Khi Nào Cần Thay Răng Sứ? Quy Trình Và Chi Phí Thay Răng

- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
- Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
- Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
- Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
- Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công
Lắp răng sứ là một trong những phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người thực hiện bởi nó giúp mang đến cho bạn một hàm răng trắng sáng và đều đẹp. Tuy nhiên có không ít trường hợp răng sứ sau một thời gian sử dụng bị ố màu, đen viền nướu và bong tróc. Điều này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả chức năng ăn nhai của khuôn hàm. Vậy khi nào thì nên thay răng sứ? Quy trình và chi phí thay răng là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thủ thuật nha khoa này.
Lý do khiến bạn cần thay răng sứ mới
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ của bạn nhanh bị hỏng và cần phải thay răng sứ mới, có thể kể đến như:
Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa khoa học
Mặc dù răng sứ được đánh giá rất cao về độ bền chắc, tuy nhiên độ đàn hồi lại không được tốt. Vì vậy nếu bạn thường xuyên ăn, nhai đồ cứng và dai sẽ tác động xấu đến răng sứ và gây sứt mẻ. Đặc biệt nếu quá trình chăm sóc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo cũng sẽ khiến răng sứ bị mài mòn, khiến tuổi thọ của răng bị giảm.
CHI TIẾT: Cách Chăm Sóc Răng Sứ Hiệu Quả
Kỹ thuật nha khoa không đủ tốt
Khi mão sứ ức chế tác động không chính xác, không tương thích với cùi răng thật sẽ khiến răng sứ nhanh bị hỏng. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng khác.

Trường hợp tay nghề của bác sĩ không cao, quá trình gắn sứ cho bệnh nhân xảy ra sai sót khiến mão sứ không ôm khít vào cùi răng thật, tạo ra kẽ hở, ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Đặc biệt trong quá trình ăn nhai, thức ăn sẽ dễ dính vào răng. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lâu ngày sẽ gây ra tình trang hôi miệng, khiến răng sứ nhanh bị hỏng, thậm chí còn làm tổn hại đến răng thật.
Chất lượng răng sứ
Khi lựa chọn phục hình bằng răng sứ kim loại sau một thời gian khung sườn kim loại sẽ bị oxy hóa gây ra tình trạng đen viền nướu. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người sử dụng.
Bên cạnh đó việc chọn địa chỉ nha khoa kém uy tín khiến chất lượng và nguồn gốc răng sứ không được đảm bảo. Sau một thời gian sử dụng, răng sứ bị hư hỏng là điều không thể tránh khỏi.
ĐỌC THÊM: Trồng Răng Sứ Titan Có Tốt Không?
Răng sứ bị hỏng có thay mới được không?
Răng sứ bị hư hỏng có thay mới được không là nỗi lo của rất nhiều người. Ngày nay với kỹ thuật nha khoa hiện đại thì việc răng sứ bị hư hỏng hoàn toàn có thể khắc phục. Tùy vào tình trạng của răng mà các bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp khắc phục phù hợp nhất.
Tuy nhiên trên thực tế đa số các trường hợp bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân phục hình bằng cách thay răng sứ mới. Giải pháp này sẽ khắc phục được các vấn đề mà răng sứ cũ của bạn đang gặp phải.
XEM THÊM: Có Bầu Có Bọc Răng Sứ Được Không? Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Các nha sĩ khuyên bạn nên lựa chọn loại răng toàn sứ. Vì loại răng này có thể khắc phục được vấn đề đen viền nướu của loại răng sứ kim loại. Đồng thời màu răng cũng giống như răng thật, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Tuổi thọ của loại răng này cũng tương đối cao, trung bình khoảng 20 năm với dòng răng sứ cao cấp.
Những trường hợp cần thay răng mới
Dưới đây là những trường hợp các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu bạn phải thay răng sứ ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng:
- Răng sứ đã bị sứt mẻ: Đây là hiện tượng mà phần mão sứ bên ngoài xuất hiện những vết nứt hoặc sứt mẻ. Ban đầu nó có thể là những vết sứt nhỏ, nhưng nếu không xử lý sớm sẽ khiến vết sứt ngày càng lớn hơn, làm ảnh hưởng đến răng thật bên trong.
- Bị tụt lợi khi làm răng sứ: Hiện tượng này còn được gọi là hở nướu. Đây là trường hợp tương đối phổ biến tạo ra một kẽ hở giữa nướu và răng, nghiêm trọng hơn còn thấy cùi răng thật bên trong.
- Răng sứ bị viêm nhiễm: Nếu vị trí răng sứ bị đau nhức, có hiện tượng viêm nhiễm thì cần nhanh chóng đến nha khoa để được kiểm tra. Bởi trường hợp này có thể xuất phát từ mão sứ thiết kế không chuẩn xác, kỹ thuật gắn sứ không đúng hoặc do viêm tủy, chữa tủy không đúng kỹ thuật.
- Đen viền nướu: Việc sử dụng răng sứ kim loại sau một thời gian sẽ không tránh khỏi tình trạng đen viền nướu, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lúc này bạn cần đến nha khoa để thay răng sứ mới.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Tuổi Thọ Của Răng Sứ Kéo Dài Bao Nhiêu Năm?

Bảng giá thay răng sứ chi tiết nhất
Thay răng sứ bị hư có nghĩa là bạn sẽ dùng một mão răng sứ hoàn toàn mới. Chi phí này sẽ có sự chênh lệch ở các địa chỉ nha khoa khác nhau. Dưới đây là bảng giá thay răng sứ của một phòng khám nha khoa bạn có thể tham khảo:
LOẠI RĂNG SỨ | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
Răng sứ kim loại Ceramco III | 1.000.000 VNĐ/Răng | BH 3 Năm |
Răng sứ Titan | 2.000.000 VNĐ/Răng | BH 5 Năm |
Răng toàn sứ Emax | 4.000.000 VNĐ/Răng | BH 5 Năm |
Răng toàn sứ Zirconia | 6.000.000 VNĐ/Răng | BH 10 Năm |
Răng toàn sứ cao cấp HI-Zirconia | 7.000.000 VNĐ/Răng | BH 20 Năm |
Mặt dán sứ Laminate | 7.000.000 VNĐ/Răng | BH 10 Năm |
Quy trình thay răng sứ chi tiết
Dưới đây là quy trình thay răng sứ chuẩn nhất, bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám sức khỏe răng miệng để xem mức độ răng bị hư hỏng như thế nào. Sau đó sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp cho bạn.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng sau đó tiến hành gây tê
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân làm sạch răng miệng để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo. Gây tê ở những vị trí răng sứ cần thay để người bệnh không cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 3: Cắt bỏ răng sứ cũ
Ở bước này bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên khoa để lấy mão sứ cũ ra khỏi răng. Sau đó tiến hành vệ sinh loại bỏ mảng bám và những yếu tố gây hại cho cùi răng thật đã được mài chỉnh lần bọc sứ trước. Trường hợp bệnh nhân bị viêm tủy thì sẽ phải tiến hành chữa tủy trước.
Bước 4: Lấy lại dấu hàm mới
Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại cùi răng thật cho phù hợp rồi mới lấy dấu hàm. Người bệnh sau đó được gắn răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ và bảo vệ răng thật, tránh tình trạng viêm nhiễm trong quá trình ăn uống.
Bước 4: Gắn răng sứ hoàn tất
Bệnh nhân tới tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ tiến hành gắn sứ hoàn tất. Các bác sĩ sẽ căn chỉnh sao cho mão sứ khớp, khít sát với cùi răng thật, giúp quá trình ăn nhai diễn ra tự nhiên, không bị vướng víu khó chịu.
TÌM HIỂU NGAY: Bọc Răng Sứ Có Ăn Uống Bình Thường Được Không?

Lưu ý quan trọng trong quá trình thay răng sứ
Với trường hợp bệnh nhân thay răng sứ mới, tức là răng sứ cũ đã gặp phải các vấn đề như bị sứt mẻ, nứt, đen viền nướu, viêm nhiễm,… Những điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Do đó khi thay răng sứ mới, bạn cần rút kinh nghiệm từ những sai lầm của lần bọc răng sứ đầu tiên để giúp răng được bền hơn.
- Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng cho những trường hợp răng miệng nhạy cảm để hạn chế tình trạng kích ứng.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và giúp cho hơi thở luôn thơm mát.
- Nên hạn chế ăn những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai. Thay vào đó bạn nên tăng cường sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất.
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để thay răng sứ. Ngoài ra bạn cũng nên chọn các loại răng sứ chất lượng để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ.
- Tới tái khám bác sĩ định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra và khắc phục sớm những vấn đề có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin khá chi tiết về quy trình thay răng sứ. Việc thay răng sứ bị hư hỏng hoàn toàn có thể thực hiện được bằng các giải pháp nha khoa. Điều này giúp bạn lấy lại được vẻ đẹp cho hàm răng của mình, đồng thời còn giúp bảo vệ cùi răng thật bên trong.
GỢI Ý BÀI VIẾT:
- Review Bọc Răng Sứ Bền – Đẹp – Tiết Kiệm Dành Cho Bạn
- Bọc Răng Sứ Lần 2 Cần Chú Ý Điều Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!