Fluor Là Gì? Tác Dụng Và Cách Bổ Sung Đúng Cho Răng

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Fluor là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng, cần thiết với cơ thể, đặc biệt là hàm răng. Chúng thường có sẵn trong men răng và mang đến nhiều công dụng.

  • Fluor có khả năng củng cố sự chắc khỏe của men răng, hạn chế tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống, giảm sản xuất axit trong miệng, ngăn ngừa mòn men răng, tái khoáng lỗ sâu răng, phục hồi răng sâu hay răng bị tổn thương cấu trúc bên ngoài, ngăn ngừa hình thành mảng bám và các bệnh lý răng miệng [1].
  • Để bổ sung Fluor cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh răng miệng có chứa thành phần này, bổ sung thông qua viên uống hoặc các thực phẩm dung nạp hàng ngày [2].
  • Phụ huynh cần chú ý đến những biện pháp bảo vệ răng cho trẻ nhỏ bằng Fluor đúng cách.
  • Việc lạm dụng thành phần này có thể gây ra nhiều tác hại như tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, rối loạn chuyển hóa, làm tổn thương răng [3].

Fluor được đánh giá là khoáng chất thiết yếu có tác dụng lớn trong việc hình thành men răng. Một số nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả đặc biệt của nó trong phòng ngừa, điều trị sâu răng. Vậy thực tế fluor là gì và tác dụng ra sao, bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin chi tiết. 

Tư vấn chi tiết fluor là gì?

Fluor là chất gì là câu hỏi được nhắc đến nhiều thời gian gần đây. Thực chất fluor là một trong số các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng và cần thiết với cơ thể, đặc biệt hơn là sức khỏe răng miệng. Khoáng chất này cũng tồn tại trong tự nhiên ở đất, nước, thực vật hay động vật, bên cạnh đó chúng cũng có mặt trong không khí.

Với sức khỏe răng miệng, đây là một khoáng chất cực kỳ cần thiết giúp duy trì, tăng cường sự chắc khỏe của răng. Fluor cũng được nghiên cứu và đã chứng minh hiệu quả trong việc phòng ngừa cũng như điều trị các bệnh lý nha khoa, bao gồm sâu răng, viêm nướu và ê buốt răng.

Fluor là nguyên tố vi lượng quan trọng đối với răng
Fluor là nguyên tố vi lượng quan trọng đối với răng

Tổng hợp các tác dụng của fluor trong điều trị sâu răng

Chất fluor là gì, chúng có những tác dụng nào với sức khỏe răng miệng là câu hỏi các chuyên gia thường xuyên nhận được. Thực tế những công trình nghiên cứu thời gian gần đây đã chứng minh công dụng cực kỳ đặc biệt của thành phần này trong việc phòng và chữa sâu răng.

Củng cố sự chắc khỏe của men răng

Trong cấu tạo của răng, men răng là lớp ngoài cùng, có nhiệm vụ bảo vệ ngà răng và tủy răng. Chúng được kết cấu cứng chắc với sự tham gia của hàm lượng khoáng chất cao. Tuy vậy men răng vẫn có thể bị bào mòn nếu như không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.

Nghiên cứu đã chỉ ra fluor chính là khoáng chất cực kỳ cần thiết ở quá trình tái khoáng men răng, đồng thời giúp tăng cường sự chắc khỏe cho lớp men này. Fluor có thể kết hợp với hydroxyd apatite để chuyển hóa thành fluoroapatit. Nhờ đó đảm bảo kết cấu rắn chắc, ít khi bị hòa tan và tác động bởi lượng axit bài tiết từ quá trình ăn uống hàng ngày.

Như vậy sự tham gia của fluor giúp bảo vệ cấu trúc của răng đồng thời hạn chế tình trạng ê buốt, đau nhức. Dù có rất nhiều tác dụng tốt với cấu tạo chung của men răng, tuy nhiên nếu như bạn bổ sung lượng fluor quá nhiều có thể dẫn tới xáo trộn hình thành men răng.

Vậy tác hại khi thừa fluor là gì? Khi lượng fluor bị thừa rất nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra, thậm chí gây hại cho men răng của bạn. Việc bổ sung khoáng chất cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hiệu quả đồng thời hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

CLICK XEM NGAY: Quá Trình Sâu Răng Trải Qua Mấy Giai Đoạn? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thành phần này giúp bảo vệ răng chắc khỏe
Thành phần này giúp bảo vệ răng chắc khỏe

Tái khoáng lỗ sâu răng

Bác sĩ nha khoa cho biết liệu pháp từ khoáng chất fluor là một trong số các phương pháp điều trị sâu răng phổ biến hiện nay. Bên cạnh tác dụng củng cố sự chắc khỏe cho men răng, fluor sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái khoáng, nhờ đó giúp chữa lành những lỗ sâu răng li ti.

Quá trình này được diễn ra khi thành phần tái lắng đọng các ion canxi cùng với phosphate ở trên bề mặt của răng. Kết hợp của ion canxi và phosphate sẽ tạo ra cấu trúc tinh thể men có độ cứng, cực kỳ ít khi bị hòa tan bởi thành phần axit. Nhờ vậy những lỗ sâu nhỏ li ti ở trên bề mặt răng sẽ được tái tạo một cách hiệu quả.

Các lỗ sâu li ti sẽ xuất hiện trong giai đoạn đầu của quá trình sâu răng, chúng khó nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm, sự tấn công và hoạt động của vi khuẩn sẽ khiến mô cứng của răng bị hòa tan dẫn tới việc lỗ sâu bị mở rộng về kích thước.

Nếu như được thăm khám, phát hiện, bổ sung fluor sớm bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn sâu răng phát triển. Do đó lời khuyên cho bạn là hãy thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trong sức khỏe răng miệng và có biện pháp điều trị kịp thời.

Giảm sản sinh axit

Axit là một tác nhân có thể gây hòa tan mô cứng, làm ảnh hưởng tới ngà răng và men răng. Fluor nếu được bổ sung đúng cách và thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn sự sản xuất axit, bảo vệ độ cứng chắc của răng.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc tăng sinh axit trong khoang miệng là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề nha khoa. Trong đó có thể kể tới các bệnh lý như hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu lợi và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Thành phần này có thể giảm sản sinh axit ở răng
Thành phần này có thể giảm sản sinh axit ở răng

Flour giúp giảm hình thành mảng bám

Mảng bám răng thường có màu trắng ngà, hình thành sau các bữa ăn. Mảng bám có thể được làm sạch nhờ quá trình vệ sinh răng miệng với bàn chải, chỉ nha khoa và nước súc miệng. Tuy vậy nếu như không được loại bỏ sớm, chúng có thể biến thành cao răng bám trên các bề mặt của răng.

Cao răng tích tụ là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây ra bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng. Hình thái cao răng có kết cấu cứng chắc nên không thể làm sạch thông qua việc chải răng thông thường.

Nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung khoáng chất fluor sẽ giúp ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans, yếu tố chính gây ra sự hình thành mảng bám. Nhờ vậy khoáng chất fluor sẽ giúp ngăn chặn ngay từ đầu việc hình thành các mảng bám trên bề mặt răng, giảm sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Như đã nói ở trên, fluor có tác dụng củng cố sự cứng chắc cho men răng, ngăn ngừa hoạt động sản sinh axit, sự hình thành mảng bám, thúc đẩy quá trình tái khoáng. Đây đều là những tác dụng giúp làm giảm nguy cơ hình thành sâu răng.

Tác động của khoáng chất này trong việc ngăn ngừa sâu răng đã được chứng minh trong các công trình nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Chuyên gia đánh giá việc bổ sung fluor có thể giúp giảm từ 20 đến 40% nguy cơ sâu răng. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý thêm rằng đây không phải là giải pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả hoàn toàn.

Để phòng ngừa tình trạng sâu răng một cách tốt nhất bạn cần kết hợp bổ sung khoáng chất này kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên. Ngoài ra bạn cũng cần phải giảm hàm lượng đường trong các bữa ăn hàng ngày.

XEM THÊM: Sâu Răng Nhẹ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị DỨT ĐIỂM

Thiếu fluor có thể gây sâu răng
Thiếu fluor có thể gây sâu răng

Cách bổ sung fluor giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng

Thông qua những thông tin cung cấp ở trên, có lẽ bạn đọc đã phần nào hiểu được fluor là gì. Vậy để bổ sung khoáng chất này cũng như củng cố sức khỏe răng miệng cần làm thế nào. Nghiên cứu đã chỉ ra khoáng chất fluor có tồn tại trong môi trường tự nhiên, vì thế để tăng cường thành phần này bạn có thể áp dụng các cách sau:

Sử dụng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc răng miệng có chứa fluor

Bổ sung fluor qua các sản phẩm chăm sóc răng miệng là phương pháp phổ biến nhất ngày nay. Khoáng chất có mặt trong các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng. Hàm lượng fluor cũng được điều chỉnh để có nồng độ thích hợp, giúp ngăn chặn sâu răng và thúc đẩy khả năng tái khoáng men răng.

Khi sử dụng các sản phẩm này bạn cần chú ý lựa chọn hàm lượng phù hợp với đúng độ tuổi. Bởi lẽ các sản phẩm dành cho người lớn thường có chứa hàm lượng fluor cao hơn so với trẻ nhỏ.

Bổ sung fluor từ thực phẩm và nước uống

Bạn hoàn toàn có thể bổ sung các khoáng chất fluor thông qua thực phẩm và nước uống. Cụ thể một số loại nước lọc có chứa lượng khoáng chất fluor nhất định, bạn nên tham khảo sử dụng.

Ngoài ra việc sử dụng thực phẩm có chứa hàm lượng fluor cũng được nhiều người áp dụng. Vậy fluor có trong thực phẩm nào? Dưới đây là tổng hợp một số thực phẩm giàu khoáng chất này

  • Khoai tây: Loại củ cung cấp khoảng 0.14 miligam fluor, bạn có thể chế biến khoai tây thành nhiều món ăn hấp dẫn hàng ngày, ví dụ như hấp, nấu canh, chiên hoặc làm súp. Tuy nhiên món khoai tây chiên thường được khuyến cáo nên ít sử dụng để tránh nguy hại cho sức khỏe người dùng.
  • Rau củ quả: Các loại rau xanh và củ quả như súp lơ, cà chua, cà rốt, dưa chuột là nguồn cung cấp fluor dồi dào.
  • Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua, hàu có chứa vi chất fluor nhờ hàm lượng fluor có sẵn trong nước. Bên cạnh đó chúng cũng khá giàu hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
  • Rượu vang trắng: Trong rượu vang trắng thường có chứa 0.06 miligam fluor, do vậy nếu mỗi ngày sử dụng 1 ly vang trắng cũng là cách để bổ sung thêm hàm lượng fluor.
Bổ sung fluor thông qua các thực phẩm như khoai tây
Bổ sung fluor thông qua các thực phẩm như khoai tây

Bổ sung fluor thông qua viên uống

Bạn có thể bổ sung khoáng chất nầy thông qua các sản phẩm viên uống hoặc giọt uống. Tuy nhiên đây là cách ít được chỉ định do nguy cơ rủi ro cao. Chuyên gia cảnh báo nếu bổ sung fluor bằng viên uống mà không được chỉ định, hướng dẫn của y tế có thể gây nhiễm độc cấp hoặc mãn tính.

Vì thế chỉ có những đối tượng thiếu hụt fluor nghiêm trọng và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định mới nên áp dụng phương pháp này. Ngoài ra, không được kết hợp sử dụng viên uống và giọt uống. Bổ sung dưỡng chất quá mức sẽ gây tổn thương men răng cùng với các cơ quan nội tạng của cơ thể.

Thông tin hữu ích: Tủy răng và tầm quan trọng của tủy với sức khỏe con người

Phương pháp bảo vệ răng bằng fluor cho trẻ em

Bên cạnh thắc mắc fluor là gì, các phương pháp bảo vệ răng bằng fluor cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 8 tuổi có nguy cơ sâu răng cao nếu như không có biện pháp bảo vệ. Với đối tượng nảy, fluor thường được hấp thụ thông qua sữa, nước uống để từ từ ngấm vào men răng.

Từ 8 tuổi trở đi trẻ có thể sử dụng nước súc răng hoặc kem đánh răng chứa khoáng chất này để chúng ngấm thêm vào men răng.

Fluor có khả năng ngấm vào men răng tốt nhất từ 7 tới 15 tuổi. Hiện nay hầu hết các loại kem đánh răng đang lưu hành trên thị trường đều được bổ sung thành phần fluor. Kem đánh răng có chứa khoáng chất này nên được sử dụng tối thiểu mỗi ngày 2 lần.

Ngoài ra chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên súc miệng bằng nước có chứa fluor tối thiểu mỗi tuần một lần. Người súc miệng nên ngậm dung dịch trong thời gian từ 2 – 3 phút để khoáng chất thẩm thấu và ngấm vào răng. Sau đó tránh ăn uống khoảng nửa giờ đồng hồ để đảm bảo tác dụng của fluor cho răng.

Nên súc miệng bằng nước có chứa fluor tối thiểu mỗi tuần một lần
Nên súc miệng bằng nước có chứa fluor tối thiểu mỗi tuần một lần

Nguy cơ khi lạm dụng fluor

Ngoài băn khoăn fluor là gì, nhiều người lo lắng nguy cơ khi lạm dụng sử dụng khoáng chất này. Chuyên gia cảnh báo việc bổ sung fluor không đúng cách có thể dẫn tới tình trạng dư thừa, nguy cơ xảy ra nhiều rủi ro, chi tiết như sau:

  • Rối loạn trong chuyển hóa canxi và phốt pho, từ đó gia tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương.
  • Hợp chất fluor dư dẫn tới ức chế hoạt động tuyến giáp, hệ quả là gây ra nhiều vấn đề bất về sức khỏe.
  • Dư thừa fluor gây rối loạn chuyển hóa glucid và lipid.
  • Fluor dư thừa khiến xuất hiện các vết màu trắng, hơi vàng ở men răng. Theo thời gian các vết này có thể chuyển sang vàng sẫm và rãnh bờ răng bị ăn mòn, làm tổn thương răng.
  • Nhiều người thắc mắc nhiễm fluor là gì? Chuyên gia lý giải đây là một trong những hệ quả của việc lạm dụng hoạt chất này. Tình trạng này có thể gây biến dạng, thậm chí là gãy xương.

Trên đây là toàn bộ những thông tin lý giải fluor là gì, tác dụng và những nguy hại nếu lạm dụng khoáng chất này. Vì thế bạn nên xin tư vấn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định bổ sung fluor. Việc này để đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất đồng thời hạn chế tối đa rủi ro gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dành riêng cho bạn: Nang Răng Là Gì Và Những Điều Cần Biết Về Nang Răng

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo