Tìm Hiểu Các Mức Độ Sâu Răng Và Cách Điều Trị Tương Ứng
Các mức độ sâu răng có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn phương pháp và quá trình điều trị răng sâu. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu rõ về các cấp độ sâu răng để có cách xử lý bệnh kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Sâu răng là gì? Các mức độ sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng thông thường có thể gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn tuổi. Tình trạng bệnh do quá trình hình thành, tích tụ các mảng bám lâu ngày trên răng gây ra. Nếu răng miệng không được chăm sóc cẩn thận vi khuẩn và axit trong thức ăn sẽ ăn mòn, phá hủy phần khoáng tạo ra lỗ răng. Qua một thời gian, lỗ răng càng bị ăn sâu vào chạm tới phần tủy gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.
Thông thường, bệnh sâu răng có thể chia thành các mức độ như sau:
Sâu răng nhẹ, sâu men răng
Sâu men răng là mức độ nhẹ nhất trong các mức độ răng sâu. Giai đoạn này trên thân hoặc bề mặt răng xuất hiện các đốm đen, nâu nhỏ li ti. Vi khuẩn chưa thâm nhập sâu vào bên trong nên không gây đau nhức, khó chịu.
Có thể nói giai đoạn đầu tình trạng sâu răng không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy người bệnh khó phát hiện ra, chỉ khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng hơn mới bắt đầu tiến hành thăm khám và điều trị.
Sâu ngà răng
Nếu không phát hiện và điều trị răng sâu ở mức độ nhẹ, vi khuẩn sẽ thâm nhập sâu hơn đến ngà răng. Trong giai đoạn này, ngoài xuất hiện các lỗ nhỏ hơi đen nâu, người bệnh bắt đầu cảm nhận được các cơn tê buốt và đau nhức. Tuy nhiên các cơn đau này không xuất hiện thường xuyên mà chỉ đau gia tăng khi sử dụng thực phẩm nóng hoặc lạnh.
Sâu răng vào tủy
Sâu răng vào tủy là mức độ nghiêm trọng nhất trong các mức độ răng sâu. Nốt sâu trong giai đoạn này phát triển mạnh, bắt đầu lây lan vào khu vực tủy răng. Từ đó gây ra các cơn đau nhức và tê buốt thường xuyên hơn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy răng và gây chết tủy vĩnh viễn.
Sâu Răng Viêm Xoang Có Biểu Hiện Gì? Có Chữa Khỏi Được Không?
Cách điều trị theo các mức độ sâu răng
Mỗi mức độ sâu răng nên áp dụng các cách điều trị riêng giúp mang lại hiệu quả tối đa như sau:
Điều trị sâu răng giai đoạn nhẹ
Trong trường hợp mới sâu răng, chưa hình thành lỗ thì cách chữa sâu răng tốt nhất là dùng thuốc điều trị. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc trị sâu răng, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn, bạn nên sử dụng các loại thuốc có thành phần thảo dược an toàn từ các nhà thuốc uy tín.
Khi răng xuất hiện các vết tròn màu trắng vôi hoặc hơi đen, biện pháp tốt nhất là thực hiện tái khoáng phần bị sâu đó. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng hỗn hợp dung dịch calcium, phosphate và fluorine đổ trực tiếp vào vết sâu. Khi đó, dung dịch có tác dụng thu hẹp và ngăn cho vùng sâu răng không phát triển nữa.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự khắc phục răng sâu giai đoạn đầu bằng một số mẹo dân gian như:
- Sử dụng tỏi: Giã nát tép tỏi lấy nước cốt rồi chấm vào vị trí sâu răng cũng là cách trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên tỏi có mùi nồng, do đó bạn cần súc miệng hoặc đánh răng lại sau khi áp dụng mẹo này.
- Sử dụng kem đánh răng: Đánh răng bằng loại kem có chứa fluorine cũng là cách giúp khắc phục bệnh sâu răng tại nhà hiệu quả.
- Sử dụng chanh: Cách dùng chanh giảm sâu răng đơn giản như sau: Lấy nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi dùng tăm bông chấm dung dịch vào vị trí sâu răng hàm. Áp dụng cách giảm sâu răng này 1 – 2 lần mỗi ngày và trong ít nhất 5 – 7 ngày để có hiệu quả. Chú ý: Bạn không nên lạm dụng cách trị bệnh này vì axit trong nước cốt chanh có tính ăn mòn, gây hại cho men răng
Điều trị sâu răng ngà
Trường hợp sâu đến ngà răng biện pháp khắc phục hiệu quả nhất là trám bít vào lỗ sâu trên răng. Trước khi hàn trám, nha sĩ sẽ thực hiện loại bỏ các mô răng đã bị mủn và nhiễm khuẩn. Sau đó tiến hành phục hồi bù cấu trúc men răng bị tổn thương bằng các chất liệu chuyên dụng.
Các chất liệu thường sử dụng để hàn trám răng hiện nay gồm: Chất liệu sứ, amalgam, composite, kim loại thường, kim loại quý, GIC,… Tùy vào tình trạng răng sâu và điều kiện kinh tế, người bệnh có thể lựa chọn chất liệu phù hợp.
Khi vết sâu lớn hơn nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy răng, mão răng, bệnh nhân có thể khôi phục hình dạng răng bằng biện pháp trám inlay/onlay. Công nghệ trám Inlay thường áp dụng cho trường hợp răng bị tổn thương trên một bề mặt, giúp phục hình nguyên trạng răng. Còn công nghệ trám Onlay được áp dụng với nhiều bề mặt răng cùng lúc.
Giai đoạn sâu răng ngà các cơn đau bắt đầu hình thành. Dù không xuất hiện thường xuyên nhưng tình trạng đau nhức cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Do đó, bệnh nhân có thể giảm đau tại nhà bằng cách đơn giản sau đây:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Đây là cách giảm đau tức thời mà cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên khi lựa chọn thuốc giảm đau người bệnh nên chú ý lựa chọn thuốc kháng viêm không chứa steroid. Bên cạnh đó cần tránh lạm dụng loại thuốc này để không gặp phải các rủi ro không đáng có.
- Áp dụng các biện pháp dân gian: Người bệnh có thể giảm đau do sâu răng bằng cách súc miệng nước muối, nước ấm, nước lá trà xanh,… Kiên trì áp dụng các cách này có thể giảm triệu chứng đau nhức và giúp hồi phục răng sâu nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Sâu khe răng biểu hiện thế nào? Cách chữa trị phổ biến hiện nay
Điều trị răng sâu giai đoạn nặng
Khi tình trạng sâu răng đã tiến triển nặng, lỗ sâu xâm nhập vào tủy gây mất mô răng nhiều và đau nhức dữ dội thì các biện pháp hàn, trám răng không còn mang lại hiệu quả. Trường hợp này người bệnh nên điều trị nội nha lấy tủy và thực hiện bọc răng sứ mới có hiệu quả cao.
Đối với tình trạng viêm tủy nếu không được điều trị sẽ gây đau nhức kéo dài. Bên cạnh đó tình trạng răng sâu còn ảnh hưởng đến vùng quanh chân răng, nếu không thể thực hiện chữa tủy thì nguy cơ mất răng là rất cao. Khi đó người bệnh cần phải đến nha khoa nhổ răng và trồng răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai.
Các mức độ sâu răng khác nhau luôn có phương pháp điều trị riêng biệt. Để điều trị tận gốc răng sâu, bệnh nhân tốt nhất nên đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Lưu ý khi điều trị bệnh sâu răng theo các mức độ
Khi điều trị bệnh sâu răng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng là điều cực kỳ quan trọng giúp quá trình điều trị răng mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Người bệnh cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để hạn chế các vụ thức ăn tích tụ ở kẽ răng.
- Hạn chế sử dụng tăm vì chúng có thể làm cho lỗ chân răng to hơn và dễ bị tổn thương hơn.
- Ngoài vệ sinh thường xuyên việc thay bàn chải đánh răng từ 2 – 3 tháng/lần là rất cần thiết. Nếu sử dụng bàn chải lâu ngày chúng tích tụ nhiều vi khuẩn làm gia tăng nguy cơ mắc sâu răng.
- Người bệnh cần chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung nhiều vitamin, canxi, khoáng chất tốt cho răng miệng và cho sức khỏe cơ thể. Bên cạnh đó cũng cần phải hạn chế ăn quá nhiều tinh bột, đường có hại cho răng miệng.
- Ngoài ra, bạn nên đến nha khoa để lấy cao răng theo định kỳ giúp loại bỏ các mảng bám đã bị vôi hóa chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
Sâu răng để lại nhiều hệ lụy cho người bệnh nếu không có giải pháp kịp thời. Do đó, người bệnh nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các mức độ sâu răng và có giải pháp xử lý kịp thời.Người bệnh có thể tham khảo các cách điều trị được chuyên gia giới thiệu trong bài viết để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài viết liên quan:
Bài được quan tâm nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!