Hôi Miệng Nặng Nên Chữa Bằng Cách Nào Để Khỏi Hoàn Toàn?

Hôi miệng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến trường hợp bị hôi miệng nặng. Khi đó việc điều trị mất nhiều thời gian và gặp khó khăn hơn. Đặc biệt, tình trạng này còn làm cho người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng hôi miệng nặng

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 60% dân số gặp vấn đề hơi thở có mùi hôi, trong đó có đến 20% người mắc chứng hôi miệng nặng mùi. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào.Tuy không gây đau đớn hay nguy hiểm cho sức khỏe nhưng hôi miệng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.

Người bị hôi miệng thường có xu hướng tự ti, mặc cảm với những người xung quanh. Ngoài ra, tình trạng hôi miệng nặng còn là dấu hiệu cơ thể đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Để nhận biết cơ thể có mùi hôi khó ngửi hay không người bệnh có thể áp dụng một số cách như sau:

  • Cách 1: Ngồi gần người giám định rồi thở bằng miệng để nhờ xác định hơi thở có mùi hôi hay không.
  • Cách 2: Người bệnh tự cảm nhận bằng cách khum bàn tay, thở vào đó và ngửi hơi thở.
  • Cách 3: Sử dụng chỉ nha khoa sau đó nhờ người giám định hoặc tự ngửi để nhận biết.
  • Cách 4: Khi đánh răng, bạn hãy dùng dụng cụ cạo lưỡi để vệ sinh lưỡi, nếu mảng bám trên đầu cạo lưỡi có màu trắng thì miệng bạn đảm bảo an toàn. Trường hợp đầu cạo lưỡi có màu bạc, màu vàng, màu xám thì cho thấy bạn đã bị hôi miệng.
  • Cách 5: Có thể đến các cơ sở răng hàm mặt và phòng khám nha khoa đo nồng độ hôi miệng bằng Halimeter. Đây là cách nhận biết hôi miệng hiện đại và cho kết quả chính xác nhất.
Người bệnh có thể tự dùng tay để kiểm tra hơi thở của mình
Người bệnh có thể tự dùng tay để kiểm tra hơi thở của mình

Có rất nhiều cách để nhận biết bản thân có thể gặp tình trạng hôi miệng nặng hay không. Tuy nhiên, nhờ người khác giám định là điều rất tế nhị, do đó bạn có thể tự kiểm tra hơi thở hoặc đến cơ sở y tế kiểm tra là cách tốt nhất.

Bị hôi miệng nặng do đâu?

Nguyên nhân hôi miệng nặng thường do cách vệ sinh răng miệng, thói quen ăn uống hoặc một số bệnh lý gây nên. Dưới đây là các nguyên nhân gây hôi miệng nặng thường gặp nhất:

Bệnh lý về răng miệng

Theo khảo sát, có hơn 90% nguyên nhân gây hôi miệng do người bệnh mắc các bệnh lý răng miệng.

  • Viêm nha chu: Viêm nha chu khiến vùng lợi quanh chân răng sưng đỏ và hình thành các túi vi khuẩn giữa lợi và răng. Các túi vi khuẩn này sẽ tạo ra mùi hôi trong miệng ngay cả khi đã vệ sinh răng sạch sẽ.
  • Sâu răng: Khi có lỗ hổng sâu răng sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây ra mùi hôi miệng.
  • Viêm lưỡi: Lưỡi là nơi các mảnh vụn thức ăn dễ bị dính lại tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein gây ra mùi hôi.
  • Khô miệng: Nước bọt có nhiệm vụ làm ẩm, làm sạch khoang miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm và giảm tính acid trong miệng. Nếu bị khô miệng, tính acid trong miệng tăng cao, vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn từ đó gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Ngoài ra, tình trạng hôi miệng còn do bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh ung thư, suy gan, viêm loét dạ dày, tắc nghẽn ruột hoặc các bệnh trao đổi chất khác.

Hôi miệng do thuốc Tây

  • Trong thời gian sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc an thần, thuốc nhóm bệnh thần kinh sẽ làm giảm sản xuất nước bọt, gây khô miệng dẫn đến hôi miệng.
  • Lạm dụng kháng sinh quá mức có thể gây mất vi khuẩn có lợi trong miệng tạo cơ hội cho nấm miệng phát triển và làm cho hơi thở có mùi
  • Bổ sung vitamin với liều lượng lớn cũng có nguy cơ mắc chứng hôi miệng.
Một số thuốc Tây y sau khi sử dụng cũng khiến cho hơi thở có mùi
Một số thuốc Tây y sau khi sử dụng cũng khiến cho hơi thở có mùi

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Không vệ sinh răng sạch sẽ: Nếu không vệ sinh răng thường xuyên, cao răng nhiều tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại trú ngụ và gây mùi hôi.
  • Hút thuốc lá nhiều làm giảm lượng nước bọt và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng từ đó gây ra chứng hôi miệng.
  • Sử dụng các thực phẩm có mùi như tỏi, hành và một số loại gia vị mạnh cũng gây ra mùi hôi miệng. Vì sau khi các thực phẩm này được tiêu hóa và hấp thu, các phân tử có mùi vào máu rồi được bài tiết dần qua phổi và hơi thở.
  • Các loại đồ ăn cứng và khô như khoai tây chiên, đồ ăn vặt, kẹo, sôcôla có thể dính trong các rãnh răng, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, răng bị sâu và kèm theo dấu hiệu hôi miệng.
  • Người mang răng giả hoặc bọc răng sứ không vệ sinh thường xuyên hoặc đúng cách cũng có thể chứa vi khuẩn gây hôi miệng.
  • Người ăn chay hoặc ăn ít carbohydrate cũng có nguy cơ mắc chứng hôi miệng nặng hơn so với người khác.

Hữu ích với bạn: Hôi miệng dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Giải pháp ngăn ngừa mùi hôi miệng

Chứng hôi miệng nặng nếu không được điều trị sẽ khiến người bệnh ngại tiếp xúc với những người khác và luôn thấy mất tự tin về bản thân mình trong giao tiếp. Không chỉ vậy, chứng hôi miệng còn khiến mọi người xung quanh khó chịu và có thể gây ra những phản ứng như né tránh, xa lánh.

Chính vì vậy, ngay từ khi nhận thấy hơi thở của mình có mùi hôi khác thường người bệnh cần có biện pháp điều trị kịp thời. Một số cách trị hôi miệng nặng thường được áp dụng hiện nay gồm:

Cách trị hôi miệng nặng bằng mẹo dân gian

Sử dụng mẹo dân gian cũng có thể giảm mùi hôi miệng, mang đến hơi thở thơm mát, dễ chịu. Tuy nhiên, các mẹo này cần áp dụng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả cao. Trường hợp hôi miệng nặng hơn có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác để nhanh chóng khỏi bệnh.

Súc miệng nước muối

Muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trên răng và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Vì vậy, khi súc miệng nước muối thường xuyên hơi thở sẽ trở lại như bình thường.

Cách dùng: Pha loãng 1 thìa muối với nước để súc miệng rồi nhổ bỏ. Mỗi ngày nên thực hiện 3 – 4 lần, nhất là vào buổi sáng sớm sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Dùng trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol, có khả năng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, sử dụng trà xanh thường xuyên còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây các bệnh nha khoa khác.

Uống nước trà xanh mỗi ngày giúp hơi thở thơm mát hơn
Uống nước trà xanh mỗi ngày giúp hơi thở thơm mát hơn

Cách sử dụng: Lấy 1 nắm lá trà xanh đem rửa sạch rồi đun sôi với nước và ½ thìa cà phê muối. Sau đó sử dụng nước trà để súc miệng vào 2 buổi sáng và tối.

Xem thêm: Hai Loại Thuốc Trị Hôi Miệng Của Mỹ Được Người Dùng Ưa Chuộng

Dùng gừng tươi

Trong gừng có  zingiberen, tinh dầu, curcumen, các hợp chất ancol geraniol, borneol, linalol, zingeron,… Các hoạt chất này có công dụng giảm sưng viêm, đau nhức cũng như mùi hôi miệng. Chính vì vậy, trong dân gian lưu truyền mẹo sử dụng gừng chữa bệnh hôi miệng nặng như sau:

  • Cách 1: Rửa sạch gừng, sau đó thái thành lát mỏng rồi đem đi hãm với nước sôi. Dùng trà gừng để uống vào 2 buổi sáng và tối. Khi sử dụng thường xuyên không chỉ giúp chấm dứt tình trạng hôi miệng mà còn rất có lợi cho tiêu hóa.
  • Cách 2: Lấy một miếng gừng nhỏ, rửa sạch, giã nát rồi ngậm trong miệng khoảng 5 – 7 phút. Sau khi ngậm mùi hôi trong miệng sẽ được cải thiện đáng kể. Cách ngậm gừng trực tiếp có thể mang đến cảm giác cay, khó chịu do đó người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện.

Chữa hôi miệng nặng bằng Đông y

Ngoài mẹo dân gian, khi kiên trì dùng thuốc Đông y cũng có tác dụng điều trị chứng hôi miệng nặng. Người bệnh có thể áp dụng một trong 2 bài thuốc cực kỳ hiệu quả dưới đây:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: Cam thảo 90g, Tế tân 50g, Quế tâm 45g, Xuyên khung 40g, Đinh hương 8g và mật ong với lượng vừa đủ.

Cách dùng:

  • Đem tất cả các dược liệu phơi khô rồi tán thành bột mịn.
  • Sau đó cho mật ong vào rồi vo thành viên khoảng 5g và cất vào lọ thủy tinh để dùng dần.
  • Trước khi đi ngủ người bệnh lấy 1 viên thuốc nhai và nuốt sẽ có hiệu quả giảm hôi miệng nặng nhanh chóng.
Có thể sử dụng bài thuốc Đông y dạng uống hoặc bôi để trị bệnh hôi miệng nặng
Có thể sử dụng bài thuốc Đông y dạng uống hoặc bôi để trị bệnh hôi miệng nặng

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Sơn thù, hoài sơn mỗi loại 15g; hoàng bá, tri mẫu, huyền sâm mỗi loại 12g; đan bì, trạch tả, bạch linh, bạch thược mỗi loại 10g, và thục địa 30g.

Cách dùng: Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, sau đó sắc cùng với 500ml nước để uống 3 lần/ngày. Kiên trì dùng thuốc sau khoảng 1 tuần các triệu chứng hôi miệng giảm dần và không tái lại nữa.

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là trị bệnh an toàn, giúp cải thiện triệu chứng từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, thành phần thuốc chủ yếu là thảo dược tự nhiên nên cần thời gian hấp thu thuốc lâu hơn.

Chữa hôi miệng nặng bằng phương pháp Y tế

Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nha khoa, người bệnh cần đo hơi thở để xác định tình trạng hôi miệng. Sau đó bác sĩ tiến hành thăm khám và làm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp điều trị riêng cho từng trường hợp.

Một số cách điều trị bệnh hôi miệng nặng bằng Tây y thường được áp dụng gồm:

  • Trường hợp hôi miệng do mảng bám trên răng: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và làm sạch khoang miệng để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.
  • Nếu do bệnh sâu răng: Tùy theo mức độ sâu mà bác sĩ thực hiện điều trị bằng cách trám răng, bọc răng sứ, thay răng giả,…
  • Nếu do bệnh viêm nha chu: Bác sĩ tiến hành loại bỏ ổ viêm và làm sạch khoang miệng để phòng ngừa vi khuẩn có hại lây lan sang vị trí xung quanh.
  • Ngoài ra, khi hôi miệng do các bệnh lý viêm họng, viêm xoang, dạ dày,… thì người bệnh cần thăm khám và điều trị chuyên khoa. Vì các trường hợp này phải điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh mới trị khỏi chứng hôi miệng.
Người bệnh có thể dến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị bệnh
Người bệnh có thể dến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị bệnh

Bên cạnh đó, khi bị hôi miệng người bệnh có thể dùng một số thuốc của Nhật, Mỹ, Úc, Nga, Tây Ban Nha,… Các loại thuốc này có bán nhiều trên thị trường và có hiệu quả giảm mùi hôi khá tốt. Có thể kể đến một số loại như: Breath Pearls, Detoxic, Gingival, Nuskin AP24, Propolinse,…

Một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng

Bên cạnh việc áp dụng các cách điều trị, người bị hôi miệng nặng nên phòng ngừa bệnh bằng cách:

  • Vệ sinh răng hàng ngày: Nên sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện chải lưỡi để loại sạch mảng bám thức ăn làm phát sinh vi khuẩn gây hôi miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng là cách loại bỏ mảng bám trong kẽ răng hiệu quả nhất.
  • Làm sạch răng giả và dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đeo răng giả hoặc niềng răng nên vệ sinh thường xuyên và đúng cách để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh lý răng miệng.
  • Tránh để khô miệng: Cách giúp tiết nước bọt thường xuyên nhất là uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt. Trường hợp bị khô miệng mãn tính, nên đến nha sĩ thăm khám để được chỉ dẫn cách khắc phục.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, nước ngọt, rượu cũng dễ làm cho hơi thở của bạn có mùi hôi.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây hôi miệng như hành tây, tỏi, đồ ngọt,… Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ ăn chứa vitamin C, D,…
  • Thăm khám nha khoa: Bạn nên đến cơ sở nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị bệnh nha khoa kịp thời.

Hôi miệng nặng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống. Chính vì vậy, người bệnh nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và có giải pháp điều trị ngay từ khi mùi hôi xuất hiện.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo