Có Bầu Có Bọc Răng Sứ Được Không? Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Có bầu có bọc răng sứ được không là câu hỏi được rất nhiều thai phụ quan tâm. Bởi phụ nữ khi mang thai, hàm răng cũng sẽ yếu đi, dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Chính vì vậy, nhiều chị em đã tìm đến các phương pháp phục hình răng sứ thẩm mỹ để có thể cải thiện được tình trạng này. Tuy nhiên các chuyên gia lại khuyên bà bầu không nên có bất cứ can thiệp gì vào cơ thể, kể cả với hàm răng. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng tham khảo những thông tin có trong bài viết sau.

Có bầu có bọc răng sứ được không?

Bọc răng sứ là giải pháp giúp phục hình răng thẩm mỹ cho các trường hợp răng bị xỉn màu, ố vàng, sứt mẻ, thậm chí là cả những người bị răng hô, vẩu, khấp khểnh hoặc răng mọc lệch lạc, giúp mang lại cho bạn một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh và nụ cười rạng rỡ. Đây cũng là phương pháp nha khoa đang được ưa chuộng nhất hiện nay bởi độ bền đẹp, chi phí phù hợp và thời gian thực hiện nhanh chóng.

Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện việc bọc răng sứ. Vậy có bầu có bọc răng sứ được không?

Có bầu có bọc răng sứ được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Có bầu có bọc răng sứ được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Các bác sĩ nha khoa cho biết, phụ nữ mang thai nên cố gắng hạn chế để không xảy ra bất cứ can thiệp nào đến cơ thể, kể cả việc bọc răng sứ. Bởi khi tiến hành bọc răng sẽ cần phải sử dụng đến một số loại thuốc gây tê, giảm đau,… điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Nhất là với thời điểm mang thai 3 tháng đầu, việc sử dụng thuốc hay hóa chất có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. 

Còn ở giai đoạn cuối thai kỳ, bụng mẹ đã khá to, thai nhi sẽ gây chèn ép khó chịu cho người mẹ. Trong khi đó, quá trình làm răng sứ đòi hỏi người bệnh phải nằm lâu trên ghế và phải tới tái khám nhiều lần. Điều này ít nhiều sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đồng thời cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của răng sứ.

Mặc dù vậy, phụ nữ mang thai vẫn có thể tiến hành bọc răng sứ, nhưng đòi hỏi bác sĩ nha khoa phải có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời mẹ bầu cũng phải nhận được sự đồng ý của bác sĩ sản khoa mới có thể được phép thực hiện.

TÌM HIỂU: Nhược Điểm Của Việc Bọc Răng Sứ Cần Lưu Ý.

Mẹ bầu vẫn có thể tiến hành bọc răng sứ nhưng cần chú ý an toàn cho thai nhi
Mẹ bầu vẫn có thể tiến hành bọc răng sứ nhưng cần chú ý an toàn cho thai nhi

Cụ thể, thai phụ được phép bọc răng sứ trong thời điểm mang thai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Tại thời điểm này, sức khỏe của thai nhi cũng đã tương đối ổn định. Mẹ bầu cũng không còn cảm giác bị nghén nên những tác động của nha khoa sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mặc dù vậy, các mẹ cũng cần phải hết sức thận trọng. Hãy thường xuyên trao đổi và cung cấp thông tin về sức khỏe của mình cho bác sĩ để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

XEM THÊM: Hậu Quả Bọc Răng Sứ Sai Kỹ Thuật.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi đi bọc răng sứ

Để việc phục hình răng sứ cho mẹ bầu được đảm bảo an toàn, dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm:

Thai phụ cần trao đổi kỹ với các bác sĩ trước khi tiến hành bọc răng sứ
Thai phụ cần trao đổi kỹ với các bác sĩ trước khi tiến hành bọc răng sứ
  • Khi đi khám răng thai phụ cần nói rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình để các bác sĩ biết. Từ đó có thể đưa ra phương pháp điều chỉnh phù hợp, có thể sử dụng thuốc tê, thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến em bé.
  • Thai phụ nhất định phải hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi đi làm răng sứ. Bởi chỉ có bác sĩ sản khoa mới biết chính xác tình trạng sức khỏe của em bé và thai phụ như thế nào để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
  • Nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, đặc biệt bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn nghiệp vụ cao. Phòng khám có máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc điều trị.
  • Một lưu ý quan trọng khác đó là trong quá trình mang thai, bạn cần phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn chặn các bệnh về răng nướu, tránh làm ảnh hưởng đến việc sinh con sau này.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có bầu có bọc răng sứ được không? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Từ đó vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi, vừa sớm sở hữu được một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng như ý.

ĐỌC THÊM:

Dịch vụ

Chất liệu

Quy trình

Câu hỏi thường gặp

Có nên bọc răng sứ không là thắc mắc của nhiều khách hàng vì lo ngại trong quá trình thực hiện sẽ mài nhiều răng thật. Tuy nhiên bác sĩ chỉ mài răng theo đúng tỷ lệ đã tính toán sẵn, hạn chế xâm lấn răng thật [1].

  • Trường hợp có thể bọc răng sứ là: Răng sâu, răng hư vỡ, chết tủy, răng hô hoặc móm nhẹ, răng không đều, răng thưa, hở kẽ hoặc nhiễm màu nặng.
  • Đối tượng không nên bọc răng sứ gồm răng quá nhạy cảm, răng lung lay, răng sâu nặng hoặc sai lệch khớp cắn nghiêm trọng [2].
  • Bọc răng sứ có thể cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng, khôi phục khả năng ăn nhai cho khách hàng [3].

Bọc răng sứ có làm thay đổi khuôn mặt không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Các chuyên gia cho biết phương pháp này hoàn toàn có thể làm thay đổi gương mặt của bạn, tuy nhiên tùy từng trường hợp khác nhau mà sự thay đổi sẽ theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

  • Nếu được thực hiện tại cơ sở uy tín, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại có thể giúp gương mặt trở nên cân đối, hài hòa, cho hàm răng trắng sáng rạng ngời [1].
  • Việc chọn nhầm nha khoa kém chất lượng, bác sĩ thiếu chuyên môn, không tuân thủ đúng quy trình dịch vụ khiến gương mặt bị lệch lạc, sai khớp cắn, không cân đối, thậm chí khách hàng còn gặp nhiều vấn đề răng miệng [2].
  • Khi bọc răng sứ cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và thăm khám đúng lịch hẹn để đảm bảo kết quả nhận được là tốt nhất [3].

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Trên thực tế, tùy từng trường hợp và giai đoạn phát triển mà răng sâu có thể mọc lại hoặc không.

  • Răng hàm bị sâu trước khi thay răng sữa vẫn mọc lại được vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng về sau.
  • Răng hàm bị sâu sau khi thay răng sữa không thể mọc lại, chỉ có thể điều trị sâu và lựa chọn biện pháp phục hình tùy vào mức độ sâu cũng như tình trạng răng miệng của bé [1].
  • Khi trẻ bị sâu răng, phụ huynh có thể xử lý tại nhà bằng mẹo dân gian như dùng mật ong, ngâm nước muối, sử dụng lá trà xanh hoặc điều trị tại nha khoa với các phương pháp như trám răng, nhổ răng, trồng răng giả [2].
  • Chú ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ bằng cách tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, lấy cao răng và thăm khám định kỳ [3].

Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình bằng vật liệu sứ, giúp phục hồi chức năng, cải thiện thẩm mỹ và có độ bền cao [1]. Độ bền còn tùy thuộc vào loại răng sứ mà bạn sử dụng, tay nghề của bác sĩ cũng như tình trạng răng của bạn [2]. Để kéo dài được tuổi thọ của răng sứ bạn nên thăm khám nha sĩ thường xuyên và chăm sóc răng miệng đúng cách [3].

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo