Giải Đáp Từ Chuyên Gia: Đau Răng Kiêng Ăn Gì? Nên Ăn Gì?
Đau răng kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, những thực phẩm có tính cay, nóng, lạnh hoặc cần dùng nhiều lực để cắn, xé đều có thể làm cơn đau bùng phát . Do vậy, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn trên, đồng thời bổ sung thêm hoa quả và rau sạch cho cơ thể. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn đọc 10 loại thực phẩm nên tránh khi bị đau răng.
Đau răng kiêng ăn gì? – Top 10 loại thực phẩm mà người bệnh cần tránh xa
Đau răng là vấn đề nha khoa phổ biến, xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể trạng và tinh thần. Tình trạng này có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,…
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cơn đau sẽ bùng phát dữ dội khiến bệnh nhân không thể ăn uống hoặc giao tiếp như bình thường. Bên cạnh việc điều trị chuyên sâu, người bệnh cần lên kế hoạch chăm sóc răng miệng thật tốt. Để giảm cơn đau nhức, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, không ăn các loại thực gây hại cho răng, điển hình như:
Đồ ăn nhiều đường
Đồ ngọt là một trong những thủ phạm hàng đầu gây sâu răng ở trẻ nhỏ. Các bé tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ngọt khác nhau như bánh quy, kẹo, bánh kem, socola khiến men răng bị tàn phá nghiêm trọng.
Để giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết, đồ ăn nhiều đường sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Tiếp theo, chúng sẽ phản ứng với nước bọt trong khoang miệng và sản sinh ra axit lactic gây nên nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Ngoài ra, axit lactic còn có khả năng kích thích dây thần kinh bên trong tủy khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội .
Chính vì vậy, để cải thiện cơn đau nhức răng nhanh chóng, bạn bắt buộc phải kiểm soát lượng đồ ngọt tiêu thụ vào cơ thể và vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây sâu răng và viêm tủy.
Đồ cứng
Các loại đồ cứng cũng không được khuyến khích trong giai đoạn bệnh nhân bị đau nhức răng. Bởi khi nhai đồ cứng, bạn sẽ phải cử động cơ hàm nhiều hơn, tạo áp lực lớn lên răng khiến cơn đau bùng phát nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu bệnh nhân ăn các loại đồ cứng chứa nhiều đường, điển hình là kẹo cứng càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
Tinh bột
Bệnh nhân cũng nên kiêng thức ăn chứa nhiều tinh bột để tránh cơn đau nhức tái phát. Thực phẩm này thường gây tích tụ mảng bám trên thân răng, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, phá hủy toàn bộ lớp bảo vệ bên ngoài và làm tổn thương phần tủy răng bên trong.
Khi đó, bạn sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí không thể ăn nhai bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Về lâu dài, nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng, áp xe răng hoặc thối tủy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, một số loại đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột, điển hình như bánh quy còn gây tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt và gây ra mùi hôi khó chịu.
Thịt gà, thịt vịt
Thịt gà, thịt vịt chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân ung thư. Các món ăn chế biến từ thịt gà như cháo gà, canh gà hầm rất phù hợp để tẩm bổ cho người bệnh, giúp họ tái tạo năng lượng và nâng cao sức đề kháng.
Tuy nhiên, chúng lại không được khuyến khích cho những người bị đau răng. Nguyên nhân bởi, thịt gà hay thịt vịt đều có kết cấu dạng sợi dài rất dễ mắc kẹt trong các kẽ răng gây khó khăn cho việc vệ sinh và làm sạch. Từ đó làm phát sinh vi khuẩn gây sâu răng và hình thành các bệnh lý nha khoa nguy hiểm khác.
Do vậy, bạn nên kiêng thịt gà để tránh cơn đau trở nặng. Nếu sử dụng phải lấy chỉ nha khoa loại bỏ tất cả các vụ thức ăn thừa và vệ sinh lại bằng bàn chải cùng kem đánh răng chuyên dụng.
Nước ngọt có ga
Thành phần của nước ngọt có ga chứa hàm lượng đường và acid rất cao. Các chất này gây kích thích dây thần kinh bên trong tủy răng, từ đó làm tăng cảm giác đau nhức. Ngoài ra, việc uống nước ngọt có ga thường xuyên cũng gây tích tụ mảng bám hoặc vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển dẫn đến bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng,…
Kem tươi hoặc đồ lạnh
Cũng giống như bánh quy hoặc kẹo ngọt, kem cũng là loại thực phẩm bạn nên tránh xa trong những ngày bị đau nhức răng. Đây là loại đồ ăn có tính lạnh và chứa hàm lượng đường cao, làm tăng cảm giác ê buốt, đau nhức răng.
