Trồng Răng Hàm Có Đau Không? Cách Giảm Đau Hiệu Quả

Trồng răng hàm có đau không là vấn đề nhiều khách hàng quan tâm. Tùy từng phương pháp thực hiện sẽ tác động đến răng, mô mềm khác nhau, theo đó mức độ đau nhức cũng không giống nhau.

Thông thường làm hàm giả tháo lắp không gây đau nhức vì không tác động đến nướu hay răng kế cạnh, trong khi đó cầu răng sứ gây cảm giác ê nhức từ 2 - 3 ngày do mài răng. Với phương pháp cấy ghép Implant cần đặt trụ Implant vào xương hàm, khách hàng có thể đau sau khi thuốc tê hết tác dụng [1].

Một số biện pháp giảm đau khi trồng răng hàm là: Chườm đá lạnh, dùng nước muối sinh lý, dùng thuốc giảm đau và thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày [2].

Trồng răng hàm có đau không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật hiện nay, phần lớn các phương pháp nha khoa thẩm mỹ chỉnh hình không còn đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh nữa. Bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này có thể tham khảo thêm những thông tin dưới đây.

Trồng răng hàm có đau không?

Khi gặp phải tình trạng mất hoặc thiếu răng trên khung hàm, đa phần mọi người sẽ lựa chọn biện pháp trồng răng giả. Việc này không chỉ giúp lấp đầy khoảng trống trên hàm răng mà còn cải thiện khả năng nhai và hạn chế tối đa nguy cơ thoái hóa xương hàm. 

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cảm thấy e ngại khi trồng răng hàm vì lo lắng gặp phải tình trạng khó chịu hoặc ê buốt kéo dài. Vậy thì trên thực tế việc trồng răng hàm có đau không? Các chuyên gia cho răng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là công nghệ trồng răng và tay nghề của nha sĩ.

Trồng răng hàm có sự hỗ trợ của thuốc tê, hạn chế đau nhức
Trồng răng hàm có sự hỗ trợ của thuốc tê, hạn chế đau nhức

Theo như tìm hiểu của ViDentalkid, trồng răng giả tháo lắp được xem là phương pháp ít gây đau nhất vì không có sự can thiệp của phẫu thuật hoặc phải tác động đến các răng bên cạnh. Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp lại có nhiều khuyết điểm hơn khi có tuổi thọ ngắn cũng như làm giảm khả năng nhai của hàm.

Đối với phương pháp cầu răng sứ, bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác ê buốt khá khó chịu trong quá trình mài răng. Tình trạng này có thể sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày sau khi đặt mão sứ. Trong trường hợp bạn là người có răng nhạy cảm, cảm giác ê buốt thường kéo dài lâu hơn.

TÌM HIỂU CHI TIẾT: Ưu Nhược Điểm Trồng Răng Bắc Cầu Có Thể Bạn Chưa Biết

Cấy ghép implant là phương pháp phục hình cho hàm răng hiện đại với sự trợ giúp của nhiều máy móc tân tiến nhất. Ngoài ra, quá trình đặt trụ implant được thực hiện khi bạn đã gây mê cục bộ nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn xảy ra. 

Sau khi đặt trụ, bạn có thể cảm thấy đôi chút nhức nhối tại nơi phẫu thuật trong khoảng 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này thường không gây ra xáo trộn hay cản trở nào trong sinh hoạt hàng ngày của bạn.

So với hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ, cấy ghép implant là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích hơn cả với người bị mất răng hàm. Lý do là vì cấy ghép implant thường có tuổi thọ lâu dài, đảm bảo phần chân răng giả vững chắc và giúp bạn cải thiện khả năng nhai tốt nhất. Khuyết điểm duy nhất của cấy ghép implant là mức giá thực hiện cao, thường lên đến vài chục triệu cho 1 răng.

KHÁM PHÁ NGAY: Trồng Răng Implant Có Ưu Điểm Vượt Trội Thế Nào?

Các biện pháp giảm đau khi trồng răng hàm

Nếu sau khi trồng răng hàm bạn cảm thấy đau nhức khó chịu thì có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp giảm đau khi trồng răng
Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp giảm đau khi trồng răng
  • Chườm đá lạnh: Có một số người sau trồng răng bị sưng tấy và đau nhức tại vị trí thực hiện phẫu thuật. Trong trường hợp này, biện pháp chườm đá lạnh có thể đem đến sự cải thiện đáng kể. Đá lạnh sẽ giúp giảm sự căng cứng của cơ hàm, nhờ vậy mà cảm giác khó chịu giảm thiểu không ít. Bạn nên chườm lạnh từ 2 đến 5 phút mỗi lần.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm: Biện pháp này thường được áp dụng với người thực hiện cấy ghép implant. Thuốc giảm đau, chống viêm  liều nhẹ như acetaminophen, ibuprofen, aspirin,… thường giúp xua tan tình trạng ê buốt khó chịu nhanh chóng nhờ cơ chế tác động đến hormone gây viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất là bạn chỉ nên dùng thuốc khi có đơn từ bác sĩ.
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Trong thời gian đầu mới trồng răng hàm, bạn không nên đánh răng bằng bàn chải vì có thể khiến cảm giác đau đớn thêm tồi tệ. Thay vào đó, bạn nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng sau khi ăn. Nếu không mua được nước muối sinh lý, bạn có thể pha loãng muối tinh với nước ấm để súc miệng hàng ngày.
  • Chú ý đến thực đơn: Quá trình ăn uống ở người mới trồng răng hàm cũng cần được lưu tâm. Thay vì ăn uống như bình thường, bạn nên chuyển sang các món ăn có kết cấu lỏng, mềm hoặc được cắt nhỏ. Điều này giúp bạn tránh được tối đa cảm giác ê buốt khó chịu ở răng hàm. Ngoài ra, việc ăn thức ăn mềm lỏng cũng giúp quá trình vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin tổng hợp nhằm giải đáp cho vấn đề trồng răng hàm có đau không. Hy vọng bạn đọc đã có được câu trả lời chính xác nhất cho bản thân cũng như bổ sung thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay, có rất nhiều các đơn vị y tế khác nhau nhận thực hiện trồng răng giả bằng nhiều phương pháp ví dụ như hàm tháo lắp, cầu răng sứ hay trồng răng Implant hiện đại. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ như bệnh viện Răng – Hàm – Mặt TW, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Răng – Hàm – Mặt Đại học Y,... [1] Ngoài địa chỉ nha khoa uy tín, bạn cần lưu ý một vài yếu tố trước khi trồng răng như vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng,....[2]

Mức giá trồng răng nanh sẽ phụ thuộc vào số lượng răng và phương pháp mà bạn lựa chọn thực hiện. Nếu lựa chọn bắc cầu răng sứ, tổng số tiền bạn cần chi trả vào khoảng 6 - 8 triệu đồng. Giá trồng răng nanh Implant trung bình khoảng từ 13 - 30 triệu đồng cho 1 răng [1]. Trước khi thực hiện, bạn cần lưu ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Sau khi trồng răng cần chăm sóc khoang miệng để tránh gặp phải các bệnh lý không mong muốn [2].

Trồng răng khểnh ở đâu uy tín chất lượng? Đây là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng thắc mắc khi có nhu cầu cải thiện thẩm mỹ của hàm răng. Bạn có thể tham khảo các trung tâm như ViDental, bệnh viện Thu Cúc, nha khoa Paris, BV Răng Hàm Mặt Trung Ương, Nha khoa Quốc tế Alisa,...[1] Sau khi tìm được trung tâm và kết thúc quá trình điều trị bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo quản răng khểnh được lâu bền nhất [2].

Trồng răng có được hưởng bảo hiểm y tế không là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng gửi về trung tâm. Bảo hiểm y tế chỉ được chi trả trong trường hợp bạn khám chữa bệnh đúng tuyến được quy định [1]. Trồng răng sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế chỉ có hiệu lực khi bạn đi khám chữa bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe tại những bệnh viện được đăng ký theo tuyến dựa theo quy định của Nhà nước [2].

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo