[Giải Đáp] Trồng Răng Sứ Có Đau Không? Khi Nào Thì Hết Đau?

Trồng răng sứ là kỹ thuật làm đẹp được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không ít người còn chần chừ, đặt ra nghi vấn về phương pháp này. Bởi họ không biết trồng răng sứ có đau không? Có ảnh hưởng tới sức khỏe không và bao lâu thì khỏi? Vậy hãy cùng tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Trồng răng sứ có đau không?

Trồng răng sứ là kỹ thuật phục hình răng giúp khắc phục các tình trạng răng hư hỏng, xỉn màu hay khuyết tật. Chiếc răng sứ sau khi bọc sẽ có màu sắc và hình dáng như răng thật, mang đến độ đều, thẩm mỹ cao và đặc biệt sẽ giúp đảm bảo chức năng nhai. Từ đó, giúp người bệnh có thể tự tin khi cười và thoải mái hơn trong giao tiếp.

Trên thị trường hiện nay có 4 loại răng sứ phổ biến. Đó là: Răng toàn sứ, răng sứ kim loại, răng sứ titan và cuối cùng là răng sứ kim loại đá quý. Tuổi thọ và chi phí của từng loại sẽ khác nhau và cũng thay đổi ở từng nha khoa. Tuy nhiên, giá của chúng dao động từ 2 – 20 triệu đồng/chiếc. Tuổi thọ rơi vào khoảng 5-15 năm tùy loại. Chính vì vậy, để có được hàm răng như ý thì trước khi chỉnh nha, khách hàng nên đến nha khoa để nghe tư vấn. Từ đó, có thể chọn loại phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như kinh tế của bản thân.

Thực tế, để trồng răng sứ bạn cần phải mài nhỏ răng thật đi. Điều đó có thể  thấy khó chịu và hơi đau buốt sau khi thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên, cảm giác đó chỉ kéo dài 1-2 ngày nên khách hàng cũng không cần quá lo lắng.

Trồng răng sứ có thể gây khó chịu, đau buốt nhẹ
Trồng răng sứ có thể gây khó chịu, đau buốt nhẹ

Để giảm bớt các cơn đau, các buổi làm răng cần đảm bảo:

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
  • Gây tê cục bộ trước khi mài răng: Khách hàng sẽ được bôi tê sau đó tiêm tê tại vùng răng cần điều chỉnh. Liều lượng và loại thuốc đã được tính toán từ trước cho phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
  • Sử dụng hệ thống thiết bị tiên tiến, công nghệ phục hình răng hiện đại: Thiết bị y tế là trợ thủ đắc lực giúp quá trình mài cùi răng diễn ra nhanh chóng, ít va chạm, không chương nướu. Từ đó, giúp hạn chế tối đa ê răng.
  • Bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao: Đây được coi là yếu tố then chốt giúp bạn tránh khỏi những cơn đau. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng sẽ cho cách làm nhanh chóng, chính xác để hạn chế sai hỏng.

Nguyên nhân gây đau buốt khi trồng răng sứ

Với sự phát triển của y học ngày nay, vấn đề đau buốt khi trồng răng đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh nhân phàn nàn về sức khỏe răng miệng của mình. Điều đó có thể xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt
  • Sức khỏe răng miệng kém: Trước khi mài răng, nếu bác sĩ vệ sinh răng cẩu thả, còn sót các mảng bám, cạo chưa sạch vôi có thể khiến răng sứ bị cộm, gây đau nhức. Có những người mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng… mà chưa được điều trị triệt để thì khi chỉnh nha cũng có thể dẫn tới đau nhức.
  • Mài cùi răng không đạt chuẩn: Khi bọc răng sứ, răng thật sẽ được mài nhỏ làm trụ. Nếu cùi răng còn bẩn, gồ ghề hay thiếu tính chính các về độ dày mỏng, sẽ khiến cả hàm răng không đều hoặc thậm chí không thể gắn mão sứ vào.
  • Kỹ thuật lắp ghép chưa đúng: Nếu kỹ thuật phục hình răng thiếu chính xác sẽ khiến răng không được khít, cong vênh, mão răng dễ bong gãy. Chính vì vậy, bác sĩ cần tỉ mỉ làm nhẵn bề mặt, lấy dấu hàm chuẩn, lắp ghép thử, kiểm tra khớp cắn, tính thẩm mỹ rồi mới được gắn keo cố định.
  • Bác sĩ lấy dấu hàm chưa đúng: Việc lấy dấu hàm không đúng cách sẽ làm kích thước mão sứ sai dẫn đến việc lắp ghép mão sứ vào cùi sứ không khớp. Từ đó, làm cong vênh hàm răng và chỉ với một va chạm nhỏ cũng có thể dẫn tới sứt răng, e buốt.

CHI TIẾT: 5 Bước Trong Quy Trình Trồng Răng Sứ Chuẩn Y Khoa

Những lưu ý khi trồng răng sứ để tránh bị đau

Để đảm bảo an toàn và có được kết quả trồng răng như ý, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Người bệnh nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng
Người bệnh nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, hệ thống y tế tiên tiến, đảm bảo. Từ đó, có thể áp dụng công nghệ chỉnh nha hiện đại nhất, tốt nhất.
  • Có thể tham khảo, đi nghe tư vấn từ nhiều nha khoa. Sau đó, mới đánh giá và lựa chọn nha khoa phù hợp và tốt nhất.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Theo đó, người bệnh nên đánh răng 2 lần mỗi ngày. Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, kem đánh răng có chứa flour. Bàn chải đánh răng nên được thay mới theo định kỳ 3 tháng một lần.
  • Có thể sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để vệ sinh răng tốt hơn, tránh các mảng bám, thức ăn thừa rơi vào các kẽ răng.
  • Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước xúc miệng để tránh hôi miệng, khô miệng.
  • Tránh gây va đập vào những chỗ vừa làm răng để răng không bị bong, bị sứt, gãy. Bất kỳ trường hợp hỏng hóc nào đều không thể sửa chữa được mà cần phải thay mới, làm lại. Do đó, sẽ gây tốn kém về thời gian và tiền bạc.
  • Nên bỏ một số thói quen xấu như: Hút thuốc, nghiến răng khi ngủ, hay ăn đồ ngọt, sử dụng chất kích thích…
  • Tái khám định kỳ, lấy cao răng thường xuyên.
  • Tránh ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng. Nên cắt nhỏ thức ăn và nhai đều cả hai bên.

Như vậy, trồng răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề trồng răng, bạn đọc có thể tới nha khoa ViDentalkid để được tư vấn và được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

ĐỪNG BỎ QUA:

Bài được quan tâm nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo