Tụt Lợi Chân Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Tụt lợi hay còn được gọi với cái tên khác là tụt nướu, teo rút nướu, là tình trạng lợi bị rút về phía chân răng. Hiện tượng này khiến răng trông dài hơn so với thông thường [1]. Các nguyên nhân chính gây nên bệnh như do gen, bị viêm nha chu, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng quá mạnh [2]. 

Khi gặp tình trạng này, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, tăng sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt [3]. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là vấn đề hoàn toàn có thể chữa trị [4]. Bằng cách sử dụng Tây y, các mẹo tại nhà và hết sức lưu ý trong vệ sinh răng miệng hằng ngày để phòng ngừa bệnh tái phát [5].

Tình trạng lợi chân răng bị tụt gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết tụt lợi chân răng là gì, nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Tụt lợi chân răng là gì? Phân loại bệnh

Tụt lợi chân răng là gì là câu hỏi các bác sĩ nha khoa nhận được thường xuyên. Chuyên gia giải thích, tụt lợi hay còn được gọi với cái tên khác là tụt nướu, teo rút nướu, là tình trạng lợi bị rút về phía chân răng. Hiện tượng này khiến răng trông dài hơn so với thông thường.

Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời, tụt nướu sẽ khiến phần chân răng bị lộ, nhô hẳn ra gây mất thẩm mỹ. Hiện tượng này thường xuất hiện chủ yếu ở răng cửa và răng nanh. Vì thế răng tụt lợi thường được phân thành 2 loại bao bao gồm:

  • Tụt lợi hàm trên: Dạng tụt lợi này khá dễ dàng phát hiện đồng thời cũng gây mất thẩm mỹ nhất. Bạn có thể nhìn thấy phần lợi bị rút sâu và để lộ rõ ràng khoảng trống giữa các chân răng ở hàm trên.
  • Tụt lợi hàm dưới: Tụt nướu ở hàm dưới thường khó phát hiện hơn do phần mặt trong của môi dưới bao phủ răng và nướu. Tuy nhiên nếu như không được phát hiện sớm, tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng. Do vậy bạn cần chú ý quan sát, vệ sinh răng miệng thường xuyên để phát hiện sớm những vấn đề bất thường và có phương pháp xử trí.
Tụt lợi chân răng hàm dưới thường khó phát hiện hơn so với hàm trên
Tụt lợi chân răng hàm dưới thường khó phát hiện hơn so với hàm trên

Như vậy với những thông tin cung cấp bạn đã có thể phần nào hiểu được tụt lợi chân răng là gì, các loại tụt nướu. Tình trạng này khá phổ biến và gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người cảm thấy tự ti trong giao tiếp.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tụt lợi chân răng?

Nhận biết nguyên nhân gây tụt lợi răng sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp điều trị bệnh một cách triệt để nhất. Hiện nay nhiều quan điểm cho răng tụt nướu chân răng chính là bệnh viêm lợi. Tuy nhiên đây là nhận định chưa hoàn toàn chính xác. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết tình trạng tụt nướu có thể do viêm lợi hoặc không viêm. Cụ thể các nguyên nhân chính gây nên bệnh như sau:

  • Bị tụt lợi chân răng do gen: Nghiên cứu công bố gần đây cho thấy có khoảng 30% dân số sở hữu cơ địa nhạy cảm và dễ dàng mắc các bệnh về nướu lợi. Những đối tượng này có nguy cơ cao bị tụt nướu.
  • Bị tụt lợi hở chân răng do bệnh nha chu: Vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nha chu có thể phá hủy các mô nướu, từ đó dẫn tới tình trạng lợi bị co rút.
  • Mắc bệnh do vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh vùng nướu, lợi sai cách sẽ khiến vôi răng xuất hiện. Vôi răng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nha chu, tụt lợi.
  • Thao tác chải răng quá mạnh: Nếu bạn sử dụng các loại bàn chải lông cứng kết hợp với thao tác chải răng quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới phần nướu răng.
Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân gây tụt lợi chân răng
Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân gây tụt lợi chân răng

Bên cạnh những nguyên nhân nói trên, còn một vài lý do khác dẫn đến tình trạng tụt lợi chân răng đó là: Do răng bị mọc lệch khỏi cung hàm, khớp cắn bị sang chấn, sự căng kéo của phanh má và phanh môi. Nắm chắc các nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi chân răng để phát hiện sớm bệnh lý và có biện pháp điều trị sớm, kịp thời.

Xem thêm: Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Hậu quả khi mắc bệnh?

Bác sĩ chuyên khoa nhận định tụt lợi chân răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra một số hậu quả xấu cho răng. Thậm chí tình trạng này có thể làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và việc vệ sinh răng miệng của người bệnh. Cụ thể các hậu quả căn bệnh này gây ra như sau:

  • Khiến răng nhạy cảm, dễ tổn thương: Phần nướu răng được ví như tấm khiên bao bọc và giúp răng bám chắc với khung xương hàm. Hiện tượng tụt nướu sẽ khiến phần chân răng không còn lớp bảo vệ khiến chúng dễ dàng bị tổn thương và thường xuyên nhạy cảm, ê buốt răng.
  • Gia tăng sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng: Khi nướu bị tụt, thức ăn và vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào chân răng, lâu ngày gây ra tình trạng sâu răng. Nếu tụt lợi kèm viêm có thể dẫn đến viêm chân răng. Thậm chí bạn có thể phải đối diện với tình trạng mất răng ở những trường hợp viêm nhiễm nặng.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất khi nhắc tới tụt lợi chân răng. Tình trạng khiến phần nướu bị co rút và chân răng bị trơ ra. Khi nhìn sẽ cảm thấy răng dài một cách bất thường, gây ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti ngại giao tiếp.
Tình trạng tụt lợi chân răng làm gia tăng nguy cơ sâu răng
Tình trạng tụt lợi chân răng làm gia tăng nguy cơ sâu răng

Tình trạng tụt lợi chân răng có chữa được hay không?

Tụt lợi chân răng là gì và có chữa được không là băn khoăn của những người không may mắc bệnh. Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là vấn đề hoàn toàn có thể chữa trị và bạn không nên quá lo lắng.

Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy tới gặp bác sĩ nha khoa khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định tình trạng tụt nướu xem đang ở mức độ nào. Nếu tình trạng nhẹ do nguyên nhân vệ sinh chưa đúng cách, bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa bệnh tại nhà.

Trường hợp tụt nướu chân răng ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khám chi tiết và tư vấn cách điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Việc thăm khám sớm giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, tránh những ảnh hưởng xấu tới khả năng ăn nhai.

Biện pháp điều trị hiệu quả chứng tụt lợi chân răng

Bên cạnh thắc mắc tụt lợi chân răng là gì, cách chữa bệnh hiệu quả cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bạn tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng cụ thể để lựa chọn các cách chữa tụt lợi chân răng phù hợp.

Điều trị bằng Tây y

Tây y được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị tụt nướu chân răng nhờ hiệu quả nhanh chóng. Trường hợp bệnh nhân bị tụt nướu nhẹ chỉ cần thực hiện việc vệ sinh đúng cách, lấy cao răng hoặc hàn bằng các vật liệu hàn răng chuyên biệt. Tuy nhiên với những bệnh nhân nặng, việc điều trị bằng biện pháp chuyên sâu cần được thực hiện.

Tây y điều trị bệnh tụt nướu là giải pháp được nhiều người lựa chọn
Tây y điều trị bệnh tụt nướu là giải pháp được nhiều người lựa chọn

Nếu bị tụt lợi chân răng nhẹ do viêm nha chu, nha sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành việc làm sạch sâu vùng bị viêm. Sau đó nha sĩ sẽ thực hiện thủ thuật để loại bỏ những cao răng đã ăn sâu vào chân răng, khiến vi khuẩn khó bám và tiếp tục gây bệnh.

Trường hợp nướu bị tụt nặng do mất xương, các nha sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật nhằm phục hồi tổn thương. Quy trình điều trị cho các đối tượng này sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Nạo túi, giảm độ sâu túi nha: Bác sĩ chuyên khoa làm sạch túi nha, loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Sau đó sẽ là bước khâu mô lợi vào vị trí trên gốc răng nhằm kéo lợi lại như bình thường.
  • Thực hiện tái tạo xương: Xương là bộ phận giúp chân răng đứng vững khi không may bị tụt nướu. Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật nhằm khôi phục mô xương đã bị tiêu biến bằng vật liệu nhân tạo. Phần xương đã mất sau đó sẽ được tái tạo lại.

Hiện tại, với sự phát triển của y học hiện đại, tụt lợi chân răng có thể được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên để quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất bạn cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng.

Click xem ngay: Viêm lợi trùm răng khôn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mẹo chữa bệnh tại nhà

Tụt lợi chân răng là gì và có thể chữa bệnh tại nhà hay không? Đây là thắc mắc của một bộ phận những người không may mắc bệnh. Thực tế không phải bất cứ ai bị tụt nướu đều phải thực hiện phẫu thuật. Một vài trường hợp bị tụt lợi nhẹ được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc bôi điều trị.

Song song với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể áp dụng một số các phương pháp điều trị tại nhà bằng nguyên liệu sẵn có. Những cách điều trị khi bị tụt lợi hở chân răng như sau:

  • Sử dụng trà xanh: Thành phần của trà xanh có chứa Catechin, chất có tác dụng điều trị tụt nướu hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bệnh nhân chỉ cần đun sôi nước trà xanh và súc miệng hàng ngày là có thể cải thiện tình trạng.
Thành phần của mật ong có tính kháng khuẩn hiệu quả
Thành phần của mật ong có tính kháng khuẩn hiệu quả
  • Dùng mật ong: Trong mật ong có thành phần giúp kháng khuẩn và khử trùng hiệu quả, rất phù hợp để điều trị tụt lợi. Bệnh nhân sau khi vệ sinh răng miệng hãy dùng tăm bông chấm mật ong và thoa đều lên vùng lợi bị tụt. Chờ sau thời gian 5 phút súc miệng lại với nước sạch.
  • Điều trị bằng tỏi: Tỏi là một gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt. Ít ai biết, tỏi có chứa các chất giúp kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần bóc bỏ vỏ, giã nhỏ lấy nước rồi bôi vào khu vực lợi đang bị tụt. Cuối cùng là vệ sinh lại khoang miệng với nước sạch để hoàn thành mẹo chữa bệnh này.
  • Chữa bệnh tụt lợi chân răng bằng dầu mè: Trong dầu mè có chứa thành phần chống viêm nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị tụt lợi chân răng. Bạn chỉ cần dùng 3 thìa dầu mè, trong đó 2 thìa đem trộn với kem đánh răng, 1 thìa còn lại sử dụng để ngậm sau khi đã đánh răng.
  • Nha đam: Nha đam cũng là nguyên liệu hiệu quả trong điều trị bệnh tụt lợi chân răng. Bạn chỉ cần dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng nướu bị tụt hoặc trộn đều với kem đánh răng và sử dụng.
  • Chanh kết hợp dầu oliu: Chanh chứa chất sát trùng và dầu oliu có chứa các thành phần chống viêm. Kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ cho hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị tụt lợi chân răng. Bạn chỉ cần trộn đều nước cốt chanh và dầu oliu theo tỷ lệ 2:1 và cất trong chai thủy tinh 1 tháng. Sau thời gian này lấy hỗn hợp ra thoa đều trên vùng nướu bị tụt để đạt hiệu quả điều trị.

Tụt lợi chân răng và cách chữa từ mẹo dân gian tại nhà không quá phức tạp. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất, đem lại tính thẩm mỹ dài lâu, bảo vệ sức khỏe răng miệng bạn nên tới thăm khám bác sĩ nha khoa để được hướng dẫn và thăm khám chi tiết.

Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Tụt lợi chân răng là gì, phòng ngừa căn bệnh hiệu quả bằng cách nào là thắc mắc khiến nhiều người trăn trở. Theo đó tụt nướu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa, hạn chế tình trạng này bằng các biện pháp sau đây:

Thực hiện chải răng đúng cách, tránh làm tổn thương nướu, lợi
Thực hiện chải răng đúng cách, tránh làm tổn thương nướu, lợi
  • Thực hiện việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn hình thành, phát triển.
  • Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần bằng bàn chải lông mềm, động tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương tới nướu.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh các kẽ răng, đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ nhất.
  • Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D giúp củng cố độ chắc khỏe cho xương và răng.
  • Tiến hành thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm nhất các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là hiện tượng tụt nướu chân răng. Từ đó được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng, tránh việc ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm được thông tin tụt lợi chân răng là gì và hướng dẫn cách điều trị hiệu quả. Việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ là hết sức cần thiết, giúp phát hiện sớm bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp. Vậy nên, khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên sớm thăm khám bác sĩ, tránh xảy ra các biến chứng xấu.

Đừng bỏ lỡ: Viêm nướu răng và những biến chứng nguy hiểm không nên chủ quan

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo