Áp Xe Răng Khôn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Áp xe răng khôn là một trong các bệnh lý về nha khoa dễ gặp phải và gây biến chứng nguy hiểm nhất. Vậy, nguyên nhân gây áp xe răng do đâu và cần làm gì để trị dứt điểm tình trạng này. Bạn đọc hãy theo dõi bài chia sẻ sau để biết cách xử lý tình trạng bệnh của mình tốt nhất.

Áp xe răng khôn là tình trạng gì?

Áp xe răng khôn là thuật ngữ chỉ tình trạng răng khôn (răng số 8) bị nhiễm trùng nặng, vi khuẩn phát triển mạnh hình thành nên ổ mủ ở chân răng. Tình trạng này thường là hệ quả do viêm tủy cấp, viêm nướu, bệnh sâu răng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây nên.

Hình ảnh mọc răng khôn bị áp xe
Hình ảnh mọc răng khôn bị áp xe

Triệu chứng nhận biết tình trạng áp xe răng khôn:

  • Răng khôn đau nhức nhiều ngay cả khi không ăn uống hay giao tiếp. Mức độ đau tăng lên nếu sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hay khi nhai các loại thực phẩm dai, cứng.
  • Vùng lợi ở vị trí răng số 7 và số 8 có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhức và có mủ bọc.
  • Có dấu hiệu bị hôi miệng ngay cả khi đã vệ sinh răng sạch sẽ.
  • Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và nổi hạch ở cổ.
  • Khi ấn tay vào răng có dấu hiệu lung lay nhẹ và đau nhói.
  • Một số trường hợp có thể đi kèm với triệu chứng viêm họng, viêm amidan do vi khuẩn tấn công vào các mô mềm trong khoang miệng.

Nguyên nhân gây áp xe răng khôn

Răng số 8 nằm ở cuối cung hàm, có mặt nhai rộng, nhiều rãnh nên khó vệ sinh sạch hơn so với răng cửa, răng nanh. Chính vì vậy,  nguyên nhân chính gây áp xe răng khôn là do thức ăn dễ bám vào mặt răng và kẽ răng.

Sau một thời gian, mảng bám bị khoáng hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào mô nướu gây viêm hoặc phá hủy men răng gây sâu răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn vào tủy răng gây viêm nhiễm và hình thành ổ mủ (áp xe).

Không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn là nguyên nhân hàng đầu gây áp xe răng khôn
Không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn là nguyên nhân hàng đầu gây áp xe răng khôn

Một số nguyên nhân gây áp xe răng số 8 khác có thể kể đến như:

  • Không điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa: Áp xe răng khôn thường là hệ quả do các bệnh lý viêm nướu, sâu răng và viêm nha chu không được điều trị dứt điểm.
  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Nếu không vệ sinh hoặc vệ sinh răng không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến áp xe răng khôn và các bệnh nha khoa thường gặp khác.
  • Điều trị nội nha thất bại: Điều trị nội nha (rút tủy) thường được áp dụng trong trường hợp sâu răng ăn vào tủy. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không rút sạch tủy và vô khuẩn khoang tủy trước khi trám bít, vi khuẩn có thể tiếp tục phát triển gây áp xe răng khôn.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Bệnh nhân khi mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hay các hội chứng suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu và áp xe cao hơn. Vì khi bị bệnh lợi khuẩn trong khoang miệng giảm đi đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và hình thành ổ mủ ở chân răng.

Mọc răng khôn bị áp xe có nguy hiểm không?

Răng hàm số 8 không giữ chức năng nhai quan trọng như răng số 6 và số 7. Nhưng khi bị áp xe răng khôn có thể tiến triển nặng gây tổn thương răng lân cận và gây biến chứng như:

  • Tiêu xương hàm: Ổ mủ dưới chân răng khi bị vỡ có thể tràn sang những tổ chức lân cận. Một số trường hợp gặp phải tình trạng tiêu xương hàm do áp xe răng không được điều trị kịp thời.
  • Tổn thương răng số 7: Răng số 7 nằm liền kề với răng khôn và có vị trí khuất nên dễ bị tổn thương nếu không điều trị dứt điểm bệnh. Trường hợp nhẹ, răng số 7 có thể bị viêm nướu, sâu răng, tuy nhiên trong trường hợp nặng có khả năng bị viêm tủy, răng lung lay và bị gãy rụng.
  • Biến chứng xa: Khi túi áp xe bị vỡ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mạch máu và di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như: Áp xe não, viêm phổi, viêm nội mạc tim, nhiễm trùng máu,…
  • Tăng nguy cơ gây các bệnh hô hấp: Áp xe răng khôn nếu không được xử lý có thể khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào amidan, niêm mạc hầu họng và các mô xoang. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng răng bị đau nhức, ê buốt, chảy mủ và hôi miệng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Áp xe răng số 8 không chỉ gây đau đớn còn dẫn đến nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm
Áp xe răng số 8 không chỉ gây đau đớn còn dẫn đến nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm

Áp xe răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy người bệnh nên phát hiện và có giải pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm: Áp xe quanh chóp răng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục hiệu quả

Cách điều trị áp xe răng khôn

Một số cách điều trị tình trạng áp xe răng khôn được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:

Giảm triệu chứng áp xe tại nhà

Trong trường hợp mới xuất hiện triệu chứng áp xe răng khôn, người bệnh có thể áp dụng các cách giảm triệu chứng bệnh đơn giản như sau:

  • Ngậm nước muối ấm: Pha loãng 1 thìa muối cùng với nước ấm, sau đó ngậm trong khoảng 3 – 5 phút và nhổ bỏ để giảm triệu chứng đau nhức răng. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Vì vậy, bạn nên súc miệng nước muối vào buổi sáng khi ngủ dậy để có hiệu quả tốt nhất.
  • Chườm đá: Chườm đá cũng là một trong những cách giảm đau do áp xe răng khôn khá hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹo này còn có tác dụng giảm sưng, nóng rát và cải thiện tình trạng nổi hạch ở cổ.
  • Sử dụng một số thảo dược tự nhiên: Ngoài các biện pháp trên, bệnh nhân cũng có thể dùng một số thảo dược tự nhiên như: Đinh hương, lá trầu không, nha đam, lá trà xanh,… Để đun nước súc miệng hoặc ngậm trực tiếp làm giảm cơn đau và cải thiện tình trạng hôi miệng do áp xe răng khôn gây ra.
Chườm nóng là cách giảm đau nhức răng hiệu quả
Chườm nóng là cách giảm đau nhức răng hiệu quả

Các mẹo giảm triệu chứng đau nhức, sưng nướu lợi này chỉ nên áp dụng cho trường hợp áp xe nhẹ. Nếu bọc mủ lớn, gây đau nhức nhiều người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị.

Sử dụng thuốc trị áp xe răng

Trong trường hợp áp xe răng khôn ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc để ức chế, tiêu diệt vi khuẩn và làm tiêu ổ mủ ở chân răng. Các loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị gồm:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng là Paracetamol, NSAID. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát triệu chứng do đau nhức, ê buốt, hạ sốt do áp xe răng khôn gây ra.
  • Kháng sinh đường uống: Các loại kháng sinh này được sử dụng nhằm tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát nhiễm trùng ở chân răng. Một số kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định gồm: Amoxicillin, Metronidazole, Doxycycline, Tetracycline, Penicillin,…
  • Nước súc miệng kháng khuẩn: Bên cạnh các loại thuốc, bệnh nhân cũng thể dùng nước súc miệng chứa Chlorhexidine để loại bỏ hại khuẩn tích tụ gây áp xe răng. Khi súc miệng thường xuyên có thể phòng ngừa nhiễm trùng lan sang các răng lân cận và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hầu họng.
Thuốc Tây y có tác dụng giảm triệu chứng đau tức thì
Thuốc Tây y có tác dụng giảm triệu chứng đau tức thì

Các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu do áp xe răng gây ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc rất nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh và giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thủ thuật xâm lấn

Các thủ thuật xâm lấn được bác sĩ chỉ định khi áp xe răng khôn hình thành túi mủ lớn, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Khi đó, tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ chỉ định thực hiện một trong số thủ thuật sau:

  • Dẫn lưu mủ: Dẫn lưu mủ được áp dụng trong trường hợp áp xe nướu răng, áp xe răng cấp tính. Thủ thuật này được thực hiện nhằm loại bỏ tổ chức mủ ở chân răng, sau đó tiến hành làm sạch khoang tủy và trám bít lại. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lan sang răng khác hoặc xâm lấn sâu hơn vào ngà răng.
  • Bọc răng sứ: Khi răng đã bị tổn thương nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành phục hồi hình dáng và chức năng của răng bằng cách bọc răng sứ. Mão răng sứ có chức năng bảo vệ răng thật khỏi tác động khi nhai, nghiền thức ăn và sự xâm nhập của vi khuẩn Streptococcus mutans thường trú trong khoang miệng.
  • Nhổ răng số 8: Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, lựa chọn tốt nhất là nhổ bỏ răng. Nhổ răng khôn gây đau và khó chịu, tuy nhiên sau khi loại bỏ, tình trạng áp xe và viêm nhiễm sẽ được kiểm soát hoàn toàn.
Nhổ răng là giải pháp cuối cùng nếu các biện pháp khác không mang lại hiệu quả
Nhổ răng là giải pháp cuối cùng nếu các biện pháp khác không mang lại hiệu quả

Khi lựa chọn các thủ thuật điều trị áp xe răng khôn người bệnh cần chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện. Vì các địa chỉ này có trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao mới có thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.

Điều trị áp xe răng khôn ở đâu?

Tình trạng áp xe răng khôn nói riêng và bệnh áp xe răng nói chung nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm. Chính vì vậy, lựa chọn địa chỉ uy tín để điều trị là hết sức cần thiết.

Người bệnh khi chưa biết nên lựa chọn địa chỉ nào để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh răng miệng nói chung và áp xe răng số 8 nói riêng nên tham khảo các địa chỉ sau:

  • BV Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Đây là bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt hàng đầu cả nước không thể bỏ qua khi thăm khám sức khỏe răng miệng. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Do đó khi đến đây thăm khám và điều trị bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm.

Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

  • Nha khoa Việt Úc

Nha khoa Việt Úc cũng là một trong những địa chỉ tin cậy bạn nên đến thăm khám và điều trị bệnh lý răng miệng. Hệ thống phòng khám được trang bị máy móc, thiết bị và đội ngũ bác sĩ, nhân viên giàu kinh nghiệm. Vì vậy, khi đến đây bạn không chỉ điều trị bệnh mà còn được tư vấn cách chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Địa chỉ: 603 Trường Chinh, Ngã Tư Sở, Đống Đa, TP. Hà Nội.

  • Bệnh viện 103

Phòng khám Răng Hàm Mặt của bệnh viện 103 là địa chỉ thăm khám và điều trị sức khỏe răng miệng theo yêu cầu. Phòng khám hiện nay được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Bên cạnh đó còn có các bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.

Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.

Nên lựa chọn bệnh viện uy tín để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh
Nên lựa chọn bệnh viện uy tín để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh
  • BV Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh

Một trong những địa chỉ nên tới thăm khám sức khỏe răng miệng tại TP. Hồ Chí Minh đó là bệnh viện Răng Hàm Mặt. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu cùng trang thiết bị hiện đại đã thăm khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân khu vực phía Nam.

Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.

  • BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Đại học Y dược cũng là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tìm đến và thăm khám sức khỏe răng miệng. Chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm thăm khám và điều trị bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh đó, khoa khám bệnh luôn được đầu tư, nâng cấp trang thiết bị mới.

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP. Hồ CHí Minh.

Biện pháp phòng ngừa áp xe răng khôn hiệu quả

Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị áp xe răng không hiệu quả cần thực hiện hàng ngày là:

  • Chủ động nhổ răng khôn trong trường hợp răng có xu hướng mọc lệch, xiêu vẹo, chèn ép các răng lân cận hoặc răng mọc thẳng nhưng bị sâu răng, viêm lợi.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Bạn nên chú ý chải răng 2 – 3 lần/ ngày và dùng nước súc miệng, kem đánh răng chứa fluoride để thúc đẩy quá trình tái khoáng, hạn chế nguy cơ bị sâu răng và áp xe răng khôn.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần thay bàn chải 2 – 3 tháng/ lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch và không gây tổn thương nướu. Bên cạnh đó cần kết hợp dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trong kẽ răng.
  • Cần hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường, axit, thức ăn có kết cấu cứng, dai, nước ngọt có gas,…
  • Nên thăm khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng có thể gặp phải.

Áp xe răng khôn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu rõ về bệnh và các phương pháp điều trị hiệu quả trên đây là hết sức cần thiết.

Hữu ích cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo