Vì Sao Trẻ Chậm Mọc Răng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm hơn so với quy trình mọc răng thông thường. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng sau này và sức khỏe của trẻ. Sau đây là một số lý giải nguyên nhân vì sao trẻ chậm mọc răng và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Quy trình mọc răng ở trẻ

Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ mọc vào khoảng tháng tuổi thứ 6 và mọc đầy đủ vào khoảng 2 – 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng mọc răng đúng như vậy. Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ trên 1 tuổi vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng.

Răng của trẻ thường mọc theo quy trình riêng
Răng của trẻ thường mọc theo quy trình riêng

Theo tiêu chuẩn chung, thứ tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo nguyên tắc công 4 như sau:

  • Tháng thứ 7 bắt đầu mọc răng cửa ở hàm trên và hàm dưới.
  • Tháng thứ 11 mọc đủ 4 răng cửa giữa ( 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới).
  • Tháng thứ 15 sẽ mọc 4 răng cửa bên (mọc đủ 8 răng cửa).
  • Tháng thứ 19 mọc 4 răng hàm nhỏ.
  • Tháng thứ 23 mọc 4 răng nanh.
  • Tháng thứ 27 mọc 4 răng số 5.
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ độ tuổi 6 – 12 tuổi.
  • Răng khôn thì mọc muộn hơn so với răng ở các vị trí khác, đa số các trường hợp sau 17 răng khôn mới có thể thay được.

Vì sao trẻ chậm mọc răng

Tại sao bé chậm mọc răng là vấn đề cha mẹ rất quan tâm, để tránh một số ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng như sau:

Nguyên nhân khách quan

Trẻ chậm mọc răng có thể do một số nguyên nhân khách quan tác động đến như:

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
  • Do di truyền

Di truyền cũng là một trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng răng mọc chậm. Vì vậy, để phòng ngừa yếu tố di truyền bạn nên tìm hiểu xem gia đình có ai từng mắc bệnh không. Nếu không có người mắc, bạn nên theo dõi xem quá trình thay răng ở trẻ xem có gặp vấn đề gì gây trở ngại không.

  • Do thời điểm sinh sớm/muộn

Trường hợp trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân thường mọc răng chậm so với những trẻ sinh đủ ngày, đủ cân nặng.

  • Nhiễm khuẩn khoang miệng

​Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng, bị viêm lợi hay các bệnh viêm nha chu khác thì có thể dẫn tới tình trạng mọc răng chậm. Khi đó vi khuẩn và nấm ngứa phát triển trong khoang miệng khiến vùng lợi, nướu bị tổn thương khó mọc răng như bình thường.

Nguyên nhân chủ quan

Ngoài nguyên nhân khách quan trên, trẻ mọc răng chậm hơn còn do một số nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân này chủ yếu do thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ hình thành nên. Có thể kể đến như:

  • Do suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp cũng có thể gây mọc răng chậm ở trẻ. Ngoài ra, khi mắc bệnh suy tuyến giáp cũng có thể gây ra chậm đi, chậm nói và thừa cân ở trẻ. Trong trường hợp này, trẻ cần được tư vấn y tế và có giải pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh nặng hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vì sao trẻ chậm mọc răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vì sao trẻ chậm mọc răng
  • Do bẩm sinh

Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ 12 tháng chậm mọc răng cũng có thể do nguyên nhân bẩm sinh.

  • Do thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể trẻ không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng và dẫn đến tình trạng chậm mọc răng. Khi thiếu vitamin D còn khiến cơ thể trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

  • Do thiếu canxi

Khi trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi không? Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Khi bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú dài ra được.

  • Do thiếu MK7

​MK7 là một loại vitamin K2 có vai trò quan trọng trong việc đưa canxi ở máu vào xương và răng giúp trẻ mọc đều, đẹp và khỏe hơn. Với nhiều bé cơ thể đã bổ sung đủ hàm lượng canxi và Vitamin D nhưng thiếu MK7 thì vẫn dẫn đến tình trạng răng mọc chậm hơn.

  • Hấp thụ quá nhiều photpho:

Khi hấp thụ quá nhiều photpho cũng có thể ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó trẻ thừa photpho sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi khiến mầm răng lâu nhú lên khỏi nướu. Trẻ bị thừa photpho còn dẫn đến một số tình trạng như xơ cứng mạch máu, suy thận, tim phình to,….

Bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa photpho cũng là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm
Bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa photpho cũng là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm
  • Suy dinh dưỡng

Trẻ bị thiếu chất khiến thể chất của trẻ kém phát triển, cơ thể không tạo đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động phát triển của trẻ. Vì vậy, nếu trẻ không được bổ sung dinh dưỡng cần thiết cũng có thể khiến răng mọc muộn hơn so với những trẻ bổ sung đủ dinh dưỡng, thể chất tốt.

  • Trẻ mắc một số bệnh lý

Khi trẻ mắc một số bệnh lý như: Hội chứng Down, bệnh về tuyến yên cũng có khả năng mọc răng chậm hơn bình thường.

Bé bị mọc chậm mọc răng có nguy hiểm không?

Cha mẹ luôn lo lắng khi trẻ mọc răng chậm có sao không? Theo các chuyên gia, trẻ chậm mọc răng trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng răng mọc chậm quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng về sau như:

  • Răng vĩnh viễn mọc lệch: Do tình trạng răng sữa mọc quá chậm, răng vĩnh viễn mọc lên không có chỗ nên chen lấn cùng với răng sữa tạo ra tình trạng răng xô lệch.
  • Hàm răng đôi: Răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng sữa mọc chậm từ đó tạo thành “hàm răng đôi”, một số trường hợp răng vĩnh viễn sẽ mọc trước răng sữa. Hệ quả dẫn đến răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho bé có hai hàm răng gây mất thẩm mỹ.
  • Viêm quanh thân răng: Khi răng sữa nằm dưới bề mặt nướu có thể dẫn đến tình trạng viêm quanh thân răng. Tình trạng viêm này không chỉ ảnh hưởng tới hàm răng mà còn lan sang các mô xung quanh gây bệnh lý về răng miệng.
  • Sâu răng: Khi răng còn ở dưới nướu, vi khuẩn gây sâu răng vẫn có thể phát triển. Nếu răng sâu nặng có thể lây lan khiến cho trẻ bị sâu răng nhiều chiếc cùng lúc.
Mọc răng không đúng quy trình có thể dẫn đến hệ quả răng xô lệch gây mất thẩm mỹ
Mọc răng không đúng quy trình có thể dẫn đến hệ quả răng xô lệch gây mất thẩm mỹ

Trẻ chậm mọc răng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả bé chậm mọc răng có sao không để có cách xử trí kịp thời.

Hữu ích cho bạn: Bật mí mẹo cho bé chậm mọc răng đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Cách xử trí khi bé chậm mọc răng

Sau khi xác định được tại sao trẻ chậm mọc răng và tình trạng trẻ chậm mọc răng có ảnh hưởng gì không cha mẹ cần có giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa đầy đủ, sức đề kháng yếu, cơ địa rất mẫn cảm nên cần hết sức chú ý. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có cách khắc phục nhanh và an toàn nhất.

Dưới đây là một số cách xử trí khi bé bị chậm mọc răng so với quy trình chung:

Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng

Canxi là khoáng chất cần thiết giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe,  đặc biệt là giúp răng phát triển như bình thường. Bên cạnh đó, canxi cũng tham gia hỗ trợ hoạt động cho hệ cơ và hệ tuần hoàn. Chính vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu mọc răng chậm cha mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi cho con.

Tuy nhiên, khi bổ sung canxi cha mẹ cần lưu ý ưu tiên bổ sung canxi nano thay cho các loại canxi thông thường. Canxi nano có kích thước siêu nhỏ nên có khả năng hấp thụ gấp 200 lần so với thông thường. Do đó, canxi nano không gây ra tình trạng dư thừa ở thành ruột mà thẩm thấu hết vào trong máu. Còn khi bổ sung canxi thông thường sẽ dẫn đến nguy cơ bị dư thừa ở thành ruột tạo thành sỏi thận, sỏi mật.

Cha mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ qua các món ăn trong thực đơn hàng ngày của con như: Trứng, sữa, phô mai, tôm, cua, súp lơ, rau cải bó xôi,…

Cha mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày
Cha mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày

Một lưu ý nước cha mẹ cần ghi nhớ là nhu cầu canxi của mỗi độ tuổi là khác nhau. Vì vậy, khi bổ sung canxi cho trẻ cần mọc răng cần tuân thủ theo hướng dẫn sau:

  • Từ 0 đến 6 tháng: 210 mg/ngày
  • Từ 6 đến 12 tháng: 270 mg/ngày
  • Từ 1 đến 3 tuổi: 500 mg/ngày
  • Từ 4 đến 8 tuổi: 800mg/ngày

Bổ sung vitamin D cho trẻ mọc răng chậm

Để có thể giúp cơ thể bé hấp thu đủ lượng canxi thì cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ đầy đủ vitamin D. Cố một số cách bổ sung vitamin D an toàn và hiệu quả như sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D trong các bữa ăn hàng ngày như: Cá, trứng, sữa tươi nguyên kem, pho mát, nấm, nước cam ép, yến mạch, gan bò, tôm,…
  • Bổ sung nguồn vitamin D tự nhiên có trong ánh nắng mặt trời. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà cha mẹ có thể cho bé tắm nắng từ 5 – 10 – 20 phút. Trẻ càng nhỏ tuổi thì thời gian tắm nắng càng ngắn. Thời điểm tắm nắng thích tốt nhất đối với cơ thể trẻ là từ 6 – 8 giờ sáng.
  • Bổ sung vitamin D dưới dạng thuốc uống cũng là cách giúp cơ thể trẻ hấp thụ đủ dưỡng chất cho quá trình mọc răng. Tuy nhiên cha mẹ cần cho trẻ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, không nên tự ý cho bé dùng vì bé có thể bị ngộ độc do uống vitamin quá liều hoặc dùng trong thời gian dài.
Nên cho trẻ tắm nắng 5 - 10 phút mỗi ngày để bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể
Nên cho trẻ tắm nắng 5 – 10 phút mỗi ngày để bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể

Cũng giống như bổ sung các chất khác, ở mỗi độ tuổi nhu cầu của trẻ là khác nhau. Do đó cha mẹ cần theo dõi và bổ sung đúng tránh trường hợp thừa hoặc thiếu qua snhiefeu qranh hưởng đến sự phát triên của con. Nhu cầu về vitamin D của trẻ theo độ tuổi cần phải bổ sung như sau:

  • Dưới 6 tháng tuổi: 400IU – 1000IU/ngày
  • Từ 6 đến 12 tháng tuổi: 400IU – 1500IU/ngày
  • Từ 1 – 3 tuổi: 600IU – 2500IU/ngày
  • Từ 4 – 8 tuổi: 600IU – 3000IU/ngày

Bổ sung các chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Trẻ có sức đề kháng tốt cơ thể sẽ phát triển toàn diện hơn và hạn chế được tình trạng bé chậm mọc răng. Các dưỡng chất quan trọng cần bổ sung cho trẻ 11 tháng chưa mọc răng hay trẻ chậm mọc răng là:

  • FOS: Đây là chất xơ dưới dạng lỏng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa từ đó giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng. Từ đó giúp cơ thể trẻ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình mọc răng và phát triển hơn.
  • Colostrum (sữa non): Colostrum chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại một số bệnh miễn nhiễm và mầm bệnh nguy hiểm như: E.coli, khuẩn Salmonella, khuẩn liên cầu,…
  • Immune Alpha: Immune Alpha khi được bổ sung đầy đủ có thể giảm các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra, dưỡng chất này còn tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột giúp cơ thể hấp thu chất tốt hơn.
Cần bổ sung đủ các dưỡng chất cho trẻ để răng mọc đúng quy trình
Cần bổ sung đủ các dưỡng chất cho trẻ để răng mọc đúng quy trình

Theo các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị trong các trường hợp sau:

  • Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng nhưng trẻ không có dấu hiệu mọc răng.
  • Răng mọc quá chậm so với quy trình mọc răng thông thường.
  • Trẻ xuất hiện viêm nhiễm hay một số dấu hiệu bất thường khác trong khoang miệng.

Những điều cần nhớ chăm sóc răng sữa cho trẻ

Bên cạnh việc quan tâm vì sao bé chậm mọc răng, cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc răng sữa cho trẻ đúng cách như sau:

  • Bé mọc răng chậm phải làm sao? Bổ sung các thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ như: thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất béo, đạm (nhất là đạm động vật), rau quả tươi,….
  • Nên lập thời gian biểu cho bé ăn hằng ngày để bé ăn đúng bữa, tránh ăn vặt nhiều khiến trẻ mắc một số bệnh lý về răng miệng.
  • Nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có vị chua, đồ ăn nóng, đồ uống lạnh vì các loại đồ ăn, đồ uống này ảnh hưởng đến tiến trình mọc răng của trẻ.
  • Cần chú ý bổ sung hàm lượng photpho cho trẻ trong các loại ngũ cốc, rau củ,… Tuy nhiên, tránh bổ sung quá nhiều photpho sẽ khiến răng giòn, dễ vỡ, hại men răng.
  • Nên pha sữa cho trẻ bằng nước lọc thường và tránh pha các loại nước rau củ quả, nước cháo để giữ nguyên dưỡng chất. Nếu sử dụng các loại nước khác sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi trong sữa.
  • Một trong những lưu ý quan trọng nữa là cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ tránh nguy cơ mắc các bệnh lý dẫn đến tình trạng răng mọc sai quy trình.

Khi em bé chậm mọc răng, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ chậm mọc răng sau đó áp dụng cách xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để trẻ mọc răng đúng tiến trình cũng như tránh nguy cơ mắc cách bệnh lý về răng miệng.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo