Bé Bị Nổi Mụn Ở Nướu Răng Do Đâu, Dấu Hiệu, Cách Khắc Phục Triệt Để

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Bé bị nổi mụn ở nướu răng là hiện tượng khá nhiều trẻ gặp phải. Đây là dấu hiệu của sự viêm nhiễm cũng như một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Để hiểu thêm về tình trạng này cũng như cách khắc phục an toàn, hiệu quả cho trẻ, cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân nào khiến bé bị nổi mụn ở nướu răng?

Nổi mụn trắng ở nướu răng là hiện tượng thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi đó, trên nướu xuất hiện các nốt đỏ mọng nước có màu trắng chứa nhiều mủ bên trong, tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp

Việc trẻ nhỏ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, nước uống có gas là những nguyên nhân khiến nướu răng bị sưng đỏ, kích ứng và xuất hiện mụn mủ trắng.

Bé bị nổi mụn ở nướu răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Bé bị nổi mụn ở nướu răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Răng miệng chưa được làm sạch đúng cách

Phần lớn trẻ nhỏ đều khá lười đánh răng bởi các bé chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Nếu các bậc phụ huynh không theo dõi, nhắc nhở bé sát sao, các lớp cao răng, mảng bám, vi khuẩn không được loại bỏ kịp thời, đúng cách sẽ gây viêm nhiễm nướu răng, dẫn đến bé bị nổi mụn trắng ở nướu răng là điều khó tránh khỏi.

  • Lây nhiễm vi khuẩn khi thăm khám nha khoa

Trẻ nhỏ thường có tần suất thăm khám tại các cơ sở nha khoa khá nhiều. Việc dùng chung thiết bị nha khoa có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn nếu các dụng cụ không được khử trùng đúng cách. Trẻ rất dễ bị lây bệnh răng miệng từ những bệnh nhân khác.

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa ViDental
Ngành y khoa nói chung và Răng Hàm Mặt nói riêng yêu cầu rất cao về trình độ và kỹ năng của bác sĩ. Để trở thành bác sĩ có khả năng điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện rất nghiêm túc. Bởi sẽ chẳng ai dám tin tưởng giao phó sức khỏe của mình cho một người bác sĩ chưa có đủ chuyên môn. Và nếu khi chưa đủ trình độ và kiến thức mà đã đi điều trị cho bệnh nhân thì đó chính là một tội ác.
  • Dùng nước súc miệng có cồn

Hiện nay, nhiều loại nước súc miệng có cồn và các chất hóa học dễ gây kích ứng, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Chúng khiến nướu răng bị kích ứng, viêm nhiễm và nổi những nốt mụn mủ trắng. Do đó, khi lựa chọn nước súc miệng cho bé, cha mẹ cần lưu ý và tìm hiểu kỹ lưỡng sản phẩm phù hợp.

Dấu hiệu bé bị nổi mụn trắng ở nướu răng

Đối với người lớn, việc nhận biết mụn trắng ở nướu răng khá dễ dàng. Bạn chỉ cần quan sát bằng mắt thường và sẽ nhận thấy nướu xuất hiện những nốt trắng có nước, vỡ và có cảm giác đau rát như nhiệt miệng. Đồng thời, các nốt mụn trắng cũng sẽ khiến người bệnh bị cộm, vướng, khó chịu khi thực hiện ăn, nhai thức ăn. Ngoài ra, dù đã vệ sinh răng sạch sẽ nhưng trong miệng vẫn xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Cha mẹ cần sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh và cho trẻ điều trị kịp thời
Cha mẹ cần sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh và cho trẻ điều trị kịp thời

Đối với trẻ nhỏ, các dấu hiệu bé bị nổi mụn ở nướu răng cũng khá tương tự người lớn. Ngoài ra, cha mẹ có thể theo dõi và phát hiện nhờ những dấu hiệu sau:

  • Trẻ đau nhức răng, nướu dẫn đến quấy khóc, không chịu ăn uống, sinh hoạt như bình thường.
  • Trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt, phát ban, nổi các cục cứng ở lợi, niêm mạc miệng.
  • Trẻ bị chảy máu chân răng, thậm chí lung lay răng khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm

Bé bị nổi mụn ở nướu răng có nguy hiểm không?

Ngay khi thấy bé bị nổi mụn ở nướu răng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo răng miệng đang mắc các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Áp xe răng

Bệnh áp xe răng thường xuất hiện khi bé bị sâu răng, không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn tiến sâu vào tủy gây viêm tủy, hoại tử xương hàm. Lúc này, trẻ sẽ nổi mụn trắng ở nướu răng, bên trong chứa đầy mủ mà trắng đục hoặc vàng xanh, mùi hôi hay còn gọi là áp xe răng.

  • Viêm nướu

Bé bị nổi mụn ở nướu răng có thể do bé đã mắc bệnh viêm nướu. Khi vi khuẩn tấn công nướu và gây viêm nhiễm, nướu sẽ xuất hiện mủ viêm và tạo thành những nốt mụn trắng nhỏ. Bên cạnh đó, viêm nướu còn có thể khiến bé bị viêm loét lợi, nổi cục mụn thịt trên nướu.

  • Hoại tử sàn miệng

Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm nhất bé có thể mắc phải khi nổi mụn ở nướu. Từ việc xuất hiện ở nướu, các nốt mụn trắng sẽ lan rộng ra xương hàm, cằm, lưỡi và có thể khiến bé bị ngừng hô hấp đột ngột, dẫn đến tử vong.

  • Ung thư miệng

Mặc dù hiếm gặp hơn các bệnh lý trên nhưng tình trạng bé bị nổi mụn ở nướu răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư miệng. Do đó, cha mẹ nên theo dõi sức khỏe răng miệng của bé sát sao và có biện pháp điều trị từ sớm ngay khi phát hiện nướu răng xuất hiện mụn mủ.

Hiện tượng nướu nổi mụn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Hiện tượng nướu nổi mụn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Cách xử lý khi bé bị nổi mụn ở nướu răng

Việc phát hiện và xử lý tận gốc căn nguyên gây nổi mụn ở nướu răng bé là điều vô cùng quan trọng. Có một số phương pháp cha mẹ có thể tham khảo như sau:

Khắc phục nổi mụn ở nướu răng tại nhà

Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp kháng khuẩn, làm giảm nhẹ tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn mủ ở nướu răng, các bậc phụ huynh có thể tận dụng những nguyên liệu này để khắc phục khi bé bị nổi mụn ở nướu răng, cụ thể như sau:

  • Dùng gừng tươi

Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, tiêu mủ rất tốt. Do đó, cha mẹ chỉ cần thái mỏng vài lát gừng, đắp trực tiếp lên vùng nướu răng đang bị viêm sưng, nổi mụn. Hoặc cha mẹ cũng có thể xay nhuyễn gừng lấy nước cốt và dùng tăm bông chấm lên vùng nướu bị viêm nhiễm.

  • Dùng hoa cúc

Theo Y học cổ truyền, hoa cúc có chứa thành phần giúp giảm đau, kháng viêm, phục hồi vết thương vô cùng hữu hiệu. Cha mẹ có thể hãm hoa cúc cùng nước nóng, chờ nguội và cho bé súc miệng hoặc uống 2 lần/ngày. Các nốt mụn sẽ dần xẹp đi và bớt gây đau đớn.

  • Dùng lá kinh giới

Lá kinh giới cũng sở hữu nhiều thành phần kháng viêm, giảm sưng và mưng mủ rất tốt. Do đó, khi bé bị nổi mụn ở nướu răng, cha mẹ có thể rửa sạch lá kinh giới, giã lấy nước và chấm lên vùng nướu bị nổi mụn mủ của bé. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, tình trạng sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Cha mẹ có thể dùng lá kinh giới để giúp trẻ giảm đau, giảm viêm nướu
Cha mẹ có thể dùng lá kinh giới để giúp trẻ giảm đau, giảm viêm nướu

Điều trị mụn ở nướu răng tại nha khoa

Các phương pháp tại nhà kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng mưng mủ, viêm nhiễm ở nướu răng tạm thời, không thể xử lý dứt điểm nguyên nhân bệnh lý. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, ngăn ngừa các biến chứng xấu, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín thăm khám. Tùy thuộc vào nguyên nhân nổi mụn ở nướu răng của bé, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất như:

  • Lấy cao răng: Trường hợp bé bị nổi mụn ở nướu răng do tích tụ cao răng, mảng bám, viêm nhiễm nướu, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng, lấy cao răng. Điều này giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.
  • Sử dụng thuốc Tây: Các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm lợi, giảm mưng mủ cho trẻ. Các loại thuốc thường được kê đơn có thể kể đến như thuốc trị viêm lợi Metronidazol Stada, PerioKin, Ciprofloxacin, Erythromycin, thuốc bôi Dentosmin P, Emofluor Gel,…
  • Điều trị viêm tủy: Trường hợp bé bị nổi mụn ở nướu do viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch tủy viêm và hàn trám răng, bọc răng sứ,… để ngăn chặn mủ viêm lây lan sang khu vực khác,…

Lưu ý khi bé bị nổi mụn ở nướu răng

Trong quá trình bé bị nổi mụn ở nướu răng, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng của bé, cụ thể như sau:

  • Hạn chế không cho bé ăn vặt cũng như các thực phẩm cay, nóng, dai, cứng, dễ gây kích ứng lợi.
  • Bé cũng không nên uống các loại đồ uống có gas bởi chúng có thể tích tụ trên nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và viêm nhiễm nặng hơn.
  • Nhắc nhở bé thường xuyên đánh răng, súc miệng cùng nước muối để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, khi đánh răng, nên chải thật nhẹ nhàng, tránh chạm vào nướu gây vỡ mụn mủ, lây lan viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Trong trường hợp cần dùng tới các loại thuốc Tây Y giảm đau, kháng viêm, cha mẹ cần cho bé sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn, đảm bảo liều lượng như bác sĩ kê đơn bởi việc dùng sai có thể dẫn tới các ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa thật sự uy tín để bé được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị an toàn, hiệu quả.
Trung tâm Vidental Kid là nơi khám, chữa bệnh răng miệng cho trẻ an toàn, uy tín
Trung tâm Vidental Kid là nơi khám, chữa bệnh răng miệng cho trẻ an toàn, uy tín

Hiện nay, ViDental Kid đang là địa chỉ được nhiều người đánh giá cao và yên tâm lựa chọn. Trung tâm cung cấp dịch vụ khám, điều trị mọi bệnh lý về răng miệng với trang thiết bị, công nghệ hàng đầu. Toàn bộ đều được nhập khẩu chính hãng từ Mỹ, Đức, Hàn, Nhật,…

Đồng thời, nơi đây cũng quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có thể xác định chính xác nguyên nhân bé bị nổi mụn ở nướu răng. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh lý răng miệng dẫn đến nướu răng nổi mụn tận gốc, triệt để, an toàn, không gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ khám, điều trị tại đây.

Trung tâm ViDental Kid cũng là địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé hàng đầu. Cha mẹ chỉ cần đưa bé tới đây thăm khám định kỳ, mọi vấn đề về răng miệng sẽ được phòng ngừa triệt để, ngăn chặn các nguy cơ xấu ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Trên đây là những thông tin cha mẹ cần nắm được khi bé bị nổi mụn ở nướu răng. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí mất răng, ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai, phát triển của bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đưa bé đi thăm khám, điều trị kịp thời, đồng thời giúp bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại.

Click dưới đây

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo