Bé 9 Tháng Chưa Mọc Răng Phải Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Thùy Anh
  • Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
  • Chứng chỉ niềng răng Invisalign chuẩn Quốc tế
  • Chứng chỉ cấy ghép Implant nha khoa
  • Tu nghiệp chuyên môn răng hàm mặt Hoa kỳ
  • Chuyên gia chỉnh nha chuẩn AIFC
  • Thực hiện trên 5000+ ca niềng thành công

Hành trình mọc răng thông thường của trẻ sẽ trải qua giai đoạn trong bụng mẹ từ 6 - 7 tuần tuổi và khi chào đời từ 6 - 23 tháng [1]. Bé 9 tháng chưa mọc răng có ảnh hưởng sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Nếu chưa mọc răng mà vẫn phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần có thể do yếu tố sinh lý. Nhưng nếu đã chậm mọc răng còn kèm theo một số tình trạng như chậm tăng cân, chiều cao, còi xương thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh còi xương [2]. Đối với trường hợp này phụ huynh cần đưa bé đi khám nha khoa kết hợp chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ [3].

Thông thường, khi trẻ bắt đầu bước sang tháng thứ 6 cha mẹ sẽ thấy những chiếc răng sữa đầu tiên của con bắt đầu nhú lên. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có được hành trình thuận lợi như vậy, thay vào đó thời gian kéo dài lâu hơn. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết bé 9 tháng chưa mọc răng phải làm sao, có nguy hiểm hay không?

Hành trình mọc răng thông thường của trẻ

Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, các phiến răng sữa đã được hình thành và nằm gọn trong xương hàm. Cho tới khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, chúng sẽ bắt đầu mọc lên khỏi nướu. Cụ thể, quá trình mọc răng sữa bình thường của trẻ diễn ra như sau:

Trong bụng mẹ:

  • Từ 6 – 7 tuần tuổi: Những phiến răng bắt đầu xuất hiện, tạo nền tảng để các răng sữa mọc sau này.
  • Từ tuần tuổi thứ 20: Hàm dưới và hàm trên bắt đầu mọc những chồi răng.
  • Từ 36 tuần tuổi: Lúc này nướu răng của bé đã bắt đầu cứng cáp hơn, lợi khá chắc nên biết cắn nhẹ.

Khi chào đời:

Mặc dù chồi răng đã có từ trong bụng cùng với nền tảng nướu đã đủ vững chắc, thế nhưng chỉ có khoảng 1/2000 em bé khi chào đời là có sẵn răng sữa mọc.

  • Từ 6 – 10 tháng: Những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện, thường là các răng cửa hàm dưới.
  • Từ 8 – 12 tháng: Những chiếc răng sữa cửa hàm trên bắt đầu mọc, thường bé trai sẽ mọc răng muộn hơn so với các bé gái.
  • Từ 9 – 13 tháng: Xuất hiện các răng bên cạnh răng cửa ở hàm trên.
  • Từ 10 – 16 tháng: Xuất hiện các răng nanh bên cạnh răng cửa ở hàm dưới.
  • Từ 13 – 19 tháng: Xuất hiện những chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm trên.
  • Từ 14 – 18 tháng: Các răng hàm dưới bắt đầu mọc, đây là thời gian mà bé bắt đầu dùng răng hàm để ăn nhai.
  • Từ 16 – 18 tháng: Răng nanh bắt đầu mọc ở hàm trên.
  • Từ 17 – 23 tháng: Răng nanh bắt đầu mọc ở hàm dưới.
Bé 9 tháng chưa mọc răng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng
Bé 9 tháng chưa mọc răng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng

Đây chỉ là chu trình mọc răng thông thường của đa số trẻ, có nhiều trường hợp trẻ 9 tháng, thậm chí là 16 tháng chậm mọc răng. Chính vì vậy khi thấy con đã được 9 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng cha mẹ không cần quá lo lắng.

Xem thêm: Trẻ 14 tháng chưa mọc răng nguyên nhân do đâu? Mách mẹ cách khắc phục

Bé 9 tháng chưa mọc răng có ảnh hưởng gì không?

Hầu hết trẻ chỉ bị chậm mọc răng và sẽ mọc đủ 20 chiếc muộn hơn bình thường một vài tháng. Tuy nhiên điều này cũng có thể là cảnh báo hoặc dấu hiệu về một số vấn đề sức khỏe như:

  • Răng vĩnh viễn mọc lệch: Nếu răng sữa mọc quá chậm sẽ khiến răng vĩnh viễn bị chèn ép và mọc lệch hướng, gây ảnh hưởng xấu trong tương lai. Có trường hợp hiếm, răng vĩnh viễn mọc chậm hơn cả răng sữa và tồn tại song song cả hai loại răng cùng lúc.
  • Gây sâu răng, viêm nướu: Quá trình mọc răng nếu diễn ra quá lâu sẽ khiến cho phần nướu xung quanh luôn ở trong tình trạng dễ bị vi khuẩn tấn công. Nướu thường xuyên bị sưng tấy, tổn thương ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ. Mặt khác, dù răng sữa chưa mọc qua khỏi lợi nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sâu răng.
  • Ảnh hưởng quá trình tập ăn: Vì răng mọc chậm nên sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và làm quen với ăn dặm của trẻ. Đặc biệt, với thức ăn dạng khô thường gây nhiều khó khăn khi ăn nhai.
Mọc răng chậm gây ảnh hưởng đến quá trình tập ăn của trẻ
Mọc răng chậm gây ảnh hưởng đến quá trình tập ăn của trẻ
  • Gây hại cho dạ dày: Dù trong giai đoạn này lượng dinh dưỡng từ các bữa ăn dặm khá nhỏ, việc bé mọc răng muộn cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới nguồn dưỡng chất nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần tập thói quen nhai kỹ trước khi nuốt cho bé để tránh gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa còn non yếu, giúp dạ dày hoạt động nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
  • Ảnh hưởng tới cơ xương hàm: Răng sữa mọc chậm khiến quá trình ăn dặm cũng muộn theo. Trong khi đó, việc ăn nhai sẽ giúp cơ mặt và xương hàm phát triển khỏe mạnh. Do đó nó có thể gây ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm, khiến gương mặt không được cân đối, hài hòa.

Nếu trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng mà vẫn phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần thì nguyên nhân thường là do yếu tố sinh lý. Nhưng nếu đã chậm mọc răng còn kèm theo một số tình trạng như chậm tăng cân, chiều cao, còi xương thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh còi xương. Cha mẹ nên cho con tới các bệnh viện răng hàm mặt uy tín để thăm khám và theo dõi.

Điều cấp thiết nhất mà cha mẹ nên để tâm chính là phát hiện sớm những trường hợp trẻ chậm mọc răng do thiếu dinh dưỡng, còi xương hay thiếu vitamin D, canxi… Qua đó kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ sao cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần cân nhắc đến yếu tố di truyền, bởi nếu gia đình có tiền sử mọc răng chậm thì bé 9 tháng chưa mọc răng cũng là điều dễ hiểu.

Thông tin hữu ích: Răng Bé Mọc Lệch Vào Trong Nguyên Nhân Do Đâu, Xử Lý Thế Nào?

Giải đáp: Bé 9 Tháng Chưa Mọc Răng Phải Làm Sao?

Trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cha mẹ muốn thúc đẩy và giúp quá trình mọc răng của con được diễn ra bình thường có thể áp dụng một số giải pháp sau:

Cho bé thăm khám nha khoa

Cha mẹ nên mang trẻ tới các cơ sở nha khoa uy tín, hoặc các bệnh viện lớn có chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ giàu kinh nghiệm và máy móc, thiết bị hiện đại sẽ giúp đánh giá lượng canxi trong máu của bé. Mặt khác còn có thể phát hiện sớm các nguy cơ và bệnh lý tiềm ẩn, tránh gây biến chứng ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này.

Để yên tâm, cha mẹ cũng có thể cho bé chụp X-quang răng cho bé để kiểm tra tổng thể mầm răng. Phương pháp này có thể phát hiện ra các bất thường, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn chính xác nhất trẻ nên dùng thuốc gì cho từng trường hợp cụ thể.

Trong số ít trường hợp, các bệnh lý như suy tuyến giáp, tuyến yên, u nang hay khối u trong nướu, bệnh Down, rối loạn tiêu hóa… là nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng. Khi thăm khám nha khoa sẽ phát hiện sớm ra bệnh, việc điều trị kịp thời cũng giúp làm giảm các biến chứng nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Cân bằng dinh dưỡng

Có thể bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng thông qua việc bú sữa mẹ tự nhiên với liều lượng trong khoảng 500 – 800ml mỗi ngày. Bên cạnh đó nên cho trẻ tập ăn dặm với những thực phẩm giàu canxi, có khả năng kích thích tiêu hóa như sữa chua, phô mai… Mẹ bỉm cũng cần uống từ 1 – 2 ly sữa mỗi ngày nhằm tăng chất lượng sữa cho con.

Nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung canxi cho trẻ
Nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung canxi cho trẻ

Khi đã đủ tháng, cha mẹ nên cho con làm quen với việc ăn dặm, thông qua động tác nhai sẽ kích thích tới vùng lợi và giúp mọc răng sớm. Mặc dù vậy nhưng giai đoạn bé trước 1 tuổi thì ăn dặm chỉ được coi là bữa phụ, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là đến từ sữa mẹ. Tuyệt đối không được cắt sữa một cách đột ngột mà hãy để cho bé thích nghi từ từ và tự bỏ sữa tự nhiên.

Ngoài ra, chúng ta nên chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng cho bé. Thực tế, kiểu ăn dặm truyền thống thường chú trọng nhiều tới tinh bột, giúp bé tăng cân, đôi khi còn gây thừa cân. Cha mẹ có thể tham khảo những cách ăn dặm kiểu Nhật hay phương pháp tự chỉ huy BLW, nhằm đảm bảo cân bằng 3 nhóm dinh dưỡng là: Tinh bột, protein và vitamin – chất xơ.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Cha mẹ cần cho trẻ sơ sinh tắm nắng mỗi ngày khoảng 10 – 20 phút trước 9 giờ sáng, bởi đây là nguồn vitamin D tự nhiên và an toàn nhất.  Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D dưới dạng thuốc cho trẻ, tuy nhiên chỉ sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để bé ngủ đủ giấc và khuyến khích bé tham gia một số trò chơi, các hoạt động phù hợp để kích thích cảm giác ăn ngon miệng hơn. Đồng thời nên xây dựng và tập cho bé thời gian biểu ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ.

Ngoài ra cần chăm sóc răng miệng bé thường xuyên, đặc biệt là với trường hợp mọc chậm. Tránh để răng sữa chưa kịp mọc đã bị sâu, gây viêm nhiễm vùng lợi, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Vì trẻ chưa thể tự vệ sinh nên cha mẹ dùng tưa lưỡi hoặc khăn sạch thấm nước ấm để lau nhẹ nhàng vùng nướu cho con.

Việc massage nướu nhẹ nhàng cũng sẽ kích thích tốt tới quá trình mọc răng ở trẻ. Cách làm khá đơn giản, mẹ chỉ cần rửa thật sạch ngón tay, đặt bé nằm ngay ngắn trên giường rồi dùng ngón tay massage phần nướu của con.

Bài viết trên đây là câu trả lời cho câu hỏi bé 9 tháng chưa mọc răng phải làm sao. Thực chất, đây là tình trạng khá bình thường và phổ biến, cha mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó chúng ta nên đánh giá và cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và cho bé thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Dành riêng cho bạn: Cách Vệ Sinh Răng Miệng Cho Bé 1 Tuổi An Toàn Và Hiệu Quả Nhất

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo