Nhổ Răng Nhưng Không Trồng Lại Có Sao Không?

Nhổ răng không trồng lại có sao không là thắc mắc của không ít người hiện nay. Răng được xem là bộ phận duy nhất không thể phục hồi sau khi mất đi và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu thụ thực phẩm của con người. Nếu bạn đọc cũng có cùng một mối bận tâm như trên hãy cùng tìm hiểu với bài viết sau đây.

Nhổ răng không trồng lại có sao không?

Hàm răng của con người có tổng cộng 32 chiếc, được chia thành các nhóm như răng cửa, răng nanh, răng cối,… Mỗi chiếc răng lại đóng một vai trò khác nhau trong việc ăn uống, ví dụ như cắn, xé, nghiền nát rồi đưa thực phẩm xuống dưới dạ dày. Chính vì đảm nhận nhiệm vụ quan trọng như vậy nên không ít người băn khoăn về vấn đề nhổ răng không trồng lại có sao không?

Nhổ răng không trồng lại có sao không là vấn đề được quan tâm hiện nay
Nhổ răng không trồng lại có sao không là vấn đề được quan tâm hiện nay

Theo các chuyên gia, nếu bị mất răng, nhổ răng nhưng sau đó không trồng lại có thể dẫn đến những hậu quả sau đây:

Khả năng nhai giảm sút

Có thể dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng đầu tiên của việc nhổ răng không trồng lại chính là suy giảm khả năng nhai của hàm. Trong trường hợp bạn bị mất răng cửa, răng nanh, việc cắn, xé nhỏ thức ăn sẽ không còn hiệu quả như trước. Còn đối với những trường hợp mất đi răng cối, lực sử dụng để nghiền nát thực phẩm sẽ giảm đi đáng kể.

Điều này về lâu dài còn kéo theo một số tình trạng rối loạn tiêu hóa do thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày không được phân nhỏ kỹ lưỡng. Bạn rất dễ mắc phải các bệnh như đau dạ dày, khó tiêu, chướng bụng đầy hơi,…

Thoái hóa xương hàm

Bên cạnh khả năng nhai, nhổ răng không trồng lại còn làm tăng nguy cơ thoái hóa xương hàm. Xương hàm liên kết trực tiếp với chân răng và được phát triển dựa theo lực kích thích trong quá trình bạn nhai thức ăn hàng ngày. Do đó, việc mất đi một hay nhiều chiếc răng khiến lực tác động đến xương và cơ hàm giảm dần, kéo theo đó là sự tiêu biến, thoái hóa của những bộ phận này.

Không nên bỏ lỡ: Trồng Răng Có Được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Nhiều người bị tiêu xương hàm do mất răng thời gian dài
Nhiều người bị tiêu xương hàm do mất răng thời gian dài

Việc xương hàm vị thoái hóa còn kéo theo những hệ lụy sau đây:

  • Lão hóa sớm: Khi phần cơ và xương của hàm dần tiêu biến, những mô mềm được nâng đỡ bởi chúng cũng gặp phải tình trạng chảy xệ, thoái hóa sớm. Điều này thường khiến bạn trông già hơn, hai má hóp vào.
  • Răng xô lệch: Các răng vốn luôn nằm sát gần nhau và cố định tại một vị trí. Tuy nhiên, việc mất răng và tiêu xương hàm có thể khiến những chiếc răng còn lại di chuyển xô lệch, làm việc nhai thức ăn càng trở nên khó khăn hơn.

Dễ mắc các bệnh răng miệng

Việc mất răng để lại khoảng trống trên khung hàm nên nếu bạn không chú ý trong quá trình chải răng sẽ khiến phần nướu lợi bị tổn thương, trầy xước hoặc chảy máu. Không những vậy, khoảng trống này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các mảnh vụ thức ăn bám vào, lâu dần trở thành vôi cao răng. Bạn cũng có thể dễ dàng mắc phải các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm lợi, nha chu,…

Tình thẩm mỹ bị ảnh hưởng

Đối với những người mất răng hàm hoặc những răng nằm sâu bên trong có thể không cảm nhận được sự ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Điều này trái ngược hẳn với những trường hợp nhổ răng cửa vì răng cửa vốn nằm ngay ở bên ngoài và được nhìn thấy dễ dàng khi nói hay cười to.

Xem thêm: Trồng Răng Giả Vĩnh Viễn Là Gì? Chi Phí Thực Hiện Và Lưu Ý Cần Biết

Nhổ răng không trồng lại gây mất thẩm mỹ khi cười nói
Nhổ răng không trồng lại gây mất thẩm mỹ khi cười nói

Việc khiếm khuyết răng cửa có thể khiến bạn ngại trò chuyện với người đối diện hoặc không dám cười tươi khi tham gia các buổi gặp mặt, liên hoan. Thậm chí về lâu dài, điều này gây ra sự tự ti trong vấn đề giao tiếp.

Phương pháp trồng lại răng phổ biến

Bên cạnh vấn đề không trồng răng có sao không, nhiều người còn thắc mắc về việc hiện nay có bao nhiêu phương pháp phục hình răng. Theo các chuyên gia, ba phương pháp phổ biến nhất là:

  • Hàm giả tháo lắp: Hàm tháo lắp được thiết kế gồm có hàm khung và răng giả làm bằng sứ hoặc nhựa dẻo. Do là dung cụ không cố định nên bạn có thể tháo ra lắp vào khi cần thiết, ví dụ như vệ sinh hàng ngày. Hàm tháo lắp có chi phí rẻ tuy nhiên tuổi thọ không được lâu cũng như không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm.
  • Cầu răng sứ: Để lắp đặt cầu răng sứ, bạn sẽ cần mài nhỏ hai chiếc răng ở bên cạnh răng đã mất. Hai răng được mài sẽ trở thành chân trụ cho cầu sứ được lắp đặt để thay thế cho răng bị mất. Về cơ bản, phương pháp này cũng không ngăn được tình trạng thoái hóa xương hàm. Ngoài ra, cầu răng sứ còn ảnh hưởng đến răng lân cận nên không có độ bền cao.
  • Cấy ghép implant: Với implant, bác sĩ sẽ trồng 1 trụ titan để thay cho chân răng đã mất. Sau đó, họ lắp đặt lên phía trên khớp nối abutment và răng sứ để tăng tính thẩm mỹ sau cùng. Cấy ghép implant khắc phục được nhược điểm thoái hóa xương hàm của các phương pháp trên nên thường có giá thành khá đắt đỏ, từ vài chục đến hơn 100 triệu VNĐ tùy loại.

Hy vọng với những thông tin đề cập trong bài viết, bạn đọc đã có được đáp án cho vấn đề “Nhổ răng không trồng lại có sao không?”. Việc phục hình răng đã mất không chỉ giúp nâng cao thẩm mỹ, cải thiện chức năng nhai mà còn hạn chế tối đa các nguy cơ tác động xấu do việc tiêu biến xương hàm gây ra.

Tìm hiểu ngay: Trồng Răng Vàng: Quy Trình Thực Hiện, Chi Phí Và Lưu Ý Quan Trọng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo