Bé Bị Sún Răng Cửa: Nguyên Nhân, Điều Trị Và Địa Chỉ Khám Uy Tín

Sún răng cửa là tình trạng khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay, đặc biệt là trẻ từ 1 – 3 tuổi. Nhiều người do thiếu hiểu biết nên đã mắc phải sai lầm khi điều trị sún răng cửa mà không có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Điều này không chỉ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé sau này.

Vì sao bé bị sún răng cửa? Có nên nhổ răng cửa khi bị sún không?

Sún 2 răng cửa hiểu đơn giản là tình trạng răng sữa của bé đang bị tiêu dần. Đây là hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ hiện nay. Quan sát bằng mắt thường, bạn có thể thấy mặt ngoài của răng bắt đầu có vài chấm đen, sau đó răng bị mủn và mòn dần đi.

Sún răng cửa là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bé từ 1 - 3 tuổi
Sún răng cửa là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bé từ 1 – 3 tuổi

Bệnh sún răng cửa không gây đau nhức, chỗ sún thường không quá sâu như các bệnh lý sâu răng. Tuy nhiên nếu không khắc phục sớm, sún răng do vi khuẩn lâu dần sẽ khiến lợi bị tụt xuống, chỉ còn mỏm răng đen và rất cứng.

Có rất nhiều tác nhân khác nhau khiến trẻ sún răng cửa. Ví dụ như:

  • Môi trường axit trong miệng của trẻ cao: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ bị sún răng cửa. Nhiều trường hợp bé có thói quen uống sữa đêm khiến đường dễ bám dính vào răng. Từ đó chúng lên men và sản sinh axit phá hủy men răng tự nhiên.
  • Không vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách: Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày vô cùng quan trọng. Nếu phụ huynh không chú ý, vấn đề này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Từ đó phá hủy men răng và làm cho răng bị sún.
  • Do trẻ ăn nhiều đồ ngọt: Các loại thức ăn nhanh, nước ngọt có ga cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ bị sún răng cửa. Đặc biệt là trong các trường hợp trẻ chưa tự vệ sinh được răng miệng cho mình hàng ngày.
  • Trẻ mắc các bệnh có liên quan: Một vài bệnh lý có liên quan cũng dễ gây nên tình trạng sún răng cửa. Có thể kể đến như bệnh vàng da, khẩu phần dinh dưỡng thiếu các chất canxi hay flour,…
  • Mẹ bầu dùng kháng sinh: Do khi mang thai, mẹ bầu sử dụng một vài loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline cũng sẽ làm chất lượng men răng của trẻ giảm, thiếu vitamin C. Từ đó răng của trẻ sinh ra đã không được khỏe mạnh như người bình thường và rất dễ tổn thương.

Vậy, sún răng cửa có cần nhổ không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu tình trạng này không gây bất kỳ đau đớn nào cho trẻ, cha mẹ hoàn toàn không cần cho trẻ đi nhổ răng mà chỉ chú ý vệ sinh sạch sẽ.

Nếu răng hay bị đau, sưng hoặc bám đọng nhiều thức ăn thừa, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát, xác định mức độ nghiêm trọng và nhổ bỏ hoàn toàn răng cửa bị sún.

Khi đến độ tuổi nhất định, trẻ vẫn thay răng vĩnh viễn bình thường. Tuy nhiên để yên tâm, bạn nên đưa bé đến viện để thăm khám và tiến hành kiểm tra xem mầm răng vĩnh viễn có mọc được không. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị sún răng cửa ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không mọc được hoặc mọc lạc chỗ. Việc phát hiện kịp thời sẽ giúp bác sĩ chủ động hơn trong việc điều trị.

Sún răng cửa ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Nhiều người cho rằng sún răng cửa ở trẻ nhỏ sẽ được thay bởi răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, khi thấy tình trạng răng của trẻ có vấn đề, cha mẹ luôn có tâm lý chủ quan.

Thực tế cho thấy rằng, bất kì một dấu hiệu bất thường nào về răng miệng cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Sún răng cửa có thể gây ra một vài tác hại như:

  • Khó khăn khi trẻ thực hiện nhai, nuốt 

Một trong những ảnh hưởng của sún răng cửa có thể nhận thấy được đó là trẻ gặp khó khăn trong hoạt động nhai, nuốt. Gặp phải tình trạng sún răng, phần chân răng ở sát lợi của bé sẽ sưng tấy khó chịu.

Gặp vấn đề về răng khiến bé cảm thấy khó khăn trong hoạt động nhai nuốt thức ăn
Gặp vấn đề về răng khiến bé cảm thấy khó khăn trong hoạt động nhai nuốt thức ăn

Đặc biệt, có những trường hợp tủy răng bị ảnh hưởng khiến phần ngà răng lộ ra ngoài. Lúc trẻ ăn uống sẽ sinh ra cảm giác đau nhức, từ đó biếng ăn, quấy khóc hay sốt kéo dài.

  • Phát âm không rõ tiếng

Sún răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ bên ngoài mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Đây là điều đã được nhiều chuyên gia đầu ngành và bác sĩ chuyên khoa chứng minh.

Theo thống kê, những trẻ bị sún răng cửa sẽ có nguy cơ nói ngọng cao hơn những trẻ có hàm răng bình thường. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu cha mẹ không chú ý, tật nói ngọng có thể đi theo con trẻ suốt cả cuộc đời.

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn

Việc thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu diễn ra ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp răng sữa bị sún quá sớm dẫn đến các răng bên cạnh có xu hướng dịch chuyển dần về vị trí mất răng. Điều này khiến những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên không có đủ không gian. Từ đó tạo ra hiện tượng chen lấn, mọc kẹt hoặc răng mọc ngầm vô cùng nguy hiểm. Hàm răng cũng vì thế mà mất đi tính thẩm mỹ vốn có.

Ngoài ra, khi răng cửa bị sún cũng là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn có hại và thức ăn thừa. Chúng không chỉ phá hủy cấu trúc răng mà còn tác động xấu đến vùng nướu lợi. Từ đó gây ra tình trạng sưng tấy, áp xe răng và viêm nhiễm.

Như vậy, có thể thấy các tác hại của sún răng cửa ảnh hưởng khá xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này. Chính vì thế cha mẹ cần chú ý phát hiện và điều trị sún răng cho con càng sớm càng tốt.

Cách điều trị bệnh lý hiệu quả

Nếu nhận thấy răng cửa của trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần có các biện pháp điều trị ngay lập tức. Từ đó làm chậm tốc độ lây lan của sún răng và bảo vệ răng miệng cho trẻ.

Mẹo dân gian trị sún răng tại nhà

Mẹo dân gian điều trị sún răng cửa tại nhà được khá nhiều người tin tưởng áp dụng. Đây là phương pháp chữa bệnh phổ biến từ xa xưa, tận dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên giúp tiết kiệm tối đa chi phí.

Lá trầu không được áp dụng để chữa sún răng cửa cho trẻ nhỏ tại nhà
Lá trầu không được áp dụng để chữa sún răng cửa cho trẻ nhỏ tại nhà

Dưới đây là một vài mẹo đơn giản chữa sún răng cửa tại nhà bạn có thể tham khảo:

  • Trị sún răng cửa ở trẻ bằng nước muối: Nước muối là mẹo nhỏ đơn giản và vô cùng tiện lợi, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được. Đặc tính chính của muối là kháng khuẩn rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể dùng nước muối loãng để cho trẻ súc miệng mỗi ngày nhằm đẩy lùi tác nhân gây sún răng.
  • Trị sún răng cửa cho trẻ bằng lá trầu không: Lá trầu không chữa sún răng cửa là bài thuốc dân gian hiệu quả được lưu truyền tới ngày nay. Nhờ chứa thành phần có đặc tính kháng khuẩn cao, lá trầu có công dụng giúp làm chậm quá trình sún răng. Vì vậy, bạn có thể đắp lá trầu không đã được giã nhuyễn lên vị trí sún răng. Sau khoảng 3 – 5 phút, cho bé súc miệng lại với nước sạch.
  • Chữa sún răng cửa bằng cây lá lốt: Lá lốt cũng được xem là loại thảo dược tự nhiên chữa sún răng hiệu quả. Trong lá lốt có chứa tinh chất kháng khuẩn tốt. Bạn chỉ cần giã một ít rễ lá lốt cùng với muối, vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng tăm bông thấm thoa dung dịch này lên vị trí sún răng.

Những mẹo dân gian tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị sún răng cửa mà khó có thể điều trị triệt để. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý tránh lạm dụng quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tây y chữa sún răng cửa nhanh chóng

Những mẹo dân gian ở trên chỉ mang tính chất tạm thời, không khắc phục hoàn toàn được tình trạng sún răng. Đặc biệt với những trường hợp cấu trúc răng của trẻ đã bị tiêu giảm khá nhiều. Lúc này, phần tủy bên trong đã lộ ra và việc áp dụng các bài thuốc tại nhà không có hiệu quả nữa.

Xem thêm: Bé bị sún răng phải làm sao? Bật mí cách chữa nhanh hiệu quả nhất

Một trong số phương pháp trị bệnh nhanh chính là dùng thuốc Tây y
Một trong số phương pháp trị bệnh nhanh chính là dùng thuốc Tây y

Một trong những phương pháp cho công dụng tại chỗ vô cùng nhanh chóng đó là sử dụng thuốc kháng sinh như:

  • Gel Vecni Fluor
  • Aspirin
  • Benzocain
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Acetaminophen

Tuy nhiên, việc cho trẻ sử dụng thuốc Tây cần vô cùng cẩn trọng vì đây là tác nhân chính gây ra tình trạng vàng răng, ảnh hưởng xấu đến men răng. Do đó, trước khi bác sĩ chuyên khoa chỉ định kê đơn, cha mẹ không nên cho con nhỏ uống thuốc một cách bừa bãi.

Với trường hợp răng cửa bị sún nặng, lan rộng và gây mòn gần hết răng khá nguy hiểm. Để bảo vệ tủy, bác sĩ nha khoa sẽ xem xét về độ tuổi thay răng của bé để quyết định giữ lại hay loại bỏ. Điều này giúp giảm nguy cơ răng mọc lệch, mọc quặp vào trong hoặc chìa ra ngoài.

Những địa chỉ chữa bệnh sún răng cửa hiệu quả

Hiện nay, nhu cầu thăm khám và điều trị sún răng cửa và các bệnh lý nha khoa ở trẻ nhỏ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, không phải phòng khám nào cũng được cấp phép hoạt động chữa trị cho trẻ nhỏ, đảm bảo chất lượng và uy tín.

Điều này khiến nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết nên tìm đến địa chỉ nào để xử lý sún răng cửa cho con mình. Dưới đây là một vài thông tin bệnh viện khám chữa các bệnh về Răng – Hàm – Mặt hàng đầu hiện nay.

Khoa Răng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là nơi tiếp nhận và xử lý hàng ngàn ca bệnh mỗi ngày và được rất nhiều người dân tin tưởng. Phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ khám và chữa sún răng cửa tại khoa Răng 108.

Điều trị sún răng tại khoa Răng của bệnh viện Trung Ương Quân đội 108
Điều trị sún răng tại khoa Răng của bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

Bệnh viện hội tụ rất nhiều bác sĩ, giáo sư giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm. Tại đây cho phép người bệnh khám chữa bằng bảo hiểm y tế của nhà nước nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề chi phí khám, chữa bệnh.

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 096 775 16 16
  • Giờ làm việc: 7h30 – 17h các ngày hành chính trong tuần từ T2 – T6, cuối tuần khám dịch vụ.

Điều trị sún răng cửa tại bệnh viện 103

Bệnh viện 103 là đơn vị đầu ngành sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao.

Nếu đang có nhu cầu cho trẻ thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý răng miệng như viêm lợi nướu, sâu răng, răng sữa mọc chậm, sún răng cửa, bạn có thể cân nhắc về địa chỉ này. Bệnh viện luôn dẫn đầu xu hướng về các công nghệ hiện đại hàng đầu hiện nay.

  • Địa chỉ: số 261 đường Phùng Hưng, thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0967 811 616
  • Giờ làm việc: 7h30 – 17h30 theo giờ hành chính, cuối tuần khám dịch vụ.

Khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ tiếp theo đó là khoa Tai – Mũi – Họng viện Bạch Mai. Đây được xem là một trong những bệnh viện tuyến đầu của miền Bắc, chuyên xử lý nhiều trường hợp khác nhau liên quan đến sâu răng, hàn răng hay cấy ghép răng,…

Cha mẹ có thể tham khảo khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Bạch Mai
Cha mẹ có thể tham khảo khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai luôn được lãnh đạo chú ý và cải tiến sở vật chất. Tất cả nhằm đảm bảo cho quá trình thăm khám và điều trị sún răng cửa ở trẻ em được diễn ra hiệu quả, an toàn.

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0869 587 728

Khoa Răng – Hàm – Mặt Bệnh viện Nhi Trung Ương

Bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong những bệnh viện lớn dành cho trẻ nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Khoa Răng – Hàm – Mặt tại đây được khá nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.

Đến với bệnh viện Nhi Trung Ương, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm điều trị sún răng cửa ở trẻ. Đặc biệt, các trang thiết bị vật chất cũng như cơ sở vô cùng hiện đại. Hệ thống máy móc hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị đạt chuẩn quốc tế. Tình trạng sún răng cửa của trẻ sẽ được xử lý nhanh chóng, hiệu quả.

  • Địa chỉ: 18/879 mặt đường Đê La Thành, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024 6273 8574
  • Giờ làm việc: 7h – 16h30 các ngày trong tuần.

Biện pháp phòng tránh sún răng cho trẻ em

Để phòng ngừa sún răng cửa ở trẻ và duy trì hàm răng chắc khỏe, cha mẹ cần biết cách thay đổi những thói quen xấu của con. Sau đó chú ý hướng dẫn con cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng phương pháp. Cụ thể, mẹ cần chú ý đến các vấn đề như sau:

  • Vệ sinh răng cho bé đúng cách

Dù trẻ còn khá nhỏ nhưng việc vệ sinh miệng đều đặn hằng ngày là điều mà cha mẹ không nên bỏ qua. Bạn nên dùng gạc rơ lưỡi mềm thấm nước muối loãng để tiến hành vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho trẻ.

Rèn luyện cho con thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh về răng
Rèn luyện cho con thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh về răng

Việc đánh răng cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Bạn cần chú ý dạy trẻ cách đánh răng sao cho đúng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây bệnh. Cha mẹ nên cho trẻ dùng các loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng có mùi thơm phù hợp để con cảm thấy hứng thú.

  • Lưu ý về thực đơn hàng ngày cho bé

Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển hàm răng của trẻ, đặc biệt là khi bé bị sún răng cửa. Ba mẹ cần hạn chế tối đa việc trẻ ăn quá nhiều kẹo, socola, kem, nước ngọt hay bánh,… Những loại thực phẩm này có chứa nhiều đường, ảnh hưởng đến men răng cũng như gây ra mảng bám.

Thay vào đó, hãy tăng cường vào thực đơn cho trẻ hàng ngày những thực phẩm giàu canxi, sắt, magie, chất xơ hay vitamin để cho răng chắc khỏe. Những chất này có nhiều trong cá biển, gan động vật, sữa tươi, trứng hay cà rốt,…

  • Loại bỏ những thói quen xấu

Thói quen xấu của trẻ hàng ngày cũng có thể là tác nhân hàng đầu gây ra sún răng cửa. Có thể kể đến các vấn đề như bú bình, ngậm ti giả, ngậm cơm trong miệng không chịu nuốt,…

Phòng ngừa sún răng cửa cho con bằng cách loại bỏ thói quen xấu
Phòng ngừa sún răng cửa cho con bằng cách loại bỏ thói quen xấu

Không chỉ vậy, những thói quen này còn làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm và quá trình phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Vì thế, mẹ cần hết sức chú ý rèn cho con từ bỏ những thói quen này để bảo vệ sức khỏe hàm răng.

  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Việc thăm khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng.

Thói quen này không chỉ giúp kiểm soát được vấn đề sún răng cửa mà còn ngăn chặn được tình trạng răng vĩnh viễn mọc chen chúc hoặc mọc lệch. Nếu muốn răng của con sau này phát triển đều đẹp thì ngay từ nhỏ, bạn nên quan tâm hạn chế tối đa tình trạng sún răng cửa.

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn đọc về bệnh lý sún răng cửa, nguyên nhân, cách điều trị cũng như địa chỉ khám bệnh uy tín. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng sún răng, từ đó biết cách đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày.

Có thể bạn cần biết: Giải đáp: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo