Răng là gì? Những thông tin quan trọng nhất bạn cần biết

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Răng được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng đối với cơ thể con người. Nó không chỉ giúp cho hoạt động ăn nhai, hỗ trợ hệ tiêu hoá tiêu thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn duy trì tính thẩm mỹ. Thế nhưng hầu hết chúng ta lại rất ít khi quan tâm tới những chiếc răng này và cũng không có nhiều người hiểu cụ thể về chúng. Vậy răng được cấu tạo như thế nào, có bao nhiêu chiếc, đóng vai trò gì, các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Răng là gì? Cấu tạo của răng

Răng là một phần phụ cứng, vôi hoá nằm trong khoang miệng, chúng được dính chặt vào xương hàm, phần hàm có chức năng nâng đỡ răng được gọi là mỏm ổ răng. Tuy nhiên, trên thực tế phương thức gắn kết lại phức tạp hơn rất nhiều. Các răng được dính chặt vào hàm nhờ các sợi dây chằng nha chu (gồm sợi collagen cứng, chạy từ xương răng bao quanh chân răng đến sát bên xương ổ răng).

Các răng sẽ được giữ vững trong ổ răng và xương hàm với 2 bộ phận chính là phần thân và chân, ngoài ra còn có cổ răng. Thế nhưng khu vực trọng yếu trong hệ thống này lại chính là phần cổ răng. Tại vị trí này, nướu thắt chặt vào răng giúp bảo vệ các mô nâng đỡ nằm phía dưới không bị nhiễm trùng và các tác động có hại khác.

Răng là một phần phụ cứng, vôi hoá nằm trong khoang miệng
Răng là một phần phụ cứng, vôi hoá nằm trong khoang miệng

Cấu tạo của răng bao gồm 3 bộ phận chính, gồm: Lớp men, lớp ngà và tủy răng. Cụ thể:

  • Lớp men: Có nguồn gốc ngoại bị, là phần cứng nhất trong các tổ chức của cơ thể, cũng như có tỷ lệ muối vô cơ cao nhất với 96%. Đây là tổ chức cứng, giòn, cản được tia X, bình thường sẽ có màu trong mờ, mỏng, ngấm vôi tốt. Qua lớp men sẽ thấy phần ngà ở phía trong, do đó răng thường có màu trắng hơi vàng. Khi men dày, ngấm vôi không đều thì màu men bắt đầu chuyển qua màu xám hoặc trắng xanh.
  • Lớp ngà: Ngà là tổ chức chiếm khối lượng lớn nhất ở phần thân răng và có chức năng bảo vệ tủy. Trong điều kiện bình thường, chúng không bị lộ ra ngoài và được bao phủ hoàn toàn bởi lớp men và xương. Lớp ngà ít rắn và chun giãn hơn, đồng thời không giòn, dễ vỡ như men. Trong tổ chức này có thành phần chủ yếu là collagen, ngoài ra còn thành phần hữu cơ và nước chiếm 30%.
  • Tủy:  Là lớp trong cùng có cấu trúc mềm, chứa hệ thống mạch máu và dây thần kinh, đồng thời liên hệ với các dây thần kinh khác để chi phối hoạt động của cơ răng. Nó có khả năng biệt hoá tế bào ngoại vi thành tế bào ngà, qua đó đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa và quyết định phần lớn đến cảm giác của răng.
Cấu tạo của răng bao gồm 3 bộ phận chính, gồm: Lớp men, lớp ngà và tủy
Cấu tạo của răng bao gồm 3 bộ phận chính, gồm: Lớp men, lớp ngà và tủy

Xem thêm: Dấu Hiệu Răng Khôn Mọc Lệch Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Trồng răng toàn hàm thường sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant cấy trực tiếp vào xương hàm và gắn mão răng giả lên trên. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tương tự răng thật, tuổi thọ sử dụng lâu dài, đặc biệt có thể ngăn ngừa tiêu xương hàm. Nhược điểm khi trồng răng toàn hàm là chi phí cao, thời gian thực hiện dài và yêu cầu kỹ thuật cao. Chi phí trồng răng dao động từ 100.000.000 – 350.000.000 đồng/ca.

Ngoài ra răng còn một số bộ phận khác như:

  • Chóp chân răng: Là phần cuối cùng của chân răng, nơi mà các mạch máu và dây thần kinh đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tủy. Đặc biệt, nó được phát triển, hoàn thiện sau cùng và là nơi nhiễm trùng khớp phát khi răng bị tổn thương tạo các abces quang chóp.
  • Hố rãnh: Là phần trên mặt nhai của răng, có cấu tạo hình các hố rãnh dạng chữ V. Nó có chức năng tạo ra sự ăn khớp giữa hai hàm, giúp tăng hiệu quả nhai, cắn xé. Tuy nhiên đây cũng là nơi dễ gây ra tình trạng nhồi nhét thức ăn, dẫn đến hình thành mảng bám, sâu răng.
  • Xương: Phần bao bọc và gắn vào chân răng nhờ hệ thống các dây chằng nha chu.
  • Dây chằng nha chu: Được cấu tạo từ nhiều sợi nhỏ đan xen với nhau, đi từ răng đến vùng xương ổ. Chúng có nhiệm vụ giữ cho răng nằm đúng vị trí trong xương, tuy nhiên lại rất dễ bị phá hủy khi gặp các bệnh lý về nha chu.
  • Nướu: Là các mô mềm bọc xung quanh phần xương ổ có màu hồng cam, săn chắc. Khi nướu bị viêm sẽ chuyển qua màu nâu đỏ, bở, dễ chảy máu khi bị tác động vào.

Cấu tạo hàm răng

Một hàm răng đầy đủ ở người trưởng thành còn được gọi là hàm răng vĩnh viễn, thông thường nó sẽ bắt đầu thay thế cho răng sữa khi chúng ta bước vào độ tuổi 12. Trong đó, cấu tạo gồm có:

  • Răng cửa: Gồm 8 chiếc (4 ở hàm trên và 4 ở hàm dưới) nằm chính giữa hàm trên và hàm dưới có nhiệm vụ cắn xé thức ăn. Răng cửa hình hơi dẹt, canh bên mỏng dần từ chân xuống phía dưới. Răng hàm trên có kích thước lớn hơn hàm dưới, đặc biệt tất cả chúng đều chỉ có 1 chân răng.
  • Răng nanh: Gồm 4 chiếc (2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới) nằm sát cạnh răng hàm, có nhiệm vụ xé thức ăn. Nó có hình dạng nhọn, dài như chiếc giáo và rất sắc.
  • Răng tiền hàm: Gồm 8 chiếc (4 ở hàm trên và 4 ở hàm dưới) có chức năng làm cầu nối xé và nghiền thức ăn. Nó có hình lập phương, bề mặt chia làm 2 đỉnh đều và nhọn. Thông thường, chiếc răng đầu tiên nằm ở hai bên hàm trên sẽ có hai chân, còn những chiếc còn lại chỉ có 1 chân.
  • Răng hàm: Gồm 8 chiếc (4 ở hàm trên và 4 ở hàm dưới) có chức năng nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Chúng thường có từ 2 – 3 chân răng, hình dạng to và chắc khỏe.
  • Răng khôn: Gồm 4 chiếc (2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới) thuộc nhóm răng hàm. Tuy nhiên chúng có thể mọc hoặc không, khi mọc thường gây đau đớn, khó chịu nên sẽ được chỉ định nhổ bỏ.
Một hàm răng đầy đủ ở người trưởng thành có 32 chiếc
Một hàm răng đầy đủ ở người trưởng thành có 32 chiếc

Xem thêm về: Bổ Sung Canxi Cho Răng Có Cần Thiết Không, Nên Bổ Sung Thế Nào?

Quá trình phát triển của răng

Như chúng ta đã biết, có 2 loại răng tồi tại trong suốt cuộc đời con người đó là: Răng sữa mọc khi thở ấu và răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Chúng đã được hình thành trong xương hàm trước khi sinh ra, sau đó phát triển dần khi trẻ lớn lên và hình thành ở tuổi thiếu niên.

  • 0 tháng (trẻ sơ sinh): Trẻ mới sinh không có răng, khi này răng chỉ mới đang phát triển trong xương hàm.
  • 06 tháng: 2 răng cửa giữa của hàm dưới bắt đầu mọc.
  • 09 tháng: Mọc đủ 4 răng cửa hàm trên và 4 hàm dưới.
  • 01 tuổi: Răng cối sữa đầu tiên của hàm dưới mọc, đây cũng là chiếc răng hàm đầu tiên của trẻ. Tiếp đến là răng cối sữa hàm trên (mọc vào khoảng tháng thứ 14), răng nanh hàm trên (mọc vào khoảng tháng thứ 16), răng nanh hàm dưới mọc vài tháng sau đó.
  • 02 tuổi: Những chiếc răng sữa cuối cùng (gồm răng cối sữa thứ 2 hàm trên và hàm dưới). Đến khi trẻ được 2,5 tuổi toàn bộ các răng sữa sẽ mọc đầy đủ.
  • 06 tuổi: Các răng cửa sữa hàm dưới bắt đầu lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên ngay phía sau răng cửa cuối cùng của hàm dưới. Bắt đầu từ 2 răng cửa giữa rồi đến 2 bên, rụng và mọc từ hàm dưới rồi đến hàm trên.
Quá trình phát triển của răng
Quá trình phát triển của răng
  • 08 tuổi: 2 răng cửa hàm dưới bắt đầu mọc rồi tới các răng hai bên.
  • 09 tuổi: Khi này 4 răng cửa hàm trên đã mọc hoàn tất, các răng nanh hàm dưới cũng có dấu hiệu bắt đầu mọc. Đồng thời răng cối sữa 1 bắt đầu lung lay, rụng đi và được thay thế.
  • 10 tuổi: Bắt đầu mọc răng nanh hàm dưới, răng cối sữa 2 lung lay và rụng, răng tiền cối 2 mọc.
  • 11 tuổi: Những chiếc răng sữa cuối cùng (nanh sữa hàm trên, cối sữa 2 hàm trên) rụng đi, răng tiền cối 2 vĩnh viễn hàm trên và răng nanh hàm trên bắt đầu mọc vào vị trí.
  • 12 tuổi: Trên khung hàm không còn răng sữa, răng cối vĩnh viễn thứ 2 bắt đầu mọc.
  • 13 tuổi: Khi này trẻ đã có đủ 28 răng vĩnh viễn, các răng cối lớn 2 cũng xuất hiện trên hàm.
  • 14 – 21 tuổi: Nếu đủ chỗ, các răng không sẽ bắt đầu mọc, tuy nhiên có khoảng 25% người khôn. Các răng khác bị mòn dần và ngả màu theo thời gian. Các triệu chứng lão hoá  phổ biến trên răng và nướu ngày càng biểu hiện rõ hơn theo quá trình tích tuổi.

Xem thêm: Trẻ 5 Tuổi Nhổ Răng Được Không, Trẻ Sâu Răng Nên Xử Lý Thế Nào?

Chức năng của răng

Như đã tìm hiểu ở trên, con người sinh ra có 2 loại răng, dù là răng sữa hay vĩnh viễn thì nhiệm vụ chính của nó vẫn là nhai, nghiền nát thức ăn. Cụ thể:

Chức năng của răng sữa

Nhiều người sai lầm khi vẫn nghĩ răng sữa không quan trọng và sẽ sớm bị thay thế bởi các răng vĩnh viễn khi trẻ trưởng thành. Trong khi đó, chúng lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc:

  • Ăn uống: Khi trẻ tập ăn dặm, răng sữa sẽ giúp nghiền nát thức ăn, để trẻ không bị mắc họng, đồng thời làm giảm áp lực lên hệ tiêu hoá còn non nớt.
  • Phát âm: Nhờ có răng sữa mà trẻ phát âm chuẩn hơn, không bị nói ngọng hay nói lớ.
  • Định hình: Các răng sữa giúp cho việc định hình, giữ chỗ và định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu răng sữa bị mất quá sớm có thể gây ra nhiều tác động xấu tới hàm răng như mọc chen chúc, mọc không đúng vị trí, lệch lạc, dịch chuyển vào các vị trí trống, tiêu xương hàm… Khiến trẻ bị lệch khớp cắn, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ khi lớn lên.
  • Tính thẩm mỹ: Hàm răng sữa giúp tô điểm cho khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn của trẻ.
Răng sữa đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ
Răng sữa đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ

Chức năng của răng vĩnh viễn

Khi đã phát triển hoàn chỉnh, răng vĩnh viễn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cụ thể là:

  • Đảm nhận chức năng ăn nhai: Răng có nhiệm vụ nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi chúng được đưa vào các cơ quan tiêu hoá bên trong. Trong đó, răng cửa dùng để cắn, răng nanh để xé thức ăn, còn răng hàm nhỏ và hàm lớn có mặt nhai lớn, diện tích tiếp xúc lớn với răng đối diện nên được dùng để nghiền nát thức ăn.
  • Hỗ trợ phát âm: Một hàm răng đều và đầy đủ sẽ giúp cho quá trình phát âm được rõ chữ hơn. Trong khi phát âm, chúng ta cần phối hợp nhịp nhàng giữa lưỡi, răng, môi, miệng để âm phát ra được chính xác. Người lớn khi mất răng cửa sẽ khó nói đúng giọng chuẩn, nhất là các âm chứa “ch” và “s”.
  • Nâng cao tính thẩm mỹ: Một hàm răng đều đẹp, đầy đặn, trắng sáng sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp của khuôn mặt, mang đến nụ cười rạng rỡ, tự tin.

Mẹ nuôi con nên biết: Cách Vệ Sinh Răng Miệng Cho Bé 1 Tuổi An Toàn Và Hiệu Quả Nhất

Các bệnh lý về răng thường gặp

Răng nếu không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách vẫn có thể đứng trước nguy cơ gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng. Phổ biến như:

  • Sâu răng: Là các tổn thương do mất đi các tổ chức cứng của răng khi thức ăn bám lại, khiến cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết qua sự thay đổi màu sắc, các lỗ hổng trên bề mặt hoặc thân răng.
  • Viêm tủy răng: Gây ra các cơn đau thoáng qua, đau dữ dội hoặc không đau, nhưng bệnh sẽ tiến triển âm ỉ và chỉ biểu hiện khi đã đến giai đoạn viêm cấp thấp hay sưng vùng chân răng.
  • Viêm nướu: Đây là dạng nhẹ của viêm nha chu, do cao răng, mảng bám gây nên các kích ứng, sưng nề, mẩn đỏ, chảy máu, hơi thở có mùi…
  • Viêm nha chu: Thường do cao răng xuất hiện lâu ngày mà không được kiểm soát. Bệnh đi kèm với các túi lợi sâu, tích tụ vi khuẩn, mảng bám, co túi nướu, răng lung lay, gây tiêu xương quanh răng…
  • Nứt, gãy răng: Răng có thể vỡ đột ngột và đau ngay lập tức hay nứt không có triệu chứng và nặng dần. Khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ê buốt khi nhai, uống nước lạnh, cơ đau có thể xuất hiện bất ngờ và dữ dội.
Nếu không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách vẫn có thể đứng trước nguy cơ gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng
Nếu không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách vẫn có thể đứng trước nguy cơ gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng
  • Biến chứng do răng khôn: Khi không đủ chỗ trên cung hàm, răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm, đâm vào các răng bên cạnh, lợi trùm… Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm quanh thân răng, tiêu xương, lệch hàm, sâu răng số 7….
  • Sứt mẻ răng: Bị khi răng bị tác động mạnh từ bên ngoài, tật nghiến răng, ăn đồ ăn quá cứng hoặc quá nóng, quá lạnh. Nếu nhẹ thì không ảnh hưởng gì nhiều nhưng mẻ nặng sẽ gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
  • Mất răng: Thường xảy ra ở người lớn tuổi, gây khó khăn trong việc ăn nhai, khiến các răng khác di chuyển, sai lệch khớp cắn, tiêu xương, mất thẩm mỹ…
  • Đau quai hàm: Gây ra các cơn đau quanh vùng hàm, mặt, tai hoặc cổ, khiến khó khăn, đau nhức khi nói, há miệng hay ăn nhai.

Làm sao để chăm sóc răng đúng cách, đúng khoa học

Chìa khoá vàng để có hàm răng chắc khỏe, nụ cười rạng rỡ đó chính là biết cách chăm sóc răng đúng cách và đúng khoa học. Không chỉ trẻ nhỏ bị sún răng, mà ngay cả người trưởng thành cũng có thể gặp phải rất nhiều vấn đề về răng miệng. Do vậy, đừng bao giờ bỏ qua những lưu ý sau đây:

  1. Tạo thói quen chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần (đặc biệt là sau các bữa ăn) với kem đánh răng có chứa chất fluoride để loại bỏ các mảng bám, màng dính trên răng.
  2. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng khăn vải mềm thấm nước sạch để vệ sinh răng, nướu cho con. Trẻ từ 1 – 2 tuổi nên tập thói quen chải răng bằng bàn chải lông mềm với nước, chưa cần dùng kem đánh răng. Trẻ trên 2 tuổi chỉ nên dùng một lượng kem vừa đủ.

    Tạo thói quen chăm sóc vệ sinh khoang miệng cho trẻ nhỏ
    Tạo thói quen chăm sóc vệ sinh khoang miệng cho trẻ nhỏ

  3. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa dính lại ở kẽ răng và viền nướu, quanh chân răng, để ngăn việc hình thành mảng bám. Ngoài ra nên kết hợp với nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối loãng để làm sạch chuyên sâu.
  4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp các mô nướu và răng có đủ dưỡng chất, khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, chất xơ, các loại thực phẩm giàu vitamin, canxi,… Đồng thời ưu tiên cho các cách chế biến mềm như cháo, súp, hầm, luộc,… để không tác động mạnh lên răng.
  5. Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tinh bột như: Kẹo ngọt, bánh mì, bánh ngọt, đồ ăn vặt,… Mặt khác hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ hộp, các món quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay,… Bởi chúng đều có thể gây hại tới sức khỏe răng miệng.
  6. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ ngậm bình sữa khi ngủ bởi có thể khiến vi khuẩn tích tụ thời gian dài trong khoang miệng, gây sâu, sún răng. Tốt nhất, khi trẻ đủ lớn nên cho tráng lại miệng với nước lọc sau khi ăn hoặc uống.
  7. Nên thăm khám răng định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng chuyên sâu. Đồng thời sớm phát hiện ra các nguy cơ về răng miệng để có phương án điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về răng mà bạn nên cần biết. Hiểu rõ về răng miệng cũng như biết cách chăm sóc phù hợp sẽ giúp chúng ta có được hàm răng chắc khỏe, đều đẹp, nụ cười rạng rỡ, tự tin. Hy vọng nội dung mà bài viết chia sẻ thật sự hữu ích với các bạn, cảm ơn đã theo dõi.

Tham khảo:

  • Nướu răng là gì? Giải đáp các thắc mắc liên quan đến nướu răng
  • Răng cấm và tất cả các vấn đề quan trọng liên quan đến răng cấm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo