Nấm Lưỡi Bản Đồ
Nấm lưỡi bản đồ là một trong các bệnh lý ở khoang miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sẽ phải sống chung với bệnh cả đời. Do đó, để điều trị tận gốc tình trạng nấm bản đồ bạn nên tham khảo kiến thức tổng quan về bệnh và một số hướng dẫn điều trị dưới đây.
Tổng quan về bệnh nấm lưỡi bản đồ
Nấm bản đồ ở lưỡi trong tiếng Anh là Geographic tongue đây là bệnh do viêm nhiễm nhưng không ảnh hưởng đến bề mặt lưỡi của người bệnh.
Nấm lưỡi bản đồ là gì? Hình ảnh nấm lưỡi bản đồ
Bệnh nấm lưỡi bản đồ xuất hiện khi bề mặt lưỡi được bao phủ bởi những nhú lưỡi nhỏ li ti, có màu trắng hồng thường ngắn, mịn và trông giống như những sợi tóc. Những vết này khiến lưỡi có hình dạng giống như bản đồ, chúng thường lành lại ở một khu vực và sau đó lan sang phần khác của lưỡi. Vì vậy, bệnh còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính.
Nấm lưỡi bản đồ ở người lớn thì bệnh sẽ phổ biến ở nữ hơn so với nam. Còn với trẻ nhỏ, tình trạng bệnh thường trải qua giai đoạn nhẹ đến nặng, không để lại di chứng nhưng có thể tái phát nhiều lần.
Mặc dù bệnh nấm lưỡi bản đồ trông giống như dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng này không gây ra các vấn đề sức khỏe và không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư. Bệnh chỉ gây khó chịu cho lưỡi và tăng độ nhạy cảm với một số chất, đặc biệt là gia vị cay, mặn, ngọt.
Dấu hiệu nhận biết lưỡi bị nấm
Bệnh nấm lưỡi bản đồ cũng gần như bệnh tưa miệng, có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu lâm sàng như:
- Xuất hiện những vết có hình dáng bất thường giống bản đồ, phẳng, đỏ ở đầu lưỡi hoặc bên rìa lưỡi.
- Các vết tổn thương trên lưỡi thường xuyên thay đổi về vị trí, kích thước và hình dáng.
- Có đến 40% bệnh nhân bị nấm lưỡi bản đồ có dấu hiệu nứt lưỡi (xuất hiện những rãnh sâu trên bề mặt lưỡi).
- Khó chịu, có cảm giác đau hoặc bỏng rát ở lưỡi khi ăn các loại thức ăn, cay, nóng, mặn hoặc chua.
Các dấu hiệu nấm bản đồ này tồn tại trong nhiều tháng đến nhiều năm và thường tự hết sau đó có thể xuất hiện lại. Vì vậy, ngay từ khi thấy những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần tìm hiểu và áp dụng cách trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lưỡi bản đồ hiện nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Người ta chỉ xác định được một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh thì con sinh ra sẽ bị nấm miệng ở trẻ em, trong đó có bệnh nấm lưỡi bản đồ.
- Lưỡi có rãnh nứt sâu: Nếu gặp tình trạng những rãnh sâu trên bề mặt lưỡi cũng có khả năng cao mắc bệnh nấm lưỡi bản đồ.
- Khi sử dụng một số thực phẩm đặc biệt như pho mát có thể kích ứng gây bệnh.
- Bệnh lưỡi bản đồ cũng xuất hiện phổ biến ở những người bị bệnh vẩy nến, lupus ban đỏ,…
Bệnh lưỡi bản đồ không phải là bệnh truyền nhiễm, cũng không liên quan đến vi khuẩn, vi rút hay nấm. Chính vì vậy, bệnh không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Bệnh nấm lưỡi bản đồ nguy hiểm không?
Nấm bản đồ là bệnh phổ biến, do đó nhiều người quan tâm viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, bệnh không phải do nguyên nhân nhiễm khuẩn, virus nên không gây nguy hiểm cho cơ thể và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm lưỡi bản đồ mãn tính, người bệnh dễ phải sống chung với nó cả đời.
Bên cạnh đó, nấm lưỡi bản đồ còn khiến người bệnh lo lắng do:
- Hình dáng của lưỡi gây mất thẩm mỹ và có thể khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, ngại giao tiếp.
- Các triệu chứng bệnh khiến bản thân người bệnh lo lắng, không an tâm, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày.
Vì vậy, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị bệnh.
Xem thêm: Tại sao nên rơ lưỡi cho bé? Mách mẹ 11 loại gạc rơ lưỡi tốt nhất
Cách điều trị bệnh nấm lưỡi bản đồ
Bệnh nấm lưỡi bản đồ có thể điều trị bằng các cách sau:
Cách trị nấm lưỡi bản đồ tại nhà
Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh bệnh nấm bản đồ do nguyên nhân nào gây nên. Vì vậy cách điều trị bệnh tốt nhất tại nhà là nên vệ sinh răng miệng sạch và có chế độ ăn uống đủ chất.
Cách vệ sinh giảm nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ
Nếu trẻ bị nấm lưỡi bản đồ mẹ nên làm sạch mảng bám trên răng cho con bằng cách rơ lưỡi, để loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn, vi nấm tránh tình trạng bội nhiễm. Ngoài ra, nếu vệ sinh lưỡi thường xuyên cũng giúp tránh viêm lưỡi bản đồ tái phát.
Cách vệ sinh lưỡi:
- Mẹ rửa sạch tay, sau đó đeo gạc để rơ lưỡi cho trẻ.
- Thực hiện vệ sinh nhẹ nhàng, không chà xát mạnh trong khoảng 1 – 2 phút.
- Nên vệ sinh 1 – 2 lần/ ngày và cho trẻ ăn sau khi rơ lưỡi khoảng 30 phút để có hiệu quả cao.
Súc miệng nước muối
Nước muối có tác dụng làm sạch vi khuẩn, giảm mùi hôi miệng và các triệu chứng sưng viêm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng để làm giảm triệu chứng khó chịu trong miệng.
Cách thực hiện: Pha loang 1 thìa muối với cốc nước để ngậm và súc miệng. Chú ý nên thực hiện ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả cao.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp muối sắc với các loại thảo dược như trà xanh, lá lốt, tía tô,… Dùng các loại nước sắc này súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày cũng làm giảm triệu chứng bệnh nấm lưỡi bản đồ. Bên cạnh đó, các loại nước này còn giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển mạnh dẫn đến viêm nướu lợi.
Bổ sung các loại vitamin C, B
Một trong những nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý răng miệng trong đó có nấm lưỡi là do cơ thể thiếu dưỡng chất. Đặc biệt là khi thiếu vitamin C và các vitamin nhóm B. Vì tác dụng của các loại vitamin này giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh (vi khuẩn, virus, nấm,…).
Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như sau:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Nên bổ sung các loại quả mọng nước họ cam quýt, đu đủ, bông cải xanh, kiwi, dâu tây,…
- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Chuối, bơ, cà chua, rau họ đậu, bí đỏ, rau dền, yến mạch, khoai lang,…
Điều trị bằng biện pháp y tế
Người bệnh có thể đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất. Trước tiên, bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng cách:
- Sử dụng đèn soi khám lưỡi và miệng để tìm ra các dấu hiệu bất thường.
- Quan sát bằng mắt người bệnh di chuyển lưỡi theo các hướng khác nhau.
- Sờ nắn nhẹ nhàng lưỡi để kiểm tra độ mềm hoặc những thay đổi bất thường về cấu tạo hoặc mật độ lưỡi.
- Kiểm tra một số dấu hiệu của nhiễm trùng, như sốt và sưng hạch cổ.
Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Đây là các loại thuốc gồm: Paracetamol, ibuprofen, naproxen, diclofenac,… Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm đau nhức khó chịu ở vùng lưỡi.
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp có nhiễm khuẩn nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại kháng sinh như: Nystatin, Cephalexin,Penicillin,… để hạn chế viêm nhiễm nặng.
- Nước súc miệng: Bệnh nhân có thể dùng nước súc miệng có gây tê, chứa kháng histamin để loại sạch vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Một số trường hợp bác sĩ chỉ định dùng nước súc miệng hoặc thuốc mỡ corticoid. Tuy nhiên, khi dùng nhóm thuốc này cần chú ý khi sử dụng vì chúng có thể để lại tác dụng phụ cho cơ thể.
Các loại thuốc Tây y này giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu do nấm lưỡi bản đồ. Tuy nhiên, thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh dễ để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Do đó, để đảm bảo tránh gặp phải biến chứng không mong muốn người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi điều trị nấm lưỡi bản đồ
Một số lưu ý giúp điều trị bệnh nấm lưỡi bản đồ đạt hiệu quả cao:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng ít nhất 2 lần/ ngày. Bên cạnh đó nên dùng chỉ nha khoa, nước muối sinh lý để súc miệng giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
- Người bệnh cũng cần chú ý điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng có thể gặp phải. Tốt nhất nên thăm khám nha khoa khoảng 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
- Bệnh nhân nấm lưỡi bản đồ nên hạn chế đồ ăn nóng, có nhiều gia vị, đồ uống chứa cồn vì chúng sẽ làm tăng triệu chứng bệnh.
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khi bổ sung các loại thực phẩm này còn giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
- Ngoài ra, người bệnh uống đủ nước mỗi ngày giúp bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng khô lưỡi dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng.
Nên chữa nấm lưỡi ở đâu?
Bệnh nấm lưỡi bản đồ rất dễ điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể tìm đến các bệnh viện hay phòng khám để trị bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần lwuaj chọn địa chỉ uy tín, có cơ sở y tế hiện đại. Bên cạnh đó, nếu muốn tiết kiệm chi phí điều trị nên lựa chọn các bệnh nhân công lập để được áp dụng chế độ bảo hiểm y tế.
Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa bệnh nấm bản đồ và các bệnh lý về răng miệng khác uy tín trên cả nước:
Tại Hà Nội người bệnh có thể thăm khám ở các địa chỉ sau:
- Bệnh viện Bạch Mai
Đây là bệnh viện thuộc top các bệnh viện tuyến trung ương lớn nhất cả nước. Do đó, Bạch Mai luôn là địa chỉ khám chữa bệnh được người bệnh ưu tiên tìm đến. Tại đây bệnh nhân sẽ được nhiều bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh cho mình.
Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 096 985 1616
- BV Răng Hàm Mặt Trung Ương
Bệnh viện Răng Hàm Mặt là địa chỉ chuyên khoa điều trị các bệnh lý liên quan đến răng hàm mặt. Đặc biệt, bệnh viên còn có đội ngũ bác sĩ đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh lý nha khoa. Vì vậy, khi đến đây thăm khám và điều trị bệnh nấm lưỡi bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm.
Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 0243 928 5172
- BV đa khoa quốc tế Vinmec
Vinmec là bệnh viện tư nhân nên được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Đến đây người bệnh sẽ được trải nghiệm dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất.
Địa chỉ: Số 458 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 093 447 2768.
Địa chỉ khám chữa bệnh nấm lưỡi bản đồ tại TP. Hồ Chí Minh có thể kể đến:
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Bệnh viện Nhân dân Gia Định là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân khu vực phía Nam lựa chọn. Tại đây, người bệnh có thể tìm đến khoa Tai – Mũi – Họng để điều trị dứt điểm bệnh nấm lưỡi của mình.
Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0838412692
- Bệnh viện Chợ Rẫy
Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh tai mũi họng uy tín, chất lượng. Chuyên khoa này được trang bị máy móc hiện đại và có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, luôn ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc khám chữa bệnh.
Địa chỉ: Nguyễn Chí Thanh, P. 12, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 02838554137
- .Bệnh viện Nhân dân 115
Đến bệnh viện Nhân Dân 115, người bệnh không chỉ điều trị bệnh nấm lưỡi mà còn có thể thăm khám và điều trị các bệnh răng miệng khác tại khoa Tai – Mũi – Họng. Đặc biệt, đây là bệnh viện nhà nước nên bệnh nhân có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để tiết kiệm chi phí điều trị.
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 02838644249
Nấm lưỡi bản đồ không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh nhưng các triệu chứng bệnh khiến nhiều người lo sợ. Do đó, để đảm bảo an toàn người bệnh nên đến cơ sở y tế để có giải pháp khắc phục kịp thời và không ảnh hưởng đến tâm lý.
Hữu ích với bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!