện nay, khi sử dụng sẽ gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt. Giảm tiết nước bọt cũng là một trong những nguyên nhân gây gia tăng bệnh viêm lợi và sâu răng hiện nay.
- Người bệnh không có chế độ ăn uống, sử dụng thực phẩm khoa học. Thường xuyên sử dụng các loại rượu bia hay hút thuốc lá. Những đồ ăn quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân gây tổn thương lợi. Các thói quen không tốt này là nguyên nhân hình thành các mảng bám ở răng và làm cho lợi bị tổn thương, xuất hiện viêm.
- Cơ thể thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai. Ở giai đoạn có thai, phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi trong cơ thể, nổi bật nhất là nội tiết tố. Khi nội tiết tố mất cân bằng sẽ làm giảm sức đề kháng ở lợi, vì vậy lợi dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm hơn.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm gây viêm lợi. Ở một số người bệnh, cơ thể đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Người bệnh lúc này dễ dàng bị nhiễm khuẩn và nguy cơ viêm lợi cũng cao hơn.
- Bệnh nhân mắc tiểu đường, cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường sẽ gây áp lực gia tăng lên mạch máu. Bên cạnh đó, khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng tới mô lợi cũng bị gián đoạn, làm cho lợi bị yếu và dễ dàng nhiễm khuẩn.
Cách chữa viêm lợi người bệnh không thể bỏ qua
Để cải thiện viêm lợi, có rất nhiều biện pháp khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân, chúng ta sẽ lựa chọn cách chữa đạt kết quả tốt nhất. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hiệu quả dưới đây.
Cải thiện bằng cách chữa ngay tại nhà
Viêm lợi nếu ở mức độ nhẹ, chưa có các biểu hiện biến chứng có thể điều trị ngay tại nhà bằng một số nguyên liệu khá đơn giản.
Nước muối chữa viêm lợi
Viêm lợi hàm trên hay viêm lợi ở chân răng đều có thể cải thiện hiệu quả bằng nước muối. Nước muối được đánh giá là phương pháp cải thiện viêm nướu đơn giản, dễ dàng. Bạn chỉ cần sử dụng một chút nước ấm, thêm muối và khuấy đều để súc miệng mỗi ngày 3 lần. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, làm sạch lợi cũng như làm giảm tình trạng sưng tấy và viêm ở lợi.
Nước cốt chanh
Trong quả chanh có chứa nhiều thành phần với khả năng kháng viêm hiệu quả. Người bệnh có thể cải thiện tình trạng nhiễm trùng nướu tương đối tốt. Đặc biệt, trong chanh có chứa lượng vitamin C rất dồi dào, vì vậy có thể tận dụng chanh để làm giảm viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng cho lợi.
Người bệnh chỉ cần dùng nước cốt chanh, thêm một chút muối và khuấy đều. Sau đó thoa nước cốt lên phần răng lợi đang bị tổn thương trong vài phút. Bạn súc lại miệng với nước sạch là hoàn tất.
Xem thêm: Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất?
Cây lô hội
Lô hội hay còn được gọi là nha đam cũng được không ít người sử dụng để chữa bệnh viêm nướu. Bạn hãy dùng một ít gel của lô hộ và bôi nhẹ nhàng lên vùng lợi bị viêm. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng nước ép lô hội để uống hàng ngày cũng sẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm ở lợi.
Tây y điều trị chứng viêm lợi hở chân răng
Viêm lợi khi đã có biểu hiện nặng cần sử dụng đến các loại thuốc đặc trị để phòng ngừa trường hợp rụng răng. Người bệnh cần đến các bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám tình hình bệnh thực tế và đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp. Hiện nay, có rất nhiều phương thuốc điều trị bệnh viêm nướu, dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng thông dụng.
- Thuốc uống Metronidazol Stada: Đây là một dạng thuốc kháng sinh có chứa các thành phần chính là Metronidazol, acid stearic, lactose monohydrat,… Loại thuốc này có công dụng khá mạnh với những người bị viêm lợi bởi vi khuẩn kỵ khí. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng cho những người bị viêm loét dạ dày bởi vi khuẩn Hp, viêm lợi hoại tử loét cấp, viêm phụ khoa…
- Thuốc PerioKin là thuốc dạng bôi: Thuốc giúp người bệnh làm giảm các cơn đau, giảm sưng tấy và hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở lợi. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nằm sâu bên dưới lợi. Thuốc phát huy hiệu quả khá nhanh chóng nhờ tạo ra một lớp màng mỏng trên bề mặt lợi, bám chắc vào thành lợi để bảo vệ lợi trước sự tấn công của vi khuẩn.
- Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin: Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc quinolon. Thuốc được các bác sĩ chỉ định cho sử dụng trong trường hợp người bệnh bị hiện tượng nhiễm trùng lợi do vi khuẩn A.actinomycetemcomitans gây ra. Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình phục hồi và tái tạo DNA của vi khuẩn. Do đó, các vi khuẩn không thể sinh sôi và sẽ dần bị tiêu diệt.
Xem thêm: Viêm lợi trùm răng khôn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Thuốc Đông y chữa viêm lợi an toàn, hiệu quả
Cùng với các phương thuốc từ Tây y, các cách chữa đơn giản tại nhà, người bệnh có thể lựa chọn thuốc Đông y cũng đem đến hiệu quả rất tốt. Bài thuốc đi sâu và điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, đẩy lùi viêm lợi và tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.
Bài thuốc thứ nhất
Nguyên liệu cần có: Lá hương nhu, hoàng cầm, đương quy, hoàng liên, đan sâm, chi tử, cam thảo, rau má.
Cách sử dụng: Người bệnh đem các nguyên liệu trên sắc với khoảng 6 – 7 bát nước con. Thuốc sắc cho tới khi cạn còn khoảng 2 bát nước thì dừng. Hàng ngày, người bệnh chia thuốc thành 3 phần và uống vào các buổi sáng, trưa, tối. Thuốc nên uống sau khi ăn cơm khoảng 30 phút để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc thứ hai
Nguyên liệu cần có: Cam thảo, nam hoàng bá, trần bì, rễ cỏ xước, rễ cây xấu hổ, bạch truật, nam tục đoạn, liên nhục.
Cách sử dụng: Người uống sắc thuốc với 1 lít nước lọc. Phần thuốc thu về còn khoảng 300ml nước chia đều thành 3 bữa uống. Bệnh nhân duy trì thuốc đều đặn vào các buổi sáng, trưa, tối để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
Những bài thuốc này cần được duy trì sử dụng đều đặn cho tới khi hết liệu trình. Vì thuốc sử dụng nguồn dược liệu thiên nhiên nên cần nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng các các thầy thuốc.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm sưng nướu hiệu quả
Viêm lợi hoàn toàn có thể ngăn chặn khi chúng ta biết cách chăm sóc tốt cho răng miệng như sau:
- Đánh răng đều đặn và đúng cách: Bạn nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút và trước lúc đi ngủ, sau khi thức dậy. Đánh răng theo chiều dọc hoặc xoáy tròn để có thể lấy toàn bộ thức ăn dư thừa và các mảng bám trên răng. Lựa chọn những bàn chảy có lông mềm để không gây tổn thương cho các mô ở xung quanh răng.
- Sau mỗi bữa ăn hãy sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để loại bỏ các thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. Đây chính là những tác nhân gây ra mảng bám và cao răng dẫn tới chứng viêm lợi. Bạn cần thực hiện nhẹ nhàng để không làm chảy máu ở nướu.
- Sau khi đánh răng, chúng ta vẫn cần thực hiện thêm bước súc miệng. Đây là bước hoàn tất quá trình vệ sinh răng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để trung hòa các vi khuẩn gây bệnh trong miệng.
- Tăng cường cải thiện chế độ dinh dưỡng, cân bằng các dưỡng chất sẽ giúp nâng cao sức khỏe cho răng miệng. Nướu nhờ đó cũng có sự săn chắc hơn. Đặc biệt, bạn hãy thường xuyên bổ sung canxi và vitamin C để giúp giảm hiện tượng sưng nướu thật hiệu quả.
- Hạn chế căng thẳng cũng là cách phòng ngừa viêm lợi không phải ai cũng biết. Khi bạn thường xuyên bị căng thẳng, nồng độ hormone cortisol trong cơ thể sẽ tăng cao. Đây là một loại hormone có thể làm sưng nướu và viêm nướu. Vì vậy, bạn hãy luôn cố gắng giữ cho tinh thần được thoải mái.
Xem thêm: Top 15 loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả nhất nên sử dụng
Người bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng nướu, đặc biệt đối với những người đang bị viêm lợi. Sử dụng thực phẩm đúng cách sẽ giúp chúng ta giảm viêm lợi hiệu quả và nhanh chóng.
Viêm nướu nên sử dụng thực phẩm gì?
Khi bị viêm nướu, bạn hãy tích cực sử dụng các thực phẩm cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất để nâng cao sức khỏe cho răng miệng. Cụ thể là:
Thực phẩm giàu chất xơ:
Nhóm thực phẩm có lượng chất xơ lớn sẽ giúp làm sạch các mảng bám ở trên chân răng. Đồng thời, chất xơ cũng giúp cho tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa khô miệng cũng như loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Một số thực phẩm nhiều chất xơ như: Cần tây, súp lơ, đậu đen, đậu đỏ, rau xà lách…
Hoa quả nhiều vitamin C:
Vitamin C vừa giúp nâng cao sức đề kháng, vừa giúp cải thiện tình trạng viêm nướu. Các vi khuẩn cũng bị ngăn chặn phát triển gây tổn thương ở lợi. Do đó, người bệnh nên tích cực sử dụng các loại quả như: Cam, quýt, ổi,..để bổ sung vitamin C. Nhưng đồng thời cũng không sử dụng quá nhiều gây dư thừa vitamin C, làm nướu bị sưng viêm nặng hơn.
Bổ sung thêm gừng, tỏi vào các món ăn:
Gừng và tỏi đều là hai loại gia vị có công dụng kháng viêm, giảm nhiễm trùng rất tốt. Các hoạt chất có trong hai nguyên liệu này giúp cho người bệnh ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, chống viêm hiệu quả. Người bệnh có thể dùng gừng và tỏi thêm vào các món ăn, hay pha trà gừng để uống mỗi ngày.
Bị viêm lợi cần kiêng ăn gì?
Cùng với quan tâm nên ăn gì khi nướu bị viêm, người bệnh cũng cần chú ý tránh sử dụng một số thực phẩm có hại, làm cho bệnh trở nặng hơn. Những thực phẩm đó là:
Nhóm đồ ăn có chứa nhiều đường:
Đường là thành phần có khả năng bám rất sâu vào kẽ răng của chúng ta. Tích tụ trên răng lâu ngày sẽ hình thành những mảng bám lớn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm lợi và sâu răng. Do đó, để tránh làm lợi bị viêm nặng hơn, bạn cần hạn chế sử dụng những loại bánh kẹo, socola, nước ngọt hay đồ ăn có chứa nhiều đường.
Đồ ăn có tính cay nóng hoặc đồ ăn quá lạnh:
Khi bổ sung các thực phẩm quá lạnh, hoặc quá sẽ làm người bệnh có cảm giác bị ê buốt nhiều ở răng, phần lợi cũng dễ bị bỏng rát. Vì vậy, khi bị viêm lợi, bạn cần iêng sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều ớt, tiêu, nước quá nóng hay những món lẩu cay. Các món ăn lạnh như nước đá hay kem lạnh cũng cần tránh sử dụng để bảo vệ nướu.
Các loại thực phẩm cứng:
Khi đang bị viêm lợi, người bệnh cũng cần tránh sử dụng các đồ ăn cứng bao gồm: Các loại trái cây sấy, các loại hạt cứng, đồ ăn khô,…Những thực phẩm cứng khi ăn sẽ tạo ra chà xát mạnh lên lợi của bạn, từ đó làm lợi bị tổn thương hơn và dễ bị đau nhức khi ăn uống.
Đồ ăn có vị chua:
Các món ăn như củ cải muối chua, dưa muối, cà muối đều là những món ăn rất được yêu thích với nhiều gia đình. Món ăn này có vị chua dễ ăn cũng như dễ tiêu hóa. Nhưng với những người bị viêm lợi, món ăn này làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và có thể làm sưng lợi vì lượng axit có trong thức ăn. Nếu ăn càng nhiều, lợi sẽ càng bị lở loét, tình trạng viêm trở nặng hơn rất nhiều.
Các chất kích thích:
Rượu, bia, cà phê hay thuốc lá là những chất kích thích có chứa rất nhiều chức ức chế hoạt động của tuyến nước bọt. Những chất này làm cho miệng bị khô, khiến cho các vi khuẩn xâm nhập và tấn công nướu. Tình trạng viêm gặp khó khăn hơn trong quá trình điều trị. Vì vậy, người bệnh cần tránh sử dụng những chất này để nhanh chóng hồi phục sức khỏe răng miệng.
Nên chữa viêm lợi ở đâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả?
Ngay khi phát hiện các biểu hiện của bệnh viêm lợi, người bệnh cần sớm đến các bệnh viện, phòng khám để được thăm khám và điều trị sớm. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ chữa trị uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hiện nay dưới đây:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội là địa chỉ khám chữa của đông đảo bệnh nhân tại miền Bắc. Bệnh viện có đầy đủ các kỹ thuật, công nghệ chữa trị hiện đại, giúp người bệnh đẩy lùi viêm lợi nhanh chóng. Bệnh viện ở địa chỉ 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: 02438269722.
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có khoa chức năng chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh về răng miệng, phục hình răng rất tốt. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người dân. Bệnh viện 108 có địa chỉ ở số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: 02462784129.
- Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện rất nhiều ca chữa trị thành công cho người bệnh bị viêm lợi hay nhiều bệnh về răng miệng khác. Đội ngũ bác sĩ hàng đầu trong ngành răng hàm miệng, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho mọi bệnh nhân. Bệnh viện có địa chỉ trên đường Giải Phóng, quận Đống Đa – Hà Nội. Số điện thoại: 02438693731.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ toàn bộ thông tin quan trọng nhất về bệnh viêm lợi. Người bệnh hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp điều trị đạt kết quả tốt nhất. Bệnh nhân không tự ý chữa trị tại nhà khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất là gì? Các lưu ý quan trọng
- Viêm lợi hôi miệng: Hiểu đúng nguyên nhân để chữa trị triệt để
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!