Lượng đường có trong kem cũng phản ứng với nước bọt để tạo ra axit phá hủy men răng và ngà răng, giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong tủy răng gây tổn thương hoặc chết tủy. Đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm hoặc men răng yếu, khi ăn kem thường xuất hiện cơn ê buốt, khó chịu, lan cả sang vùng đầu và các cơ quan xung quanh.
Đồ ăn có tính axit
Dưa chua, kim chi, bắp cải muối đều là những món ăn quen thuộc trên mâm cơm của gia đình Việt, bởi chúng tạo cảm giác ngon miệng và đỡ ngán. Tuy nhiên, các loại đồ ăn này chứa hàm lượng axit rất cao gây bào mòn men răng, khiến răng trở nên yếu dần và có nguy cơ gãy rụng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên thực phẩm chứa nhiều axit gây viêm nhiễm, lở loét miệng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây đau nhức, ê buốt răng.
Cà phê nóng
Cà phê nóng là đồ uống yêu thích của đại đa sống người dân Việt Nam. Chúng không chỉ thơm ngon mà còn giúp tái tạo năng lượng, tăng khả năng tập trung, giúp mọi người hoàn thành xuất sắc công việc. Tuy nhiên, cà phê không phải đồ uống tốt cho răng. Bởi nước nóng sẽ kích thích dây thần kinh bên trong tủy làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, thành phần cafein có trong cà phê gây bào mòn men răng, khiến răng bị xỉn màu, ố vàng và tích tụ mảng bám dày đặc.
Trái cây chua
Các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân không nên ăn các loại trái cây chua trong những ngày bị đau răng. Bởi chúng chứa nhiều axit gây hỏng men răng, từ đó khiến răng ê buốt, đau nhức. Thêm vào đó các loại trái cây như cóc, xoài chua, bưởi, mận cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Đồ uống chứa cồn
Bệnh nhân tuyệt đối không nên sử dụng đồ uống có cồn trong những ngày bị đau nhức răng. Bởi chúng chứa nồng độ ethanol cao, gây khô miệng và làm tăng nồng độ axit khiến men răng bị bào mòn. Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng không tốt cho sức khỏe con người, gây mất tập trung, rối loạn tinh thần và ảnh hưởng đến tim mạch.
Đau răng ăn gì tốt?
Bên cạnh những thực phẩm gây hại cho răng, bệnh nhân cũng cần chú ý bổ sung các loại đồ ăn tốt cho sức khỏe răng miệng, điển hình như:
Sữa chua, phô mai
Các sản phẩm từ sữa như sữa hại, sữa bò, phô mai, sữa chua đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp vitamin D, canxi và phosphat giúp củng cố và tái tạo men răng. Ngoài ra, các loại thực phẩm này chứa nhiều casein và lactoferrin – đây là hai loại protein có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Trong những ngày bị đau răng, bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm sữa không đường để bảo vệ răng miệng tốt hơn.
Cháo loãng và món súp từ rau củ
Cháo loãng và các món súp là những món ăn không thể thiếu cho những người bị đau răng. Chúng có kết, cấu, lỏng, mềm nên dễ nuốt, tránh gây áp lực lớn lên răng. Hơn nữa, các món cháo hoặc súp từ rau củ quả cũng tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng sốt cao, nổi hạch do đau răng gây ra. Một số loại cháo thường được dùng cho những bệnh nhân bị đau nhức răng như:
- Cháo cá chép đậu xanh: Với nguyên liệu đơn giản, mềm dễ ăn, cháo đậu xanh là một món ăn quen thuộc hỗ trợ giảm đau nhức răng nhanh chóng.
- Cháo sườn: Đây là món cháo quốc dân mà bất cứ ai cũng từng thử qua một lần trong đời. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý hầm cháo thật mềm. Đồng thời, xay nhuyễn hoặc giã nhỏ thịt sườn để tránh sợi thịt mắc vào kẽ răng.
- Cháo nấm bắp: Một công thức gồm gạo, nấm, bắp và hành ngò tương đối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.
Cá hồi, cá ngừ
Các hồi, cá ngừ chứa nhiều vitamin D, canxi và omega 3 giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Hai loại cá ngày có thịt mềm, dễ nhai và giàu dinh dưỡng nên được khuyến khích sử dụng trong những ngày bị đau răng. Cá hồi còn là thực phẩm tốt cho tim mạch, đặc biệt dầu cá có tác dụng chống viêm cực hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với công dụng chống ung thư đại tràng, ngăn chặn ung thư vú và làm giảm sự lây lan của tế bào ung thư.
Sinh tố
Một ly sinh tố từ trái cây sẽ làm bạn quên đi cơn đau nhức răng. Không chỉ vậy, sinh tố còn là một thức uống tốt cho sức khỏe trong những ngày hè oi bức. Bạn có thể sử dụng bơ, mãng cầu để làm đồ uống yêu thích cho bản thân. Lưu ý không nên cho quá nhiều đường để tránh gây hại cho răng.
Nước ép trái cây
Tương tự như sinh tố, nước ép trái cây cũng là đồ uống không thể bỏ qua trong những ngày cơn đau răng “ghé thăm”. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, táo và tránh những loại hoa quả chứa nhiều axit như cóc, xoài,… Uống nước ép trái cây mỗi ngày cũng giúp da dẻ hồng hào, căng mịn và tránh các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
Cách chăm sóc răng miệng để giảm đau nhức hiệu quả
Bên cạnh thắc mắc đau răng kiêng ăn gì thì việc vệ sinh răng miệng trong những ngày đau nhức cũng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn này răng vô cùng yếu và nhạy cảm, do đó bạn cần chăm sóc một cách cẩn thận, tránh gây bào mòn men răng và làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Cụ thể:
Vệ sinh răng miệng
Trong quá trình vệ sinh răng miệng, bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau:
- Đánh răng với lực nhẹ nhàng theo chiều dọc, đảm bảo không gây áp lực mạnh lên răng hoặc làm tổn thương nướu răng. Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm để tăng hiệu quả làm sạch và tránh tình trạng ê buốt răng.
- Dùng chỉ nha hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn trong kẽ răng giúp quá trình vệ sinh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Bạn có thể kết hợp sử dụng bàn chải điện thay cho bàn chải đánh răng thông thường. Chúng được thiết lập sẵn các chế độ làm sạch giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương các mô mềm xung quanh
- Tuyệt đối không dùng tăm truyền thống để xỉa răng, chúng chỉ làm cơn đau của bạn bùng phát, thậm chí chảy máu chân răng.
- Không quên súc miệng bằng nước muối hằng ngày bởi trong muối chứa hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt nên có thể hỗ trợ làm giảm cơn đau nhức răng nhanh chóng.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Cách Chữa Đau Răng Theo Từng Cấp Độ Bệnh Chi Tiết
Mẹo dân gian
Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm đau nhức răng tạm thời, cụ thể như sau:
- Tỏi: Từ lâu, tỏi đã được biết đến với công dụng chữa đau răng cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể nhai trực tiếp tỏi sống hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên răng, kiên trì thực hiện 2 lần/ngày, liên tục trong vòng 3 ngày cơn đau sẽ giảm rõ rệt.
- Hành tây: Tương tự như tỏi sống, hành tây cũng có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh. Do đó, chúng thường được dùng để trị các cơn đau nhức răng do viêm nướu hoặc viêm nha chu. Các thực hiện tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thái nhỏ lát hành tây, sau đó nhai trực tiếp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần súc miệng lại với nước sạch sau khi thực hiện, bởi hành tây có mùi hăng đặc trưng gây khó chịu khi giao tiếp.
- Trà xanh: Nếu bạn không quen nhai sống hành tây hoặc tỏi thì có thể chuyển qua dùng trà. Các nhà khoa học đã chứng minh trong trà xanh có chứa hoạt chất flavonoid và EGCG có khả năng chống oxy hóa và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Đồng thời chúng còn giúp chống viêm hiệu quả và tăng cường men răng. Trong những ngày bị đau nhức răng, bạn nên thường xuyên uống trà xanh hoặc ăn các món được chế biến từ trà xanh để giảm cơn đau nhức và khử mùi hôi khó chịu.
Đến gặp nha sĩ
Đau nhức răng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Do vậy, để đảm bảo an toàn và giảm nhanh cơn đau, bệnh nhân nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Tại đây, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lên kế hoạch điều trị cụ thể nhằm xử lý triệt để cơn đau.
Nếu bạn bị đau răng nhẹ, không phát sinh bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm và hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà. Ngược lại, trường hợp đau nhức do sâu răng, viêm nha chu, nha sĩ bắt buộc phải điều trị chuyên sâu để ngăn chặn mầm bệnh lây lan dẫn đến nhiễm trùng hoặc áp xe răng.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp chi tiết thắc mắc “đau răng kiêng ăn gì?” và gợi ý một số thực phẩm nên dùng trong những ngày bị đau nhức răng. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn để bổ sung vào thực đơn giảm đau răng của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!