Viêm Nướu Răng & Những Biến Chứng Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan

Viêm nướu răng là một trong các bệnh lý răng miệng thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn và các bệnh nha chu nguy hiểm khác. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Viêm nướu răng là bệnh gì? Hình ảnh viêm nướu răng

Bệnh viêm nướu răng tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh, viêm nướu được gọi là “Gingivitis” hoặc “Gum disease”. Đây là tình trạng bị sưng tấy, đau đớn do viêm nhiễm vùng nướu răng (các mô mềm bao quanh chân răng) gây ra.

Viêm nướu răng thường có biểu hiện chuyển từ màu hồng nhạt khoẻ mạnh sang màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm. Một số trường hợp còn có thể sưng phù hoặc chảy máu. Triệu chứng viêm nhẹ người bệnh chỉ thấy cộm, còn khi nặng thì gây đau nhức cục bộ. Đặc biệt, tình trạng bệnh khi bị biến chứng có thể chảy mủ và gây ra mùi hôi miệng.

Hình ảnh bị viêm nướu răng
Hình ảnh bị viêm nướu răng

Viêm nướu chân răng có thể xảy ra theo dạng cấp tính hoặc mãn tính tùy vào từng nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Và bệnh lý này cũng có thể gặp phải ở rất nhiều đối tượng khác nhau, nhất là người vệ sinh răng miệng kém và có sức đề kháng yếu.

Nguyên nhân bị viêm nướu răng

Tại sao bị viêm nướu răng? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến bệnh lý về răng miệng này. Dưới đây là các nguyên nhân bị viêm nướu răng thường gặp nhất:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch: Nếu vệ sinh răng không kỹ lưỡng, sai cách sẽ không làm sạch hết các mảng bám ở kẽ răng sau mỗi bữa ăn. Từ đó, tinh bột và đường có trong thức ăn dần tích tụ quanh chân răng, nướu tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý răng miệng trong đó có viêm nướu.
  • Thay đổi hormone: Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn này cơ thể đang có sự thay đổi về hormone, sức đề kháng yếu hơn bình thường khiến vi khuẩn dễ tấn công.
  • Mắc các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch như: Nếu người bệnh mắc chứng tiểu đường, bạch cầu, HIV,… thì hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường và dễ mắc viêm nướu hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Có một số thuốc Tây y khi sử dụng làm giảm lượng nước bọt tiết ra, gây khô miệng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Tình trạng mọc răng khôn: Ở người trưởng thành khi mọc răng khôn có thể khiến vùng nướu tại vị trí đó sưng tấy và vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm.
  • Biểu hiện của các bệnh lý răng miệng khác: Tình trạng viêm nướu còn là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng,…

Dấu hiệu bị viêm nướu răng

Dấu hiệu viêm nướu có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường dựa trên các được điểm sau:

  • Nướu sưng đỏ, đau nhức: Khi răng bị viêm có dấu hiệu ửng đỏ hơn so với bình thường và kèm theo cảm giác đau nhức.
  • Chảy máu nướu răng: Nướu răng bị tổn thương dễ chảy máu nếu người bệnh chải răng quá mạnh hay ăn nhai các loại thực phẩm quá cứng.
  • Mảng bám tích tụ: Các mảng thức ăn bám trên cổ răng, quanh nướu răng, lâu ngày hình thành cao răng chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Hơi thở có mùi hôi: Vi khuẩn trú ngụ dưới những mô nướu bị viêm khó được làm sạch, lâu ngày sẽ gây khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Răng bị dài: Bị sưng nướu gây tụt nướu, lộ chân răng và khiến răng trông dài hơn so với các răng xung quanh.
  • Cấu trúc hàm thay đổi: Khi bị bệnh viêm nướu, khoảng cách giữa các răng bị rộng ra và răng dễ ngả về phía trước hoặc phía sau. Tình trạng này lâu ngày có thể khiến cấu trúc hàm bị thay đổi gây mất thẩm mỹ.
  • Răng lung lay, nhạy cảm: Người bệnh gặp tình trạng răng trở nên nhạy cảm, dễ bị sâu, lung lay hơn do nướu sưng không ôm sát chân răng.
  • Các triệu chứng kèm theo: Người bệnh khi bị viêm nướu còn có biểu hiện chán ăn, mất ngủ, sốt,…
Đau nhức là dấu hệu thường gặp nhất khi bị viêm nướu
Đau nhức là dấu hệu thường gặp nhất khi bị viêm nướu

Khi nhận thấy răng nướu có một trong các biểu hiện trên người bệnh nên đến ngay cơ sở nha khoa thăm khám và điều trị để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng khi bị viêm nướu răng

Viêm nướu nếu không có giải pháp xử lý kịp thời vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh và dễ dẫn đến tình trạng như:

  • Mắc các bệnh viêm nha chu

Đây là biến chứng đầu tiên nếu người bệnh không điều trị dứt điểm tình trạng viêm nướu. Biểu hiện của các bệnh lý nha chu là nướu bị sưng đỏ, có mủ viêm, hơi thở có mùi hôi, chảy máu chân răng,… Viêm nha chu lâu ngày khiến răng lung lay, xô lệch, lâu dần là mất răng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Bên cạnh đó còn dẫn đến tình trạng: tiêu xương hàm, tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, nhiễm trùng huyết và sinh non ở phụ nữ mang thai,…

  • Mất răng, rụng răng vĩnh viễn

Viêm nướu răng lâu ngày làm tăng nguy cơ tiêu xương ổ răng và giãn dây chằng bao quanh chân răng. Khi đó, răng sẽ bị chết tủy hoàn toàn khiến việc ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, mất răng vĩnh viễn còn làm cho cấu trúc xương hàm mặt dần bị biến đổi hoàn toàn.

Nếu không điều trị, người bệnh có thể gặp phải biến chứng mất răng
Nếu không điều trị, người bệnh có thể gặp phải biến chứng mất răng
  • Mắc bệnh viêm phổi

Viêm nướu răng có mủ còn có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi. Nguyên nhân do tai – mũi – họng là 1 hệ thống liên thông với nhau, nên khi bị viêm nướu vi khuẩn từ khoang miệng sẽ theo cơ chế hít thở đi thẳng vào khoang phổi và gây bệnh.

Các biến chứng bệnh viêm nướu rất nguy hiểm, do đó người bệnh nên có giải pháp điều trị ngay từ khi có dấu hiệu viêm.

Xem thêm: Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất?

Điều trị bệnh viêm nướu răng bằng cách nào?

Khi bị viêm nướu, tùy vào mức độ viêm mà người bệnh có thể áp dụng cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách trị viêm nướu răng hiệu quả nhất:

Trị viêm nướu răng tại nhà

Trong dân gian có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên giúp giảm triệu chứng viêm nướu răng hiệu quả. Các nguyên liệu này thường có sẵn và không mất nhiều công sức để sử dụng. Một số nguyên liệu thường được dùng trị chứng viêm nướu tại nhà gồm:

Dùng quả chanh

Chanh chứa axit nên có khả năng kháng viêm cao, có thể giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, khi dùng chanh còn giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế mùi hôi và răng trắng sáng hơn.

Cách dùng: Chuẩn bị 1 quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi thêm chút muối để thoa lên răng hoặc dùng đánh răng. Đợi vài phút sau đó súc miệng với nước sạch sẽ có hiệu quả cao.

Ngoài ra, người bệnh có thể pha nước cốt chanh để súc miệng hàng ngày cũng có tác dụng giảm triệu chứng bệnh.

Dùng sả

Tinh dầu sả có chứa các hoạt chất giúp đánh bay mảng bám trên răng và chữa viêm nướu răng, viêm lợi hiệu quả. Vì vậy, trong dân gian thường sử dụng sả để điều trị bệnh viêm nướu răng như sau:

  • Pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả vào trong 225ml nước.
  • Sau đó dùng để ngậm khoảng 30 giây rồi súc miệng ra.
  • Thực hiện cách giảm viêm họng này khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng tinh dầu sả giúp giảm triệu chứng sưng viêm hiệu quả
Sử dụng tinh dầu sả giúp giảm triệu chứng sưng viêm hiệu quả

Chú ý: Người bệnh không nên bôi trực tiếp tinh dầu sả lên vị trí viêm để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Khi sử dụng dầu dừa còn giúp làm giảm đáng kể mảng bám, trắng răng và mang đến hơi thở thơm mát hơn. Vì vậy, nếu dùng dầu dừa để súc miệng hàng ngày các triệu chứng viêm nướu giảm đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 5 – 10ml dầu dừa để ngậm trong miệng 20 – 30 phút.
  • Sau đó nhổ dầu dừa ra và súc miệng lại bằng nước sạch.

Ngoài các cách giảm triệu chứng viêm nướu trên, người bệnh nên massage nướu răng nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu đến khu vực viêm và làm giảm đau nhức hiệu quả.

Xem thêm: 5 cách trị sâu răng bằng dầu dừa hiệu quả nhất

Chữa viêm nướu bằng thuốc Đông y

Người bệnh cũng có thể sử dụng một trong các bài thuốc Đông y sau để trị bệnh viêm nướu hiệu quả:

Bài thuốc 1: 

Chuẩn bị: Xạ can 7g, Minh tàng 7g, Ngũ bội tử 8g, Thiên môn đông 9g, Thiên trúc hoàng 11g, Bạch cương tàm 12g, Hoàng liên 13g, Mộc miết tử 16g, Lục phần 18g, Đinh hương 19g, Sâm tam thất 16g và Tiền hồ 32g.

Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị nghiền thành bột mịn rồi dùng để bôi trực tiếp lên vị trí viêm. Mỗi ngày nên bôi thuốc từ 2 – 3 lần để có hiệu quả giảm viêm đau tốt nhất.

Bài thuốc 2: 

Chuẩn bị: Cam thảo 4g, Tỳ bà diệp 5g, Chỉ xác 5g cùng với Thiên môn đông, Mạch môn, Sinh địa, Thục địa, Nhân trần, Lan Thạch hộc, Hoàng cầm  mỗi loại 6g.

Thuốc Đông y giúp cải thiện triệu chứng bệnh từ bên trong
Thuốc Đông y giúp cải thiện triệu chứng bệnh từ bên trong

Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sắc với 1 lít nước đến khi còn ½ thì chia ra uống hết trong ngày. Kiên trì dùng bài thuốc này từ 5 – 7 ngày các triệu chứng bệnh viêm nướu sẽ giảm dần và không tái phát lại nữa.

Xem thêm: Thuốc nam chữa viêm nha chu – Top 11 bài thuốc đơn giản hiệu quả nhất hiện nay

Bài thuốc 3: 

Chuẩn bị: Thanh đại, Hùng hoàng và Băng phiến mỗi loại 2g kết hợp cùng Bạch phàn, Bằng sa và lô hội mỗi loại 4g.

Cách dùng: Đem các vị thuốc tán thành bột mịn sau đó bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Sau đó súc miệng sạch, rồi chấm thuốc trực tiếp lên vùng chân răng và lợi mỗi ngày 2 – 3 lần để trị bệnh.

Thuốc Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính và có thể dùng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên người bệnh cần dùng đúng theo liều lượng quy định để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Điều trị bằng nha khoa

Khi bị viêm nướu răng, người bệnh có thể đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị. Thông thường bệnh lý này được điều trị bằng các cách sau:

  • Tình trạng bệnh ở giai đoạn nhẹ: Các bác sĩ tiến hành lấy cao răng để ngăn ngừa vi khuẩn từ các mảng bám tấn công vùng nướu viêm nhiễm.
  • Viêm nướu có mủ: Bác sĩ sẽ làm sạch các túi mủ chứa vi khuẩn dưới nướu để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan sang các vị trí xung quanh.
  • Sưng viêm nướu do mọc răng khôn: Tùy tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ  tư vấn nhổ bỏ răng khôn, để không làm ảnh hưởng đến các răng kế cận.
  • Trường hợp nướu răng sưng trầm trọng: Khi đó các mô mềm bị ảnh hưởng, răng dễ bị lung lay ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu tổn thương và ghép thêm vạt nướu để tránh làm mất răng.
  • Bên cạnh đó, nếu viêm nướu gây đau nhức khó chịu bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc trị viêm lợi, viêm nướu giúp giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên các loại thuốc này không nên lạm dụng vì dễ gây nhờn thuốc và để lại tác dụng phụ.
Bị viêm nướu nặng nên nhờ sự can thiệp của nha sĩ
Bị viêm nướu nặng nên nhờ sự can thiệp của nha sĩ

Biện pháp phòng ngừa viêm nướu răng

Ngoài điều trị, để ngăn ngừa tình trạng viêm nướu răng người bệnh cần chú ý:

  • Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, và cần chải nhẹ nhàng để làm sạch cả 4 mặt răng theo một hướng 45 độ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám thức ăn trong răng. Bạn nên hạn chế dùng tăm, vì khi loại bỏ mảng bám dễ gây tổn thương đến lợi.
  • Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin A, C có trong rau củ quả tươi để đảm bảo cơ thể đủ dinh dưỡng và giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Cần uống 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng khô miệng – nguyên nhân gây ra viêm nướu răng và một số bệnh lý nha khoa khác. Nếu bị khô miệng thường xuyên bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia, nước ngọt, ăn thực phẩm nhiều đường để tránh bị viêm nướu.
  • Nên thăm khám sức khỏe răng miệng và cạo vôi răng 2 lần/ năm để phòng ngừa mắc các bệnh lý răng miệng.

Các bác sĩ nha khoa giỏi nhất cả nước

Khi có dấu hiệu bị viêm nướu, người bệnh có thể tìm đến các bác sĩ, chuyên gia dưới đây để điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất:

Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Văn Cẩn

Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Văn Cẩn tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội và hiện nay là Trưởng khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nhổ răng sữa, trám sâu răng, điều trị viêm lợi, viêm quanh răng ở trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ Cẩn còn hỗ trợ tư vấn cách phòng tránh bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ.

Thông tin liên hệ:

Người bệnh có thể hẹn lịch thăm khám với bác sĩ Đỗ Văn Cẩn tại các địa chỉ sau:

  • Phòng khám nha khoa quốc tế Phương Đông địa chỉ Số 98 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội.
  • Phòng khám Răng hàm mặt bác sĩ Đỗ Văn Cẩn tại địa chỉ Số 1 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

Xem thêm: Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất là gì? Các lưu ý quan trọng

PGS.TS Trần Cao Bính

PGS.TS Trần Cao Bính hiện nay bác sĩ đang giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội. Trong suốt quá trình công tác, bác sĩ đã điều trị thành công nhiều ca bệnh phức tạp, nguy hiểm và khó tại bệnh viện. Vì vậy, bệnh nhân có thể liên hệ bác sĩ để được điều trị viêm nướu răng và các bệnh lý nha khoa khác.

Bác sĩ nha khoa giỏi Trần Cao Bính
Bác sĩ nha khoa giỏi Trần Cao Bính

Thông tin liên hệ: Bệnh nhân đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ tại Bệnh viện  Răng Hàm Mặt Trung Ương vào giờ hành chính các ngày trong tuần.

Giáo sư, Bác sĩ Trịnh Đình Hải

Giáo sư, Bác sĩ Trịnh Đình Hải là một trong những bác sĩ nha khoa giỏi tại Hà Nội. Bác sĩ Hải được biết đến với vai trò là nhà giáo và thầy thuốc. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, bác sĩ đã điều trị thành công rất nhiều ca bệnh về nha khoa cho bệnh nhân.

Thông tin liên hệ: Bệnh nhân có thể đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ Hải tại Phòng khám Nha khoa Trịnh – Số 519B Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Bác sĩ Nguyễn Đức Minh 

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đức Minh là bác sĩ chuyên khoa II Nha chu và hiện đang giữ chức vụ giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM. Ngoài làm công tác quản lý, bác sĩ Minh còn trực tiếp thăm khám, điều trị với các ca bệnh phức tạp.

Thông tin liên hệ: Bệnh nhân có thể đặt lịch khám với bác sĩ Nguyễn Đức Minh tại Bệnh viện Răng Hàm mặt số 265 Trần Hưng Đạo, Q. 1, Tp. HCM.

Bác sĩ Hoàng Thế Lâm

Một trong những bác sĩ nha khoa gỏi không nên bỏ qua tại khu vực phía Nam là bác sĩ Hoàng Thế Lâm. Bác sĩ đã có 20 năm kinh nghiệm trong công tác, tu nghiệp và đào tạo đội ngũ về chuyên khoa răng hàm mặt. Tính đến nay, bác sĩ Lâm đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý nha khoa.

Thông tin liên hệ: Người bệnh nên đặt lịch thăm khám với bác sĩ tại phòng khám số 97 đường Cộng Hòa, Q. Tân Bình, Tp.HCM.

Viêm nướu răng là bệnh nha khoa thường gặp phải do rất nhiều nguyên nhân trong cuộc sống gây ra. Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị viêm nướu răng người bệnh nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo