Trẻ Bị Sâu Răng Hàm Có Mọc Lại Không? Điều Trị Như Thế Nào?
Sâu răng là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ ảnh hưởng tiêu cực đến việc mọc răng mới. Trong đó, trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Trong bài viết sau, các chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này và chia sẻ cách điều trị hiệu quả nhất.
Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?
Sâu răng là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây ra do nhiều nguyên nhân và để lại hậu quả nghiêm trọng. Lúc này, một trong những vấn đề được quan tâm nhất chính là liệu trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không.
Trong bộ răng sữa của trẻ, răng hàm là răng cứng nhất. Răng hàm nằm sâu bên trong nên không dễ để phát hiện ra sâu răng hàm. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm, song chủ yếu là ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng miệng chưa tốt, cụ thể:
- Ăn quá nhiều đồ ngọt: Hầu hết trẻ bị sâu răng đều do thường xuyên ăn đồ ngọt. Vi khuẩn có trong đồ ngọt tạo ra axit làm hỏng lớp men răng. Bình thường, nước bọt giúp rửa trôi những tác nhân này. Thế nhưng, theo thời gian, nước bọt không đủ khả năng bảo vệ, lớp men bị ăn mòn tạo ra các lỗ hổng và được gọi là sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Chế độ vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sâu răng hàm. Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Trong quá trình ăn uống hàng ngày, vi khuẩn trong miệng tích lũy dần một cách tự nhiên, tạo thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám sản sinh axit tấn công, ăn mòn men răng gây ra hiện tượng sâu răng ở trẻ em.
Tình trạng trẻ sâu răng diễn ra phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lơ là, thiếu quan tâm để đưa trẻ thăm khám, điều trị kịp thời. Khi sâu răng diễn tiến nặng, có thể gây ra những tác hại có thể kể đến gồm:
- Răng hàm dùng để xé, nhai và nghiền thức ăn. Vì vậy, trẻ bị sâu răng hàm sẽ khiến quá trình xử lý thức ăn bị ảnh hưởng. Thức ăn không được nhai kỹ bị nuốt xuống dạ dày khiến bộ phận tiêu hóa hoạt động vất vả, khó khăn hơn.
- Bên cạnh đó, cảm giác đau, nhức răng do bị sâu còn khiến bé khó khăn trong việc ăn một số thực phẩm. Thậm chí, không ít trẻ còn bỏ ăn để hạn chế cảm giác đau răng.
- Đặc biệt, nếu răng sữa bị sâu nặng đến mức phải nhổ bỏ trước tuổi thay răng (bắt đầu từ 6 tuổi) thì lợi có thể khô lại khiến răng hàm vĩnh viễn rất khó mọc. Khi đó, răng có thể mọc chèn lên phía trước, ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm răng.
- Sâu răng ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm tủy, viêm nha chu, hình thành các túi mủ…
Theo các bác sĩ nha khoa, đối với trường hợp trẻ bị sâu răng hàm, tùy theo giai đoạn mà răng có thể mọc lại hoặc không, cụ thể:
- Trước khi thay răng sữa: Lúc này, răng hàm sâu vẫn có thể mọc lại khi răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, tình trạng sâu răng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thay răng, khiến các răng sau khi thay mọc lệch, khấp khểnh hay một số biến chứng khác cho sự phát triển răng, xương hàm của bé.
- Sau khi thay răng sữa: Nếu răng hàm bị sâu là răng vĩnh viễn thì sẽ không thể mọc lại. Lúc này, các bác sĩ chỉ có thể tiến hành điều trị sâu và phục hình răng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hình răng, tùy theo mức độ sâu và tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ tư vẫn thực hiện phương pháp tối ưu nhất cho bé.
Như vậy, để giải đáp câu hỏi “Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại được không?”, phụ huynh cần đưa trẻ đến tham khám và tư vấn trực tiếp tại phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán cũng như có giải pháp hữu hiệu. Đồng thời, tình trạng trẻ bị sâu răng, đặc biệt là răng hàm được phát hiện và điều trị càng sớm sẽ hạn chế được các hậu quả, đạt được hiệu quả chữa trị càng tốt.
Những phương pháp phòng ngừa và điều trị tình trạng sâu răng hàm ở trẻ
Trẻ bị sâu răng hàm có thể được phòng ngừa cũng như điều trị bằng nhiều phương pháp, tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh, cụ thể:
1. Hỗ trợ điều trị sâu răng cho trẻ nhỏ ngay tại nhà
Khi mới chớm bị sâu răng và chưa thể đến nha khoa thăm khám ngay, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị tình trạng sâu răng hàm ở trẻ tại nhà:
- Sử dụng mật ong: Mật ong chứa một lượng lớn chất kháng khuẩn nên có thể được sử dụng làm giảm tình trạng sâu răng ở trẻ em. Hơn nữa, mật ong có ngọt nên các bé rất thích. Cha mẹ chỉ cần cho bé ngậm một thìa mật ong trong miệng, hướng dẫn bé cách súc để mật ong tiếp xúc với răng trong khoang miệng. Sau đó, cho bé súc miệng lại bằng nước sạch. Tình trang sâu răng ở trẻ sẽ giảm nếu kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần.
- Ngậm nước muối: Nước muối có thành phần sát khuẩn, giúp làm sạch cực kỳ hiệu quả. Hơn nữa, muối là nguyên liệu rẻ tiền và rất sẵn. Theo các bác sĩ nha khoa, súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp giảm đau răng nhanh chóng mà còn hỗ trợ làm sạch răng miệng khá hiệu quả. Ba mẹ pha một chút muối với nước ấm thành dung dịch muối loãng rồi cho bé ngâm khoảng 1 phút mỗi lần. Nếu kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày, bé sẽ bớt đau và khó chịu do răng sâu gây ra.
- Sử dụng lá trà xanh: Trà xanh được cho là có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp làm sạch hiệu quả. Vì thế, lá trà xanh thường được các thầy thuốc đông y sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị sâu răng. Cách thực hiện khá đơn giản: Ba mẹ lấy 2 – 3 lá trà xanh rửa sạch rồi vò náy và cho bé ngậm tại vị trí răng sâu. Cha mẹ giúp bé ngậm khoảng 3 – 4 phút rồi nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể hãm nước trà xanh cho bé súc miệng hàng ngày. Áp dụng phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày trong thời gian 1 tuần liên tiếp sẽ giúp bé bớt đau do sâu răng.
2. Điều trị và thẩm mỹ nha khoa trẻ em tại phòng khám uy tín bằng các phương pháp y học hiện đại
Các biện pháp hỗ trợ điều trị sâu răng tại nhà có thể dễ dàng thực hiện song chỉ phù hợp khi răng hàm mới chỉ chớm sâu. Nếu như trẻ bị sâu răng hàm ở mức độ nặng, cần được đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở nha khoa uy tín như Vidental Kid để khám và điều trị kịp thời bằng y học hiện đại. Dưới đây là một số liệu pháp điều trị hiệu quả tình trạng sâu các răng ở trẻ nhỏ
- Trám lại răng sâu: Nếu răng của trẻ mới xuất hiện các rãnh màu nâu đen, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám lại răng sâu. Phương pháp này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
- Nhỏ bỏ răng sâu: Trường hợp trẻ bị sâu răng nghiêm trọng ở răng hàm sữa, có thể buộc phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, việc nhỏ bỏ có thể ảnh hưởng lớn đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Khi đó, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ với phụ huynh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Phục hình răng thẩm mỹ: Đối với những trường hợp mất răng vĩnh viễn do sâu, trẻ có thể được tư vấn thực hiện phục hình răng thẩm mỹ với đa dạng phương pháp như bọc răng sứ, trồng răng implant,…
Lưu ý cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em cha mẹ cần biết
Sâu răng hàm ở trẻ dù nhẹ hay nặng đều có thể dẫn đến những cơn đau nhức, khiến trẻ ăn nhai khó khăn và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ khuôn mặt. Do đó, việc phòng ngừa sâu răng cho bé là việc làm quan trọng mà ba mẹ không thể bỏ qua. Dưới đây là những cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ hiệu quả:
- Tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách: Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên xây dựng cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng. Hướng dẫn bé chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ, tránh làm tổn thương nướu, khiến răng dễ bị sâu. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng lại bằng nước.
- Súc miệng nước muối hàng ngày: Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách phòng ngừa sâu răng đơn giản nhất. Ba mẹ có thể mua nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muỗi loãng để trẻ súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Hạn chế ăn đồ ngọt: Thức ăn và đồ uống ngọt là nguyên nhân chính tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, cha mẹ cần hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, đặc biệt là buổi tối. Nếu ăn, cha mẹ cần hướng dẫn bé chải răng sạch sẽ.
- Lấy cao răng định kỳ: Việc lấy cao răng giúp làm sạch các mảng bám, không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển. Ba mẹ hãy đưa trẻ đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và theo dõi quá trình phát triển răng của trẻ. Ngoài ra, việc đưa trẻ đến khoa khoa định kỳ còn giúp kịp thời phát hiện, điều trị sâu răng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không, cha mẹ có thể đến Trung Tâm Niềng Răng, Chỉnh Nha Trẻ Em – ViDental Kid để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần nắm rõ các phương pháp phòng ngừa sâu răng, tránh để trẻ bị sâu răng quá nặng.
THAM KHẢO:
- Sâu răng hàm có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị an toàn hiệu quả
- Sâu răng nhẹ: Đâu là nguyên nhân và cách điều trị DỨT ĐIỂM?
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!