Răng Khôn Mọc Ngầm: Mức Độ Nguy Hiểm Và Phương Pháp Loại Bỏ
Răng khôn mọc ngầm là vấn đề thường gặp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe. Để tìm hiểu chi tiết về mức độ nguy hiểm và phương pháp loại bỏ răng mọc ngầm hiệu quả, các bạn hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Thế nào là răng khôn mọc ngầm? Dấu hiệu nhận biết
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, phổ biến ở giai đoạn từ 18 – 25 tuổi, có trường hợp mọc sớm (khoảng từ 16 – 17 tuổi) hoặc muộn hơn (từ sau 30 tuổi). Nếu bạn may mắn, chiếc răng khôn sẽ mọc thẳng và không xâm lấn những chiếc răng khác cùng hàm. Ngược lại, răng khôn mọc ngầm là hiện tượng răng nằm sâu bên trong xương hàm hoặc ngay dưới nướu nhưng không thể tách nướu để trồi lên được.

Thực tế, răng khôn có thể mọc ngầm theo nhiều cách khác nhau như mọc nghiêng, ngả về phía răng số 7, mọc vuông góc so với các răng khác hoặc mắc kẹt trong xương hàm. Thông thường, răng ngầm thường ít có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Tuy nhiên, nếu răng chỉ mọc ngầm một phần sẽ thường xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Sưng nướu: Nướu nứt ra để răng mọc một phần sẽ dễ bị nhồi nhét thức ăn bên trong dẫn đến viêm nướu, tổn thương.
- Hôi miệng hoặc có mùi vị lạ trong miệng: Thức ăn thường bám vào kẽ răng, vệ sinh hằng ngày không sạch được thức ăn dẫn đến hiện tượng này.
- Chảy máu nướu: Sẽ xuất hiện nếu tình trạng viêm kéo dài không khắc phục triệt để được.
- Đau, sưng quanh hàm: Thường xuất hiện trong trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Khó mở miệng: Đây là biến chứng nặng nhất nếu các tình trạng nêu trên kéo dài.
Răng Khôn Là Răng Số Mấy? Có Nên Nhổ Bỏ Hay Không?
Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm không?
Về việc có nên nhổ răng khôn mọc ngầm hay không, điều này còn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chiếc răng này. Sau khi thăm khám, nếu nha sĩ nhận thấy răng khôn mọc ngầm không ảnh hưởng đến sức khỏe, thông thường hướng giải quyết sẽ là để yên và theo dõi. Ngược lại, bạn sẽ được yêu cầu nhổ răng trong những trường hợp sau:
- Răng mọc ngầm ảnh hưởng đến các răng lân cận: Chiếc răng thường bị ảnh hưởng bởi răng số 8 chính là răng số 7 đảm nhiệm vai trò nhai, nghiền thức ăn. Khi răng mọc ngầm đâm thẳng vào răng số 7 sẽ cần được loại bỏ sớm nếu không có thể ảnh hưởng tủy, gây lung lay răng số 7.
- Nang thân răng: Đây là nguyên nhân khiến người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị biến dạng khuôn mặt, rụng răng hàng loạt, gãy xương hàm…
- Bệnh về nướu: Việc gặp khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng khôn mọc ngầm sẽ làm tăng nguy cơ viêm, đau nướu. Trong trường hợp này, việc nhổ bỏ là điều cần thiết.
- Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác: Răng số 8 mọc ngầm sâu sẽ chèn ép lên một số dây thần kinh xung quanh. Từ đây sẽ làm giảm hoặc mất cảm giác tại môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm.
- Chen chúc răng: Trong trường hợp răng khôn mọc khi các răng đã hoàn thiện trên cung hàm sẽ dễ mọc ngầm, mọc kẹt gây xô đẩy gây lệch lạc các răng có sẵn. Vì vậy với những bệnh nhân thực hiện chỉnh nha, sau kết thúc điều trị, bác sĩ luôn chỉ định nhổ bỏ răng khôn mọc kẹt, lệch để đảm bảo duy trì kết quả niềng răng được ổn định lâu dài.

Về cơ bản, khi nhận thấy bất kỳ những dấu hiệu lạ nào trong khoang miệng, bạn nên lập tức đến nha sĩ để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách chụp X-quang hoặc CT để biết chính xác có phải răng khôn mọc ngầm hay không, sau đó đưa ra những chỉ định phù hợp nhất.
Xem thêm: Viêm lợi trùm răng khôn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Các phương pháp thực hiện nhổ răng mọc ngầm phổ biến hiện nay
Hiện nay có nhiều phương pháp nhổ răng khôn khác nhau được các phòng khám nha khoa lựa chọn và áp dụng. Tiêu biểu có thể kể đến một số phương pháp nổi bật sau đây:
Sử dụng kìm nhổ răng
Kìm nha khoa là dụng cụ chuyên dụng được sử dụng để nhổ răng. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng mỏ kìm đưa vào răng, tác động lực làm gãy chân răng và sau đó lấy răng ra khỏi ổ xương.
Ưu điểm của phương pháp này là diễn ra tương đối nhanh gọn, ít gây sang chấn và biến chứng. Tuy nhiên, kỹ thuật nhổ răng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao, đặc biệt là khi làm răng lung lay để tiến hành nhổ bỏ. Nếu không, việc nhổ răng bằng kìm sẽ dẫn đến nguy cơ xâm lấn, nhiễm trùng ổ răng cùng nhiều biến chứng khác, nhất là cấu trúc xương có thể bị ảnh hưởng do tác động mạnh của kìm.
Nhổ răng khôn mọc ngầm bằng cây bẩy
Cây bẩy nhổ răng cũng là một dụng cụ nha khoa quen thuộc thường được sử dụng trong quá trình nhổ răng. Dụng cụ này có tác dụng làm đứt dây chằng, mở rộng ổ răng và huyệt ổ răng, từ đây sẽ khiến cho răng và chân răng lung lay để có thể loại bỏ chiếc răng dễ dàng hơn. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ có thể dùng riêng hoặc kết hợp bẩy nha khoa với kìm để tiến hành lấy răng ra ngoài.
Về cơ bản, phương pháp nhổ răng bằng cây bẩy diễn ra tương đối nhanh gọn và khá an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và trình độ cao. Ngược lại nếu thực hiện không đúng cách, dùng bẩy nhổ răng rất dễ gây xâm lấn ổ răng. dễ gây tổn thương các mô mềm xung quanh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành thương.
Nhổ răng khôn mọc ngầm kết hợp sử dụng máy siêu âm Piezotome
Có thể thấy rằng, nhược điểm của hai phương pháp truyền thống nói trên là việc thực hiện mất nhiều thời gian và có thể gây đau đớn cũng như những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý cẩn thận và kỹ càng. Để khắc phục những nhược điểm này, công nghệ nhổ răng bằng sóng Piezotome đã ra đời nhằm mang đến sự thuận tiện tối đa cho cả bác sĩ và bệnh nhân.

Theo đó, thay vì sử dụng kìm hoặc bẩy hoàn toàn, các bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm Piezotome để tác động đến các dây chằng xung quanh răng, khiến các dây chằng này đứt gãy sau vài giây. Từ đây, bác sĩ có thể dùng kìm để lấy răng ra hết sức nhẹ nhàng.
Ngoài răng khôn mọc ngầm, nhổ răng bằng sóng siêu âm còn có thể áp dụng cho mọi trường hợp như răng mọc ngang, mọc lệch,… mà không gây đau đớn trong quá trình nhổ răng. Thời gian nhổ răng nhanh chóng, sau đó vết thương nhanh lành, không để lại biến chứng, sang chấn đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn.
Click xem ngay: Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Quy trình nhổ răng khôn bị mọc ngầm đạt chuẩn
Sau khi thăm khám, được xác định bị răng khôn mọc ngầm, người bệnh sẽ được chỉ định nhổ răng với các bước cơ bản sau đây:
- Tiến hành gây tê: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ xung quanh chiếc răng cần nhổ, gây tê khu vực thần kinh ống răng dưới. Trước khi tiêm, bệnh nhân cũng sẽ được bôi hoặc xịt tê nhằm giảm cảm giác đau khi tiêm thuốc tê.
- Rạch lợi: Răng khôn mọc ngầm có cách xử lý phức tạp hơn so với các loại răng khôn khác. Cụ thể sau khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành một đường rạch nhằm bộc lộ xương hàm ứng với vùng răng khôn.
- Nhổ răng mọc ngầm: Nếu đường thoát thuận lợi, bác sĩ sẽ sử dụng kìm, bẩy để lấy răng ra hoặc dùng sóng siêu âm Piezotome để làm đứt dây chằng quanh răng và nhổ răng dễ dàng. Nếu đường ra không thuận lợi, bác sĩ sẽ cần phải cắt dọc thân chân răng và sau đó lấy ra từng phần. Với những trường hợp răng khôn mọc ngầm và lệch nặng trong xương hàm, lúc này sẽ không thể bẩy chiếc răng ra đơn thuần mà phải chia cắt răng trước. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cắt phần thân răng, sau đó sẽ bẩy chiếc răng ra hoặc tiến hành cắt tiếp chân răng để lấy ra từng phần.
- Khâu đóng cầm máu: Cuối cùng, bạn sẽ được khâu đóng cầm máu để kết thúc quá trình nhổ răng.

Sâu Răng Khôn: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Nhổ răng khôn mọc ngầm ở đâu uy tín?
Để nhổ răng khôn khi mọc ngầm diễn ra an toàn, nhanh hồi phục, việc lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín, chất lượng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý hàng đầu mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn.
- Viện nha khoa thẩm mỹ ViDental: Tại đây hiện đang áp dụng phương pháp nhổ răng khôn bằng siêu âm Piezotome với nhiều ưu điểm hấp dẫn như ít gây đau nhức, ít gây chảy máu, thời gian thực hiện nhanh, vết thương mau lành… Ngoài ra, ViDental còn có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, thân thiện, nhiệt tình, hỗ trợ bệnh nhân tối đa trước, trong và sau khi điều trị. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin dịch vụ của Viện nha khoa thẩm mỹ ViDental tại https://viennhakhoathammy.com/.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội: Đây là bệnh viện tuyến đầu trong điều trị các bệnh về răng hàm miệng trong đó có nhổ răng sâu, nhổ răng khôn. Quy trình nhổ răng được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tình và nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bệnh viện còn được trang bị các loại máy móc, thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý răng miệng. Các bạn có thể liên hệ thăm khám theo địa chỉ 40A – 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, số điện thoại 0867.732939.
- Bệnh viện Thu Cúc: Khoa Răng – Hàm – Mặt tại đây cũng là địa chỉ trồng răng thẩm mỹ được nhiều bệnh nhân lựa chọn trong thời gian qua. Để phục vụ cho việc thăm khám, điều trị các bệnh về răng hàm mặt trong đó có nhổ răng khôn mọc ngầm. Bệnh viện Thu cúc được trang bị các thiết bị nha khoa hiện đại, thường xuyên cập nhật công nghệ tiên tiến trên toàn thế giới. Bệnh viện có địa chỉ tại 286 Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội, số điện thoại 0904 97 0909.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh: Tiền thân của bệnh viện là Trạm Răng Hàm Mặt trực thuộc Sở Y Tế. Trải qua hơn 40 năm phát triển, bệnh viện đã không ngừng nâng cao cơ sở vật chất cũng như đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế để đáp ứng tốt nhất yêu cầu từ phía khách hàng. Bệnh viện có địa chỉ tại số 263 Trần Hưng Đạo – P. Cô Giang – Q.1 – TP.HCM, số điện thoại 194 100 7676.

Những lưu ý cần nhớ khi thực hiện nhổ răng khôn mọc ngầm
Sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm, để nhanh cầm máu, giảm đau cũng như giúp cơ thể sớm hồi phục hoàn toàn, các bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Cắn miếng gạc trong thời gian khoảng 1h sau nhổ để cầm máu nhanh. Khi bỏ ra nếu còn chảy máu, bạn tiếp tục cắn bông tiếp 1h nữa.
- Nếu đau tại khu vực răng mới nhổ, bạn có thể dùng thuốc giảm đau (paracetamol, mopen, alaxan…) theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ.
- Không đánh răng trong vòng 24 tiếng sau nhổ răng, chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng. Sau thời gian trên, các bạn có thể đánh răng như bình thường.
- Nên ăn các món ăn dạng mềm, lỏng như cháo, súp hoặc xay nhuyễn với các món ăn chứa đầy đủ vitamin A, sắt, đạm,… Kiêng uống rượu bia và không hút thuốc trong thời gian tối thiểu 2 tuần.
Răng khôn mọc ngầm vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe nhưng chỉ nên nhổ bỏ khi thực sự cần thiết. Khi có dấu hiệu bất thường tại khu vực răng số 8, bạn nên thăm khám để được kiểm tra, hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Đừng bỏ lỡ: Dấu Hiệu Răng Khôn Mọc Lệch Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn Nhất
Bài được quan tâm nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!