Bị Ê Răng Sau Khi Lấy Cao Răng Khắc Phục Ra Sao? Giải Đáp Chi Tiết

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Bị ê răng sau khi lấy cao răng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Thời gian ê buốt, đau đớn có thể kéo dài từ một vài tiếng đến vài ngày sau đó tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Vậy nguyên nhân lấy cao răng xong bị ê răng là gì? Cách xử lý nào đảm bảo hiệu quả và khoa học? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể vấn đề ê răng này. 

Lý do nào gây tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng?

Cao răng (vôi răng) hiểu đơn giản là tổng hợp của cacbonat, phosphate, cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng, xác tế bào biểu mô và vi khuẩn) trong miệng. Cao răng còn được hình thành do huyết thanh có trong nước bọt lắng đọng lại.

Bị ê răng sau khi lấy cao răng là hiện tượng thường thấy, có thể hết sau vài tiếng
Bị ê răng sau khi lấy cao răng là hiện tượng thường thấy, có thể hết sau vài tiếng

Bất kỳ ai cũng có cao răng và việc lấy vôi răng thường xuyên là thói quen vô cùng cần thiết. Bị ê răng sau khi lấy cao răng là hiện tượng nhiều người gặp phải. Cảm giác ê buốt răng có thể xuất hiện trong và sau khi nha sĩ thực hiện nhưng thường chấm dứt sau một vài giờ. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng ê răng do đâu?

  • Kỹ thuật lấy cao răng kém

Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng chính là do kỹ thuật kém. Nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng bằng các dụng cụ cầm tay, vì vậy toàn bộ quá trình liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm cũng như tay nghề của người thực hiện.

Nếu nha sĩ thực hiện không có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật lấy cao răng không chuyên nghiệp (thao tác quá mạnh, thực hiện ẩu,…) sẽ vô cùng nguy hiểm. Lúc này, dụng cụ cầm tay sẽ chạm vào mảng cứng vôi răng, vô tình tác động tới vùng men răng. Từ đó gây ra tình trạng ê buốt và đau đớn sau khi lấy cao răng.

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
  • Bị ê răng sau khi lấy cao răng do nền răng yếu

Bản chất nền răng yếu cũng là một trong những yếu tố gây nên tình trạng ê răng sau khi lấy cao răng. Các công cụ chuyên dụng để lấy cao răng tác động vào bề mặt và khiến răng nhạy cảm hơn bình thường.

Tình trạng xảy ra do nền răng bị yếu và trở nên nhạy cảm hơn trước
Tình trạng xảy ra do nền răng bị yếu và trở nên nhạy cảm hơn trước

Khi đó, chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài như gió thổi, răng tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh,,.. cũng sẽ khiến chúng trở nên ê buốt. Đây là một hiện tượng bình thường, sẽ hết khi răng ổn định lại nên bạn không cần quá lo lắng.

  • Vôi răng (cao răng) bám dính lâu ngày

Cao răng chính là “ổ vi khuẩn”, nơi tích tụ rất nhiều mảng bám, huyết thanh cùng vi khuẩn lâu ngày không được làm sạch. Nếu không loại bỏ kịp thời, vôi răng có thể gây ra hầu hết bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu.

Thậm chí, lớp cao răng này bám nhiều xuống chân răng có thể gây tụt nướu. Vì thế, nếu bạn lấy cao răng sẽ khiến các ống ngà ở vị trí tụt nướu bị lộ ra ngoài, tạo cảm giác ê buốt khó chịu.

Xem thêm: Tẩy trắng răng bị ê buốt do đâu và cách khắc phục hiệu quả

Các cách khắc phục bị ê răng sau khi lấy cao răng

Để điều trị tình trạng bị ê răng sau lấy cao răng không quá phức tạp. Bạn có thể tham khảo một vài phương pháp cải thiện ê răng đơn giản dưới đây:

Phương pháp tại nhà giảm ê buốt sau khi lấy cao răng

Các mẹo tại nhà giúp giảm ê buốt sau khi lấy cao răng được khá nhiều người áp dụng. Bạn nên dùng cách này trong trường hợp cơn đau buốt, ê nhức khó chịu ở mức độ nhẹ và bạn chưa kịp đi đến các phòng khám nha khoa.

Chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng bằng tỏi tươi tại nhà
Chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng bằng tỏi tươi tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng mẹo dân gian từ những nguyên liệu có sẵn trong căn bếp của gia đình mình. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí:

  • Sử dụng tỏi: Hoạt chất allicin trong tỏi có tác dụng giảm làm ê buốt răng hiệu quả. Bạn có thể nướng tỏi (giữ nguyên vỏ) hoặc giã nát, sau đó đắp trực tiếp vào phần răng bị ê buốt. Sau khoảng 20 phút, bạn sẽ cảm nhận thấy các cơn ê buốt dịu nhẹ hơn rất nhiều.
  • Dùng gừng tươi: Bị ê răng sau khi lấy cao răng có thể sử dụng gừng tươi để loại bỏ hiệu quả. Không những thế, gừng còn có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn trong khoang miệng rất tốt. Bạn chỉ cần đập dập miếng gừng và đắp lên khu vực ê buốt, giữ chặt đến khi giảm ê răng thì bỏ ra.
  • Sử dụng lá trà xanh: Lá trà xanh tươi có chứa catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác. Đây là các chất giúp thúc đẩy quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Vì thế, nhai lá trà xanh trong 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch sẽ làm giảm triệu chứng ê buốt răng nhanh chóng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ phù hợp cho các trường hợp bị ê buốt răng sau khi cạo vôi hoặc lấy cao răng không quá nghiêm trọng và tạm thời. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám và điều trị sớm.

Phương pháp điều trị chứng ê răng tại nha khoa

Hiện nay, có công nghệ Cavitron BP 8.0 hiện đại giúp lấy cao răng hiệu quả, an toàn và không gây cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, nếu vẫn bị ê răng sau khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ cho bạn tham khảo các loại gel chống ê buốt. Đây là một liệu pháp được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả khả quan.

Gel chống ê buốt được  bày bán tràn lan trên thị trường nhưng đây là thuốc dùng khi kê đơn. Vì vậy bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa tại nhà mà cần điều trị trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

Cách ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi lấy cao răng là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có bị ê răng sau khi lấy vôi răng không.  Vì vậy, bạn cần chú ý về cách chăm sóc răng miệng như sau:

Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, giúp răng chắc khỏe
Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, giúp răng chắc khỏe
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng.
  • Tránh sử dụng những đồ quá lạnh hoặc quá nóng, hạn chế thực phẩm cay, quá mặn, nhiều mảnh vụn,…
  • Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm loãng như cháo, ngũ cốc hoặc nước ép trái cây.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là các loại rau củ quả có khả năng giúp răng miệng chắc khỏe hơn. Ví dụ như súp lơ, rau cải, rau diếp, cà rốt hay dưa chuột,…
  • Tăng cường sử dụng sữa tươi và các chế phẩm từ sữa để ngăn ngừa mảng bám. Ngoài ra, trong sữa có chứa nhiều canxi giúp thúc đẩy quá trình tái tạo men răng.
  • Thực hiện vệ sinh răng đúng cách với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có nồng độ fluor thích hợp.
  • Sau khi lấy cao răng, men răng của bạn yếu đi và dễ bị mảng bám nhanh hơn. Do đó, bạn cần phải chăm sóc răng đúng cách đều đặn hàng ngày.

Việc lấy cao răng cần thực hiện thường xuyên từ 3 – 6 tháng/ lần. Vì vậy, bạn cần thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh và có biện pháp xử lý phù hợp. Hiện nay công nghệ lấy cao răng hiện đại đã có nhiều tiến bộ, có thể giảm ê buốt đáng kể nên bạn không cần quá lo lắng.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng bị ê răng sau khi lấy cao răng. Biểu hiện này dù không nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể nhưng tác động lớn đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là quá trình ăn uống. Lời khuyên chân thành nhất từ các chuyên gia đó là bạn nên đến nha khoa thăm khám khi răng bắt đầu có dấu hiệu ê buốt để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe răng miệng.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo