Răng nanh và những vấn đề liên quan đến răng nanh bạn nên biết

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Răng nanh là một trong những thành phần không thể thiếu của khuôn hàm. Cái tên gọi răng nanh đã quá quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác về loại răng này. Vậy, răng nanh là răng gì, cấu tạo, vị trí, chức năng của chúng ra sao? Cùng tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan đến răng nanh với bài viết sau.

Răng nanh là gì?

Răng nanh là một trong những răng quan trọng nhất đối với mỗi người. Theo chu kỳ phát triển của cơ thể, răng thường mọc và được thay vĩnh viễn sau răng cửa và răng hàm nhỏ. Vì thế chúng thường có xu hướng mọc chếch lên phía lợi, và được gọi là răng khểnh.

Răng nanh có hình dạng rất đặc thù, khó có thể nhầm lẫn. Nhìn tổng thể, thân của chúng dày hơn răng cửa nhưng lại mỏng hơn răng hàm. Mặt nhai răng nanh không bằng phẳng như răng cửa, cũng không có gờ rãnh như trong răng hàm, thay vào đó chúng có độ nhọn và dài mảnh như rìa răng cửa. Răng nanh thường dài và nhọn hơn so với các răng khác, nhiệm vụ của chúng là giữ vai trò chủ đạo trong việc cắn xé thức ăn.

Răng nanh quyết định thẩm mỹ khuôn mặt mỗi người
Răng nanh quyết định thẩm mỹ khuôn mặt mỗi người

Vị trí, cấu tạo của răng nanh

Răng nanh được nhận định là loại răng vững chắc nhất trên khung hàm với chân răng rất sâu. Vậy cụ thể, vị trí và cấu tạo của chúng ra sao?

Về vị trí

Răng nanh tự nhiên nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các răng nhóm răng trước và răng nhóm răng trong. Đó cũng chính là lý giải cho việc hình dạng răng nanh có sự giao thoa của hai nhóm răng này. Ở mỗi một người sẽ có 4 răng nanh và được chia đều ra hai hàm, mỗi hàm 2 chiếc. Bốn chiếc răng nanh này sẽ mọc về 4 cung hàm tương ứng.

Trồng răng toàn hàm thường sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm và gắn mão răng giả lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tương tự răng thật, tuổi thọ sử dụng lâu dài, đặc biệt có thể ngăn ngừa tiêu xương hàm. Nhược điểm khi trồng răng toàn hàm là chi phí cao, thời gian thực hiện dài và yêu cầu kỹ thuật cao. Chi phí trồng răng dao động từ 100.000.000 – 350.000.000 đồng/ca.

Về cấu tạo

Cấu tạo của răng nanh cũng tuân theo cấu trúc răng tự nhiên với các thành phần chính đó là:

  • Men răng: Là lớp bao phủ toàn thân của răng. Chúng được cấu tạo từ 96.0% chất vô cơ, 3.0% nước và chỉ 1% chất hữu cơ. Men răng được xem là một trong những bộ phận cứng nhất của cơ thể, có tác dụng bảo vệ các thành phần khác ở bên trong.
  • Ngà răng: Có vị trí tiếp giáp phía trong của men răng. Thành phần của chúng gồm 77.0% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và còn lại là nước. Ngà răng có cấu tạo xốp, màu sắc hơi vàng nhưng chiếm phần lớn khối lượng của răng. Bên trong ngà răng có chứa buồng tủy và ống tủy răng.
  • Tủy răng: Tủy răng có chứa hệ thống sợi thần kinh, mạch máu và mô liên kết răng nướu. Toàn bộ các dưỡng chất nuôi răng đều được cung cấp thông qua tủy răng. Thông thường, một răng nanh sẽ có 1 chân và 1 ống tủy.

Xem thêm: Răng khểnh và những bí mật phía sau chiếc răng khểnh của bạn

Răng nanh là răng số mấy?

Bộ răng vĩnh viễn đầy đủ ở một người trưởng thành gồm 32 chiếc, được chia đều cho hàm trên và hàm dưới tương ứng mỗi hàm 16 răng. Theo liên đoàn nha khoa quốc tế (FDI), có 4 vùng của bộ răng vĩnh viễn tương ứng với 4 cung hàm. Mỗi cung hàm là một phần tư bộ hàm, tương ứng một phần hai hàm (8 răng).

Vị trí của răng nanh trong hàm
Vị trí của răng nanh trong hàm

Ở mỗi cung hàm sẽ có hai răng cửa, một răng nanh, hai răng hàm nhỏ và ba răng hàm lớn. Răng nanh thuộc nhóm răng phía trước, nằm ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa hướng vào phía trong. Răng nanh là một răng có cấu trúc khác biệt hẳn với các răng khác. Và chúng là loại răng có vai trò quan trọng nhất trên cung hàm.

Chức năng của răng nanh ?

Với cấu tạo và vị trí đặc biệt, ranh có đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như:

  • Chức năng thẩm mỹ: Răng số 3 luôn lộ ra khi cười nói, giao tiếp. Bên cạnh đó, chúng có vị trí nằm tại bốn góc của bốn vùng răng. Chúng được coi là nền tảng của các cung răng, giúp tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Bởi vậy, chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thẩm mỹ khuôn mặt của mỗi người.
  • Chức năng nhai, xé thức ăn: Răng nanh có khả năng chịu đựng lực nhai lớn. đầu răng nhọn và sắc giúp con người cắn xé thức ăn dễ dàng.
  • Giảm chấn động: Răng nanh dài và có vai trò như một cơ cấu giảm chấn động mạnh. Nhờ đó, chúng giúp cơ thể giảm bớt các nguy hại tiềm tàng, các tác động lực quá mức theo chiều ngang trong những vận động lệch tâm của hàm dưới với các răng trong hàm.
  • Ổn định khớp cắn: Răng số 3 còn có tác dụng lớn trong hướng dẫn vận động tiếp xúc sang bên và về trước của hàm dưới. Do đó, chúng được coi là “cọc hướng dẫn” ổn định khớp cắn.

Có nên nhổ bỏ răng nanh không?

Trong trường hợp răng nanh mọc lệch chìa ra bên ngoài sẽ được gọi là răng khểnh. Răng khểnh là một dạng sai lệch khớp cắn có tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Điển hình như tình trạng xáo trộn khớp cắn, ăn nhai khó khăn, dễ giắt thức ăn trong kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng. Bên cạnh đó răng khểnh nếu mọc nhô quá cao có thể gây mất cân đối, hài hòa của khuôn hàm, khuôn mặt.

Tuy nhiên, kết cấu răng khểnh rất chắc chắn. Chân răng thường rất dài và khỏe giúp chúng giữ chắc trong xương ổ răng và rất ít khi bị mất sớm.

Có nên nhổ bỏ răng khểnh hay không?
Có nên nhổ bỏ răng khểnh hay không?

Chính vì thế, trong đa số các trường hợp, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân không nên nhổ răng khểnh. Thay vào đó, mọi người có thể thực hiện niềng răng – chỉnh nha hoặc bọc răng sứ. Các biện pháp này có thể dễ dàng đưa răng lệch về đúng vị trí, giúp chúng thẳng, đều với các răng khác trong cùng hàm.

Với các trường hợp răng khểnh có hình dáng đẹp, độ lệch lạc ít, không gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai và vệ sinh răng miệng,.. thì nên giữ lại răng. Không nên thực hiện các can thiệp khác vì có thể làm tình trạng răng miệng xấu hơn.

Trường hợp bắt buộc nhổ bỏ chỉ được chỉ định khi răng nanh ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành bị mọc khểnh do di truyền, khe môi hở, chậm hình thành răng, hoặc nhổ răng quá sớm,… Bởi các trường hợp này sẽ để lại biến chứng tiêu răng bên can hay dính khớp nếu như không được điều trị sớm.

Cách chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày

Người có răng số 3 bị lệch lạc, mọc ngầm sẽ thường cảm thấy vướng mắc, khó chịu. Đôi khi, cảm giác giác nhức, buốt cũng sẽ xuất hiện. Do đó, việc chăm sóc và bảo vệ sinh miệng đúng cách sẽ là biện pháp tốt nhất để tránh các nguy cơ này xảy ra. Hằng ngày, bạn nên thực hiện:

  • Ăn những món ăn dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như: Thịt đỏ, thực phẩm giàu vitamin C, D, thực phẩm giàu omega 3, giàu kẽm,…
  • Với các trường hợp đau răng, vừa nhổ răng, niềng răng nên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nhai dễ nuốt để giảm đau nhức, tránh lệch lạc về sau.
  • Với những người răng thưa nên xỉa răng sau mỗi bữa ăn, người răng bình thường nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn.
  • Đánh răng bằng kem đánh răng giàu flo, đánh ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt chú trọng sau khi ăn.
  • Nên sử dụng bàn chải răng lông mềm, có gạ lưỡi để làm sạch tốt nhất. Đồng thời thay bàn chải định kỳ để tránh làm hại cho men răng.
  • Thực hiện các bài tập massage răng và nướu để củng cố sức khỏe răng miệng.
  • Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng hoặc sử dụng thêm các nước xịt thơm miệng để môi trường răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho, ngăn chặn sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Trên đây là giải đáp các thắc mắc về răng nanh và những vấn đề liên quan đến răng nanh. Răng nanh có vai trò hết sức quan trọng trong ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt của mỗi người. Vì vậy hãy chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày để đảm bảo răng luôn khỏe mạnh, xinh đẹp.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo