Bọc Răng Sứ Bị Rớt Ra: Nguyên Nhân Do Đâu, Cách Khắc Phục Là Gì?

Răng sứ bị rớt ra phải làm sao, nguyên nhân là do đâu, cần xử lý thế nào là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Thực tế, hiện tượng răng sứ bị rớt ra xảy ra không phải là quá hiếm. Tuy nhiên để hiểu chi tiết hơn thì mời bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây.

Bọc răng sứ bị rớt ra nguyên nhân do đâu?

Trên thực tế, bọc răng sứ không phải là thử thuật đơn giản, yêu cầu tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ lẫn trang thiết bị hiện đại mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Để tiến hành phục hình răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài bởi cùi răng thật rồi chụp mão răng sứ lên trên bằng keo chuyên dụng trong nha khoa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn gặp phải tình trạng răng sứ rơi khỏi vị trí. Trước khi tìm hiểu về cách khắc phục, hãy cùng phân tích những nguyên nhân khiến cho tình trạng này xảy ra.

  • Nhai cắn quá mạnh: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng răng sứ bị rơi ra bên ngoài. Đặc biệt, khi ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai, buộc phải dùng lực khá mạnh để nghiền nát cắn xé thức ăn, lực cắn này tác động đến răng sứ dẫn đến xô lệch và rớt ra bên ngoài.

Xem thêm

Nhai cắn đồ ăn quá cứng có thể dẫn đến răng sứ bị rớt ra
Nhai cắn đồ ăn quá cứng có thể dẫn đến răng sứ bị rớt ra
  • Răng sứ rớt ra do keo dán kém chất lượng: Keo dán sử dụng kém chất lượng cũng là một nguyên nhân khiến cho răng sứ bị xô lệch và rơi ra ngoài. Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ gắn mão sứ vào răng thật bằng một loại keo chuyên dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp thực hiện phục hình răng sứ tại cơ sở nha khoa kém uy tín, bác sĩ dùng keo kém chất lượng, không đảm bảo độ bám dính có thể khiến cho răng sứ rớt ra sau một thời gian sử dụng.
  • Răng sứ rơi ra do tay nghề của bác sĩ không tốt: Tay nghề của bác sĩ cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả phục hình răng sứ. Tình trạng răng sứ bị bung ra, rơi rớt có thể xuất phát từ việc bác sĩ thao tác không chuẩn, sử dụng lượng keo quá ít, không đảm bảo độ bám dính khiến cho răng bị rơi ra hoặc thậm chí là hư hỏng.
  • Răng sứ đã hết tuổi thọ hay hết thời hạn sử dụng: Mặc dù là phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng răng sứ có tuổi thọ và thời gian sử dụng nhất định. Do vây, sau một khoảng thời gian dài sử dụng thì hiện tượng răng sứ bị rơi rớt ra, hư hỏng là điều không thể tránh khỏi.

Cách khắc phục bọc răng sứ bị rớt ra

Khắc phục răng sứ rơi ra như thế nào cũng là mối quan tâm của rất nhiều độc giả. Tuy nhiên, để biết được cách giải quyết cho tình trạng của mình, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám kỹ lưỡng nhằm xác định nguyên nhân làm cho răng sứ bị rơi ra từ đó đưa ra phương án xử lý đúng đắn.

Trường hợp răng sứ vẫn còn sử dụng tốt

Nếu răng sứ bị rớt ra vẫn còn mới, còn sử dụng tốt thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Sau đó, làm sạch răng sứ và sử dụng keo dán chất lượng cao để gắn cố định lại răng sứ cho vừa khít và chính xác. Sau khi đã phục hình xong, bạn sẽ có thể ăn nhai như bình thường. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng răng sứ bị rơi ra tiếp diễn và đảm bảo tuổi thọ cao nhất, bạn nên có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách.

Xem thêm

Nếu răng sứ bị rơi ra vẫn còn mới, bác sĩ sẽ tiến hành gắn lại
Nếu răng sứ bị rơi ra vẫn còn mới, bác sĩ sẽ tiến hành gắn lại

Trường hợp răng sứ không thể tái sử dụng

Nếu nằm trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại cùi răng thật. Sau đó, lấy dấu hàm để chế tác răng sứ mới để thay thế và gắn cố định lại lên răng bằng keo dán chất lượng cao, đảm bảo đúng kỹ thuật để răng sứ bền đẹp lâu dài.

Làm gì để phòng tránh tình trạng bọc răng sứ bị rớt ra

Để phòng tránh tình trạng răng sứ bị rơi ra ngoài, đảm bảo răng sứ bền đẹp, sử dụng lâu dài, bạn nên lưu ý một số điều như sau:

Xem thêm

Để phòng tránh bọc răng sứ bị rớt ra, cần chú ý vệ sinh đúng cách
Để phòng tránh bọc răng sứ bị rớt ra, cần chú ý vệ sinh đúng cách
  • Không tự ý tháo lắp hoặc tác động lực đến răng sứ.
  • Duy trì chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày sử dụng bàn chải lông mềm, thao tác nhẹ nhàng, kỹ lưỡng, tránh gây kích ứng và tổn thương đến răng và nướu.
  • Bên cạnh đó, nên kế hợp dùng thêm chỉ nha khoa để hỗ trợ làm sạch triệt để mảng bám trên kẽ răng sau khi ăn. Tuyệt đối, không dùng tăm để xỉa răng vì tăm có thể gây chảy máu, viêm lợi ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ.
  • Đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để kiểm tra và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng.
  • Có chế độ ăn uống đúng cách, hạn chế tối đa đồ ăn quá cứng, quá dai, thực phẩm có nhiều đường làm ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của răng sứ.

Trên đây là bài viết phân tích nguyên nhân bọc răng sứ bị rớt ra và cách khắc phục đối với từng trường hợp cụ thể đồng thời đưa ra một số lưu ý để ngăn ngừa tình trạng này. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về vấn đề răng miệng như trên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger zalo