Răng Bị Mẻ

Tình trạng răng bị mẻ dẫn đến đau nhức, ê buốt, đặc biệt là trong quá trình ăn uống. Hơn nữa nếu không xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Chính vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp xử lý phù hợp tình trạng này là điều rất cần thiết, cần làm ngay để hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Răng bị mẻ là gì, biểu hiện cụ thể như thế nào?

Thông thường cấu tạo của một chiếc răng bao gồm 3 lớp là men răng, ngà răng, cùng tủy răng. Trong đó men răng là lớp ngoài cùng bao bọc răng. Đây cũng chính là bộ phận cứng và chắc chắn nhất giúp bảo vệ các mô bên trong. Tuy nhiên, khi có tác động do va đập men răng hoàn toàn có thể bị tổn thương, sứt, mẻ một phần cần cấu trúc còn gọi là mẻ răng.

Răng bị mẻ là tình trạng khá phổ biến hiện nay, thường xảy ra ở phần đỉnh răng hoặc cạnh răng khiến răng của bạn trở nên sắc nhọn, lởm chởm mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Đồng thời, điều này cũng làm tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng.

Răng bị mẻ là tình trạng khá phổ biến hiện nay
Răng bị mẻ là tình trạng khá phổ biến hiện nay

Những nguyên nhân chính dẫn đến răng bị mẻ

Theo các chuyên gia nha khoa, mẻ răng thường do những tác động từ bên ngoài hoặc sức khỏe không tốt, cụ thể như sau:

  • Va đập, chấn thương bên ngoài có thể làm răng bị mẻ, kèm theo đau nhức, ê buốt khó chịu.
  • Bạn cắn nhai các vật cứng như đá, nắp chai, bao bì thực phẩm, kẹo cứng,...
  • Răng bị thiếu hụt khoáng chất, đặc biệt là canxi, flour sẽ dễ vỡ, mẻ hơn khi nhai.
  • Người gặp phải bệnh lý sâu răng cũng dẫn đến mẻ răng, đồng thời gây nhức buốt khó chịu.
  • Thường xuyên tiêu thụ nhiều thực phẩm ngọt với hàm lượng đường cao, hoặc thực phẩm nhiều axit như cam, chanh, bưởi,... có thể gây mòn men răng và dễ sứt mẻ.
  • Thói quen xấu nghiến xiết hai hàm răng vào nhau với lực mạnh tạo ra âm thanh có thể làm men răng bị mòn, răng yếu hơn bình thường dẫn đến mẻ răng.

Mẻ răng có gây ảnh hưởng hay biến chứng gì không?

Mẻ răng cửa có sao không, răng mẻ gây ra những ảnh hưởng gì,  hay răng bị mẻ để lâu có sao không?... Đây là những thắc mắc xoay quanh tình trạng răng bị mẻ mà chúng tôi đã nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây.

Thực tế, răng bị vỡ, mẻ đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Bởi khi lớp bảo vệ mất đi thì phần ngà và tủy răng bị lộ ra ngoài. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức trong quá trình ăn uống, thậm chí là mỗi khi tiếp xúc với không khí lạnh. Đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng tấn công và gây viêm nhiễm.

Răng mẻ gây đau nhức, ê buốt khi ăn đồ lạnh
Răng mẻ gây đau nhức, ê buốt khi ăn đồ lạnh

Cụ thể về những ảnh hưởng, tác hại khôn lường khi bị mẻ răng gồm có:

  • Răng mẻ gây đau nhức, ê buốt: Như đã nói, khi bị mẻ phần ngà răng và tủy răng lộ ra ngoài sẽ khiến răng trở nên rất nhạy cảm, dễ ê buốt. Hơn nữa, khi vi khuẩn xâm nhập vào răng có thể dẫn đến những bệnh lý về răng miệng như áp xe răng, viêm tủy,... vô cùng đau đớn.
  • Răng nhạy cảm với áp lực: Răng bị mẻ không được chăm sóc vệ sinh kỹ càng có thể bị sâu răng, suy yếu dễ kích động và bị tổn thương. Điều này kéo theo tổn thương và làm hở dây thần kinh bên trong. Do đó, khi chỉ cần gặp phải một áp lực nhỏ bạn cũng sẽ khiến bạn bị khó chịu, đau đớn.
  • Răng nhạy cảm với nhiệt độ: Mặc dù nhiệt độ không gây áp lực trực tiếp lên răng nhưng vẫn có thể gây ra đau đớn. Bởi những chiếc răng bị mẻ không giữ được cấu trúc đầy đủ vì vậy cũng không thể đảm bảo chức năng, nên chân răng dễ lộ ra ngoài và cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Điều này sẽ tạo ra rất nhiều bất tiện trong quá trình ăn uống, sử dụng đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tăng nguy cơ bị thương ở lưỡi: Đây là ảnh hưởng phổ biến nhất, bởi mẻ răng sẽ tạo sự lởm chởm và sắc nhọn trên bề mặt của phần răng còn lại. Chính vì vậy, nếu không cẩn thận bạn có thể vô tình làm lưỡi bị tổn thương, chảy máu.
  • Gây nhiễm trùng: Tình trạng mẻ răng nếu làm lộ chân răng dễ dẫn đến sâu và nhiễm trùng. Hơn nữa, những tổn thương dây thần kinh cũng sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính bạn. Bên cạnh đó, khi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh răng miệng tấn công vào cấu trúc răng, không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hàng loạt bệnh lý răng miệng như viêm chóp răng, áp xe răng, hay viêm tủy răng,...
  • Dẫn đến mất răng: Khi bị mẻ răng, nhiều trường hợp chân răng lộ ra, từ đó dẫn đến sự suy yếu cấu trúc và nguy cơ mất cả chiếc răng là hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Đặc biệt là khi bạn cắn nhai các đồ cứng, không chăm sóc và vệ sinh răng miệng hợp lý, đúng cách.

Biện pháp khắc phục răng bị mẻ tại nhà và nha khoa hiệu quả

Răng bị mẻ nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt khi vị trí mẻ nằm ở răng cửa. Vào lúc này các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được nha sĩ kiểm tra và tư vấn biện pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả và đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.

Tuy nhiên trước khi đến nha khoa, bạn cần biết cách xử lý tại nhà phù hợp, tránh để răng miệng, môi lưỡi tổn thương hay gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.

Hướng dẫn xử lý răng mẻ tại nhà

Khi cảm thấy đau trong khoang miệng hoặc cảm giác như răng vừa bị mẻ, nứt, các bạn nên làm những việc sau đây:

Các bạn cần súc miệng sạch sẽ với nước muối
Các bạn cần súc miệng sạch sẽ với nước muối

  • Khạc/nhổ mảnh vỡ ra ngoài: Đầu tiên bạn cần nhanh chóng nhổ răng mẻ, gãy hoặc thức ăn đã nhai cùng mảnh răng vụn ra ngoài. Tuyệt đối không tiếp tục nhai vì các mảnh vụn có thể làm hỏng nướu răng. Các bạn cũng nên tránh nuốt thức ăn đang nhai, bởi lúc này có thể vẫn đang lẫn mảnh vụn và vô cùng nguy hiểm nếu mảnh vụn sắc nhọn đi xuống đường tiêu hóa cùng với thức ăn.
  • Tuyệt đối không chạm vào gờ răng bị mẻ: Các bạn không dùng lưỡi hay tay để kiểm tra cạnh của răng, bởi lúc này chúng khá sắc nhọn có thể làm đứt tay bạn hoặc tổn thương lưỡi, nướu bên trong. Chính vì vậy, việc cần làm vào lúc này là đặt một miếng bông gòn lên phần răng gãy và cắn chặt không để nó tiếp xúc với các mô mềm xung quanh, đặc biệt là thức ăn, vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Giữ lại các mảnh răng vỡ: Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể dùng mảnh răng vỡ nối lại lên chiếc răng. Chính vì vậy, tốt nhất các bạn nên thu thập và bảo quản các mảnh vỡ trong hộp kín với một ít sữa và nước bọt. Người bệnh tuyệt đối không tự ý gắn lại các mảnh vụn vào răng, bởi chúng có thể gây tổn thương nướu nếu không được xử lý đúng cách bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
  • Súc miệng sạch sẽ: Khi một chiếc răng bị mẻ, vỡ, phần còn lại của răng sẽ bị lộ ra ngoài, gồm có ngà răng, tủy răng và phần nướu bên trong. Đây là những khu vực dễ bị tổn thương, viêm nhiễm nếu vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy, sau khi loại bỏ hết cặn bẩn, các bạn cần súc miệng sạch sẽ với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý sau đó cắn miếng bông mới để bảo vệ răng.
  • Hẹn gặp bác sĩ: Một trong những việc quan trọng nhất bạn cần làm ngay sau khi phát hiện răng bị mẻ là đặt lịch hẹn với nha sĩ. Bạn nên đến thăm khám càng sớm càng tốt, nhằm điều trị kịp thời các cạnh răng sắc nhọn, cũng như hạn chế tối đa việc mô răng bị hở lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh răng miệng.

Điều trị tại nha khoa

Tùy vào mức độ mẻ, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh biện pháp khắc phục tối ưu nhất. Trong đó điển hình nhất phải kể đến một số phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng đang được áp dụng phổ biến là:

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay

  • Dán lại mảnh răng bị mẻ: Trường trường hợp răng bị mẻ ở cấp độ nhẹ, không gây tổn thương đến tủy hay làm hở chân răng và người bệnh vẫn giữ được mảnh vỡ, bác sĩ có thể gắn lại mảnh răng cho bạn. Cụ thể sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng gắn lại mảnh vỡ, lấp đầy cho vị trí răng mẻ. Lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng cho răng bị mẻ ở cấp độ nhẹ, không gặp tổn thương tủy và hở chân răng.
  • Mài răng: Áp dụng trong trường hợp răng mẻ ít, cạnh răng có thể mài phẳng lại. Khi thực hiện, tùy vào tình trạng, ví dụ như răng cửa bị mẻ thì cần mài thêm ở răng kế để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.
  • Trám răng: Phù hợp khi răng bị mẻ ít không ảnh hưởng nhiều đến phần mô răng. Để tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ loại bỏ bớt các mô răng bị tổn thương. Tiếp đó, dùng chất liệu trám composite chuyên dụng trong nhua khoa để lấp đầy khoảng trống trên bề mặt răng.
  • Bọc răng sứ: Đây là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay, được ưa chuộng nhờ thời gian thực hiện nhanh chóng, tính thẩm mỹ cao và có tuổi thọ cao. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ mài răng thật theo tỷ lệ phù hợp rồi gắn mão sứ cố định lên trên.
  • Nhổ răng và trồng răng mới: Trong trường hợp răng bị vỡ, mẻ miếng lớn và tủy răng bị nứt, tổn thương nặng không thể phục hồi được thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và cấy ghép một chiếc răng mới. Mặc dù có nhiều phương pháp để phục hình lại răng, nhưng để loại bỏ triệt để những tổn thương lâu dài do việc tiêu xương hàm và răng mọc chìa ra bên ngoài vì mất chân răng thì phương pháp tối ưu nhất chính là trồng răng implant.

Giải đáp thắc mắc liên quan đến răng bị mẻ

Dưới đây là một số thắc mắc khác của khách hàng liên quan đến tình trạng răng sứt, mẻ:

Các tình trạng mẻ răng nào thường gặp nhất?

Một số tình trạng sứt, mẻ răng phổ biến phải kể đến như sau:

  • Răng cửa mẻ nhẹ chưa chạm đến tủy hay ngà răng.
  • Răng sứt, mẻ mòn men răng.
  • Răng bị mẻ kèm theo ê buốt do phạm vào tủy.
  • Mẻ răng kèm theo lỗ sâu răng, viêm chân răng,... cũng là tình trạng thường gặp.

Răng bị mẻ có thể tự lành lại được không?

Răng sứt, mẻ là tình trạng khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra như tai nạn, hay bệnh lý răng miệng,... Trong trường hợp chiếc răng đó là răng sữa thì các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng bởi khi thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn thì các răng lại đều và đẹp. Còn với người trường thành, các răng vĩnh viễn đã mọc đều trên cung hàm nên không còn khả năng thay răng. Bởi đây là bộ phận không thể tái sinh, phục hồi khi không áp dụng biện pháp phục hình.

Răng sứt, mẻ là tình trạng khá phổ biến
Răng sứt, mẻ là tình trạng khá phổ biến

Chính vì vậy, với thắc mắc răng bị mẻ có tự lành không của nhiều người thì câu trả lời là KHÔNG. Khi gặp tình trạng này, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị, phục hình phù hợp.

Chi phí điều trị mẻ răng có cao không?

Chi phí để khắc phục tình trạng này sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp giá theo phương pháp như sau:

  • Phục hình răng bị mẻ bằng phương pháp trám răng chi phí trung bình khoảng 150.000 - 500.000 đồng/răng.
  • Phương pháp bọc răng sứ có chi phí dao động từ 2.000.000 - 9.000.000 đồng/răng.
  • Trồng răng implant giá khá cao, trung bình khoảng 15.000.000 - 30.000.000 đồng/răng.

Cần lưu ý gì để phòng ngừa và chăm sóc răng bị mẻ?

Tình trạng răng bị mẻ ngày càng xảy ra phổ biến, ảnh hưởng đến việc ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của cả hàm răng, khiến nhiều người tự ti. Chính vì vậy, tốt nhất các bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để chăm sóc và phòng ngừa tình trạng này:

  • Thay vì dùng tăm, bạn hãy chuyển sang sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước, hai dụng cụ này giúp làm sạch mảng bám và thức ăn thừa tối ưu hơn, lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng
  • Đeo máng bảo vệ răng khi chơi thể thao để ngăn chặn những va đập làm tổn thương răng. Đặc biệt, nếu bạn bị nghiến răng khi ngủ, việc đeo máng bảo vệ là cách ngăn ngừa răng bị mẻ khá hiệu quả.
  • Tuyệt đối không dùng răng để mở nắp chai nước, tước mía, cắn bao bì thực phẩm hay những vật cứng khác, tránh làm tổn thương đến bề mặt răng, gây sứt mẻ răng.
  • Các bạn nên uống nhiều nước để rửa trôi vụn thực phẩm, mảng bám còn sót lại sau khi ăn. Đồng thời bổ sung nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động của tuyến nước bọt. Nhờ đó đẩy lùi các bệnh lý răng miệng hiệu quả.
  • Tăng cường nhiều rau xanh, chất xơ rất tốt để làm sạch răng miệng, nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
  • Các bạn không nên sử dụng các thực phẩm có tính axit cao thường xuyên bao gồm chanh, quất, cam, nước có gas,... tránh làm mòn men răng, dễ khiến răng hư tổn. Tốt nhất để bảo vệ răng luôn chắc khỏe, bạn nên đưa những thực phẩm này vào danh sách hạn chế sử dụng.

Trên đây là những thông tin giải cơ bản liên quan đến răng bị mẻ. Mong rằng qua những kiến thức chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã biết được nguyên nhân, ảnh hưởng, cách khắc phục và những lưu ý quan trọng giúp phòng ngừa tình trạng này. Chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe răng miệng tốt và nụ cười tươi tắn, còn nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề liên quan nào khác hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận cho đội ngũ của chúng tôi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo