Trẻ Bị Sâu Răng Sữa: Hiểu Rõ Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Sâu răng sữa là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng đáng lo ngại bởi trẻ bị sâu răng sữa không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Mà còn tác động đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Vậy ba mẹ cần xử lý răng bị sâu như nào? Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời phụ huynh theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị sâu răng sữa

Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị sâu răng sữa ở Việt Nam thuộc trạng thái đáng báo động. Theo thống kê, có 59% trẻ dưới 6 tuổi bị mắc các bệnh lý về răng miệng, trong đó sâu răng sữa chiếm 28%. Về cấu tạo, răng sữa của trẻ có lớp men răng và ngà răng yếu hơn răng của người lớn rất nhiều. Vì vậy, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập hình thành lỗ sâu răng.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng sữa ở trẻ nhỏ bao gồm:

Khi mang thai mẹ mắc bệnh nha chu

Một số nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, trong quá trình mang thai người mẹ mắc phải bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu thì nguy cơ sinh non sẽ tăng lên gấp 2 lần. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể và răng miệng của trẻ sau này, vì trẻ có nguy cơ bị khuyết men răng. Vì vậy, đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ bị sâu răng sữa từ sớm, trước khi trẻ đến giai đoạn mọc răng.

Mẹ bầu bị bệnh viêm nha chu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con
Mẹ bầu bị bệnh viêm nha chu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con

Thói quen ăn uống của trẻ

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích ăn bánh kẹo ngọt, những loại thực phẩm này có hàm lượng đường rất cao gây ảnh hưởng xấu đến răng sữa của trẻ. Không hiếm khi bắt gặp những em bé mới 3 tuổi nhưng đã bị sún hết răng cửa và đến 90% những đứa trẻ này được hỏi ra đều ăn rất nhiều đồ ngọt, socola, kem, uống nước ngọt, sữa,….

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.

Ngoài ra, những trẻ có thói quen uống sữa hay bú bình vào ban đêm cũng rất dễ bị sâu răng. Nguyên nhân là do sữa công thức có chứa đường và bám trên bề mặt răng rất lâu, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển gây ra các lỗ sâu.

Răng sữa của trẻ chăm sóc chưa đúng cách

Đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố gây ra nguy cơ sâu răng ở trẻ chính là việc vệ sinh răng miệng có đúng cách hay không. Dùng bàn chải không đúng, chải răng không đủ thời gian, bé vệ sinh khoang miệng chưa đủ bước đều là nguyên nhân gây sâu răng thường gặp ở trẻ.

Với những bé dưới 6 tuổi ba mẹ nên lựa chọn những loại bàn chải có đầu lông mềm, rèn cho con thói quen súc miệng sau các bữa ăn. Đặc biệt là ba mẹ cần theo dõi và kiểm soát quá trình vệ sinh răng miệng của trẻ.

XEM THÊM: Trẻ Bị Sâu Răng Sưng Má Có Nguy Hiểm?

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị sâu răng sữa

Ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra răng sữa bị sâu dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Con có biểu hiện bị đau nhức nướu, răng khi nhai cắn thức ăn. Điều này gây ra tình trạng chán ăn và quấy khóc ở trẻ.
  • Khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh thì răng của trẻ bị ê buốt.
  • Trên bề mặt răng xuất hiện các vết trắng màu đục hoặc nâu vàng mặc dù men răng vẫn còn nguyên vẹn.
  • Dù đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn xuất hiện nhưng mùi khó chịu.
Biểu hiện răng sữa bị sâu ở trẻ có thể phát hiện bằng mắt thường
Biểu hiện răng sữa bị sâu ở trẻ có thể phát hiện bằng mắt thường

Nếu nhận thấy trẻ có một trong những dấu hiệu trên, ba mẹ nên có phương pháp khắc phục kịp thời. Răng sữa bị sâu nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến hỏng răng, phải nhổ bỏ răng rất nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Vì sao phải điều trị khi trẻ bị sâu răng sữa?

Có nhiều phụ huynh cho rằng trẻ bị sâu răng sữa là vấn đề sức khỏe bình thường, không có gì nghiêm trọng. Bởi vì sau này răng sữa dù sao cũng sẽ mất đi và mọc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm rất sai lầm vì:

  • Răng sữa khi bị sâu và rụng sớm khiến cho răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí trên cung hàm, ảnh hưởng đến cấu trúc răng của trẻ.
  • Răng sữa dù có tuổi đời ngắn nhưng vẫn có chức năng ăn nhai. Nếu răng sữa bị sâu quá nhiều sẽ khiến khả năng nghiền thức ăn bị giảm sút, không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của trẻ.
  • Răng cửa bị sâu gây mất thẩm mỹ, có thể khiến trẻ bị tự ti với bạn bè, ngại giao tiếp với mọi người.
  • Có thể nhiều ba mẹ chưa biết nhưng răng sữa có vai trò quan trọng trong việc phát âm của trẻ. Nếu răng sữa bị rụng sớm có thể gây hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ.

ĐỌC THÊM: Top 8 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Muối Tại Nhà Hiệu Quả

Răng sữa khi bị sâu và rụng sớm sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng của trẻ
Răng sữa khi bị sâu và rụng sớm sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng của trẻ

Làm gì khi trẻ có răng sữa bị sâu?

Có rất nhiều cách chữa răng sữa sâu cho trẻ và quá trình thực hiện cũng hết sức đơn giản.

Chữa răng sữa sâu tại nhà

Khi phát hiện ra trẻ bị sâu răng sữa, ba mẹ có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà đơn giản sau:

  • Súc miệng bằng nước muối loãng: Ba mẹ có thể mua sẵn nước muối sinh lý để sử dụng để súc miệng cho trẻ hàng ngày sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nước muối loãng phần nào loại bỏ sạch vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng trẻ và giúp làm giảm đau nhức do sâu răng gây ra.
  • Dùng gừng tươi giảm đau: Gừng tươi có tính khám viêm rất tốt, trẻ bị sâu răng sữa có thể dùng gừng tươi dã nát để đắp vào vị trí sâu răng. Tuy nhiên gừng có vị cay nóng nên bạn cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ.
  • Dùng nước cốt chanh: Chanh là loại quả có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Ba mẹ có thể dùng nước cốt chanh thấm vào vị trí lỗ sâu răng. Tuy nhiên chanh có vị chua nên ba mẹ nên thông báo với trẻ trước, nếu con không hợp tác thì thực hiện cách điều trị khác.

ĐỪNG BỎ QUA: TOP 13 Thuốc Trị Sâu Răng Cho Bé Tốt Nhất

Súc miệng nước muối loãng giúp cơn đau nhức sâu răng thuyên giảm nhanh chóng
Súc miệng nước muối loãng giúp cơn đau nhức sâu răng thuyên giảm nhanh chóng

Với những mẹo chữa sâu răng trên, ba mẹ tuyệt đối không nên áp dụng với tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy, đã bị hở tủy răng vì có thể gây nhiễm trùng cho bé.

Điều trị răng sâu cho bé tại nha khoa

Với những trẻ răng đã xuất hiện những lỗ sâu lớn ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở  nha khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sâu của răng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

  • Dùng fluoride: Phương pháp này dùng có tác dụng phục hồi men răng bị tổn thương với những răng chớm sâu có những đốm đen li ti. Nha sĩ sẽ tiến hành bôi flour dưới dạng bọt, gel để cung cấp các khoáng chất cần thiết và che phủ các lỗ sâu răng.
  • Trám răng: Răng sữa của trẻ đã có lỗ sâu to nhưng chưa gây hỏng tủy răng bác sĩ sẽ làm sạch ngà răng và tiến hành trám răng bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng để bảo vệ phần răng sữa còn lại.
  • Gắn mão răng: Trong một số trường hợp, khi tình trạng răng sữa đã sâu nặng không thể trám được bác sĩ thường chỉ định gắn mão răng. Một chiếc mão răng không gỉ là phương án tối ưu cả về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho bé.
  • Nhổ răng: Đây là giải pháp cuối cùng bác sĩ chỉ định khi chiếc răng sữa bị sâu không thể điều trị bằng các biện pháp trên.

ĐỌC NGAY: Bé 2 Tuổi Bị Sâu Răng: Phụ Huynh Nên Làm Gì Để Chữa Trị Hiệu Quả?

Tùy theo tình trạng sâu răng bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp
Tùy theo tình trạng sâu răng bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp

Phòng ngừa tình trạng trẻ bị sâu răng sữa hiệu quả

Trong giai đoạn con đang mọc răng sữa, ba mẹ có thể phòng ngừa trẻ bị sâu răng sữa bằng cách áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hoặc các sản phẩm kem đánh răng có chứa Fluor ít nhất 2 lần/ngày kể cả khi trẻ chưa mọc răng sữa.
  • Sau khi ăn nên cho trẻ uống nước lọc để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám còn trong khoang miệng, hạn chế vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây sâu răng.
  • Bổ sung canxi, vitamin D qua thức ăn, thực phẩm chức năng hoặc cho trẻ tắm nắng thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho bé, phòng ngừa tình trạng răng sữa mọc lệch, yếu.
  • Phòng ngừa sâu răng trẻ em bằng cách hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn chứa nhiều đường, đặc biệt là vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Nếu trẻ có thói quen ngậm đồ ăn cần thay đổi sớm cho con vì việc này có thể khiến vi khuẩn sâu răng có cơ hội xâm nhập vào răng lợi của trẻ và gây ra tình trạng sâu răng sữa.

Trẻ bị sâu răng sữa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, vì vậy ba mẹ cần chú ý có phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm. Đồng thời đừng quên cho trẻ thăm khám răng miệng tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ sớm phát hiện ra các bệnh lý răng miệng và xử lý kịp thời.

GỢI Ý BÀI VIẾT:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo