Áp xe nướu răng: Nguyên nhân gây bệnh và cách trị hiệu quả

Áp xe nướu răng là tình trạng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh lý này khá phức tạp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Vậy bệnh áp xe nướu răng là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị nào cho hiệu quả cao? 

Áp xe nướu răng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Áp xe nướu răng là một dạng nhiễm trùng khoang miệng phổ biến hiện nay mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh xuất hiện do bạn đang bị sâu răng, mắc các bệnh về nướu hoặc răng bị vỡ, nứt (tìm hiểu thêm về áp xe răng).

Áp xe nướu răng là bệnh lý gặp phải khá phổ biến hiện nay
Áp xe nướu răng là bệnh lý gặp phải khá phổ biến hiện nay

Những bệnh lý này khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập sâu vào trong tủy gây viêm nhiễm. Đây là vùng quan trọng hàng đầu có chứa mô mềm, dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết.

Mủ do viêm bắt đầu tích tụ nhiều tại các đầu rễ trong xương hàm, tạo thành những túi mủ gọi là áp xe. Bị áp xe nướu răng không được điều trị sớm có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng trong xương và các mô xung quanh.

Làm thế nào để nhận biết được áp xe nướu răng? Người bệnh cần căn cứ vào sự thay đổi của cơ thể nói chung và vùng nướu nói riêng. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết đơn giản của áp xe nướu:

  • Vùng nướu răng đột ngột sưng tấy dai dẳng, kèm theo đó là hiện tượng nhói đau răng.
  • Răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ lạnh hoặc nóng.
  • Răng thực hiện những hoạt động như nhai, cắn gặp rất nhiều khó khăn.
  • Sưng phù vùng hàm bị áp xe hoặc cả phần má hai bên.
  • Sốt cao kéo dài trên 38 độ.
  • Vùng hàm bị đau, có thấy xuất hiện sưng hạch bạch huyết dưới cổ.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu dù đã đánh răng về súc miệng nhiều lần trong ngày.

Như vậy, bạn có thể thấy các triệu chứng của áp xe nướu răng khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chỉ khi cảm nhận những biểu hiện rõ ràng như đau đớn, sưng tấy vùng mặt, người bệnh mới phát hiện ra và áp xe đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện một vài dấu hiệu kể trên, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Điều bạn cần làm là đến gặp nha sĩ để hạn chế khả năng vi khuẩn lây lan sâu hơn vào hàm và các mô xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh áp xe nướu răng

Áp xe nướu răng hình thành khi vi khuẩn tấn công đến các mô mềm của răng và tủy răng. Vi khuẩn có cơ hội xâm nhập qua những tổn thương của răng như răng sứt mẻ, nhiệt miệng,… khiến vùng nướu sưng tấy và có mủ.

Sâu răng, viêm tủy răng lây ngày là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Sâu răng, viêm tủy răng lây ngày là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

  • Các bệnh lý về răng: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng áp xe nướu răng đó là các bệnh lý viêm tủy, sâu răng lâu ngày không điều trị kịp thời. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan, gây ra áp xe và sưng tấy.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém: Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày vẫn không được nhiều người bệnh chú trọng. Từ thói quen chăm sóc răng và nướu sai cách đã khiến vi khuẩn, mảng bám thức ăn xâm nhập, ứ đọng tại các kẽ răng vào gây ra áp xe.
  • Tai nạn, chấn thương: Tai nạn hay chấn thương cũng được xem là tác nhân gây ra áp xe. Các va đập mạnh hoặc can thiệp y khoa có thể làm cho răng của bạn bị mẻ hoặc vỡ. Đây chính là cơ hội lý tưởng hình thành áp xe nướu răng nhanh hơn.
  • Các bệnh lý tiềm ẩn: Nếu đang mắc phải một số bệnh lý như tiểu đường, tim mạch,… nguy cơ mắc áp xe nướu răng của bạn cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng, vi khuẩn có điều kiện dễ tấn công gây nhiễm trùng và áp xe nướu răng.

Chúng ta thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng áp xe nướu răng bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan.Nếu không chú ý đến sức khỏe, bạn sẽ rất dễ mắc phải bệnh lý và ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề răng miệng.

Bệnh có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?

Nếu bạn bị sâu răng mà không có bất kỳ sự thăm khám và điều trị nào, cuối cùng chúng sẽ phát triển nặng thành áp xe nướu răng gây đau nhức. Bệnh áp xe nướu răng thường phát triển âm thầm, dai dẳng và có thể nhanh chóng chuyển sang mãn tính.

Áp xe nướu răng lâu ngày có thể làm cho răng yếu đi, ảnh hưởng đến ăn uống hàng ngày
Áp xe nướu răng lâu ngày có thể làm cho răng yếu đi, ảnh hưởng đến ăn uống hàng ngày

Dưới đây là một vài biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến nếu không điều trị áp xe nướu răng kịp thời:

  • Mưng mủ kéo dài: Khi bị áp xe nướu, tại vùng miệng và bên ngoài má của người bệnh sẽ trở nên sưng tấy. Mủ cũng xuất hiện nhiều, nếu chưa vỡ sẽ gây đau nhức dai dẳng, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
  • Làm chân răng yếu đi: Tình trạng áp xe nướu răng càng kéo dài, vùng chân răng sẽ càng bị ảnh hưởng. Các mô dưới chân răng sau khi bị tấn công sẽ trở nên rất yếu và nguy cơ mất răng vĩnh viễn khá cao.
  • Viêm tấy lan tỏa ở sàn miệng (Ludwig Angina): Nếu áp xe nướu không được điều trị kịp thời có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp. Đây được xem là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khi vi khuẩn viêm nhiễm đã lan rộng xuống hai bên vùng dưới hàm, dưới cằm và dưới lưỡi. Đôi khi bệnh diễn biến nhanh có thể gây tử vong.
  • Áp xe não: Tình trạng áp xe não hoàn toàn có thể xảy ra khi các tác nhân gây nhiễm trùng lây lan thông qua các mạch máu từ răng đến não. Nhiễm trùng não vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến hôn mê sâu và thậm chí là tử vong cực kỳ cao.
  • Viêm nhiễm lan ra toàn bộ cơ thể: Trong giai đoạn áp xe nướu răng mãn tính, nếu điều kiện thuận lợi vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm lấn đi xa. Chúng lan vào các vùng mô mềm lân cận, từ đó gây viêm mô tế bào, lan đi khắp nơi trong cơ thể. Biến chứng nguy hiểm nhất là gây bệnh nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng của người mắc.
  • Ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và sinh hoạt: Đây là một biến chứng gây ra sự khó chịu dai dẳng nhất cho người bệnh. Vùng sưng tấy sẽ đau nhói khi bạn há miệng hoặc tiến hành nhai, nuốt thức ăn. Điều này khiến nhiều người ăn không ngon, sụt cân, stress kéo dài, suy giảm trí nhớ và ngủ không ngon giấc,…

Có thể thấy rằng, áp xe nướu răng là bệnh lý răng miệng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, mọi người nên có biện pháp chăm sóc, kiểm soát và điều trị từ sớm.

Xem thêm: Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Cách điều trị áp xe nướu răng hiệu quả

Để điều trị áp xe nướu răng, cách tốt nhất bạn tìm đến những bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín. Tại đây, bạn sẽ được nha sĩ thăm khám tận tình, chu đáo và điều trị hiệu quả.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như vị trí áp xe nướu răng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị khác nhau. Nhưng mục đích chính của quá trình can thiệp vẫn là loại bỏ ổ nhiễm trùng, giảm tối thiểu các biến chứng có thể xảy ra và bảo tồn răng thật. Dưới đây là một vài hướng điều trị tùy theo giai đoạn của bệnh:

Điều trị áp xe nướu răng cấp tính

Áp xe nướu răng cấp tính không quá nguy hiểm vì viêm nhiễm mới ở mức khởi phát. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn, không sưng tấy và không bị sốt cao trong thời gian dài.

Mẹo chữa tại nhà

Áp xe nướu mức độ nhẹ hoàn toàn có thể kiểm soát tại nhà bằng những thảo dược tự nhiên khá quen thuộc. Phương pháp này an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Cụ thể một vài cách chữa đơn giản như sau:

Lá chè xanh giúp diệt khuẩn, tiêu viêm và giảm sưng nướu cấp tốc, an toàn
Lá chè xanh giúp diệt khuẩn, tiêu viêm và giảm sưng nướu cấp tốc, an toàn
  • Sử dụng lá trà xanh: Trà xanh là nguyên liệu có tính chất kháng khuẩn cao và có khả năng ngăn sự phát triển của vi khuẩn gây áp xe nướu răng. Súc miệng với nước trà xanh đều đặn hàng ngày có thể làm lành áp – xe hoặc trị sâu răng rất tốt.
  • Chữa áp xe nướu răng bằng lá trầu không: Trong lá trầu có chứa các tinh chất kháng viêm khá hiệu quả. Bạn nên xây dựng thói quen súc miệng với nước lá trầu không (thêm một chút muối) hàng ngày. Sau một thời gian sẽ thấy vùng nướu bị áp xe xẹp xuống, hàm không còn sưng tấy khó chịu nữa.
  • Kết hợp tỏi và gừng: Tỏi và gừng đều là những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, dễ tìm. Với tính kháng viêm cao, bạn chỉ cần lấy một nhánh gừng và một vài tép tỏi giã nát cùng nhau, thêm một chút muối và đắp lên vùng bị áp xe. Hoạt chất có trong gừng và tỏi sẽ giúp tiêu viêm, giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị áp xe nướu bằng Tây y 

Đối với khu vực áp xe nhỏ và đã được khoanh vùng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch mở phần niêm mạc bị tổn thương. Sau đó, bác sĩ dùng những dụng cụ chuyên dụng để hút bỏ phần dịch mủ chứa vi khuẩn – nguyên nhân chính gây bệnh ra ngoài.

Xem thêm: Danh sách các loại thuốc điều trị áp xe răng phổ biến, mang lại hiệu quả cao

Thực hiện hút mủ trong ổ áp xe để điều trị bệnh nhanh chóng
Thực hiện hút mủ trong ổ áp xe để điều trị bệnh nhanh chóng

Vết thương tiếp tục được làm sạch và đóng lại để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh tái phát. Sau khi đã thực hiện loại bỏ vùng viêm nhiễm, bạn sẽ được kê liều kháng sinh để giảm bớt tình trạng xuất huyết và sưng tấy. Người bệnh cần chú ý uống thuốc đúng theo chỉ dẫn để ngăn ngừa biến chứng.

Đây được xem là phương pháp điều trị áp xe nướu răng phổ biến và được áp dụng ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau. Thời gian hồi phục cũng vô cùng nhanh chóng, chỉ khoảng từ 2 – 3 ngày là bạn có thể ăn uống, sinh hoạt lại bình thường. Do đó bạn không cần quá lo lắng về việc điều trị áp xe nướu răng bằng can thiệp nha khoa.

Điều trị áp xe nướu răng trong trường hợp nặng

Nếu áp xe nướu đang ở giai đoạn nặng, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng rất khó chịu. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm đã lây lan đến tủy, vùng chân răng bị lộ nhiều và rất khó để điều trị theo phương pháp bảo tồn.

Vì vậy trong trường hợp này, nha sĩ sẽ chỉ định tiến hành nhổ răng hoàn toàn. Mục đích chính là để làm sạch hoàn toàn mủ trong ổ răng, giảm tình trạng đau đớn nhanh chóng.

Sau khi nhổ bỏ răng, để ngăn ngừa tiêu xương hàm, việc trồng răng giả là điều vô cùng cần thiết. Đa số bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh thực hiện sớm, nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả cung hàm.

Việc trồng răng mới thay cho răng cũ bị áp xe nướu khá phức tạp. Do đó bạn cần chú ý lựa chọn những địa chỉ thực hiện uy tín, chất lượng và đảm bảo an toàn.

Điều trị áp xe nướu răng ở đâu tốt nhất?

Áp xe nướu răng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vậy điều trị tình trạng này ở đâu hiệu quả và an toàn nhất? Chúng tôi xin gửi đến bạn một số địa chỉ đã được người bệnh phản hồi tốt và đánh giá cao:

Khám và điều trị các bệnh lý về răng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
Khám và điều trị các bệnh lý về răng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương – Hà Nội

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương từ lâu đã là địa chỉ khám chữa các bệnh lý về nha khoa uy tín hàng đầu trên cả nước. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng ngàn lượt bệnh nhân tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến thăm khám và điều trị.

Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi chữa áp xe nướu răng tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương. Cụ thể thông tin bệnh viện như sau:

  • Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0243 826 9722.

Khoa Răng của bệnh viện Quân y 103

Hàng năm, khoa Răng miệng của bệnh viện Quân y 103 tiếp nhận hơn 5000 lượt bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý về răng, trong đó có áp xe nướu. Khoa Răng cũng thường xuyên cập nhật các kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến cùng với thiết bị y tế hiện đại phục vụ bệnh nhân.

  • Địa chỉ: Số 261 mặt đường Phùng Hưng, Quận Hà Đông, TP Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0967 811 616 – 0983 889 103 (đăng ký khám theo yêu cầu).

Khoa Răng tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 chuyên tiếp nhận và điều trị cán bộ đang phục vụ trong quân ngũ, bộ đội về hưu, các đối tượng có bảo hiểm y tế hoặc nhân dân. Khoa Răng có chức năng chẩn đoán, điều trị bệnh lý áp xe răng, bệnh viêm nha chu cũng như làm răng giả phục hình các bệnh lý về răng.

Điều trị bệnh về răng miệng tại bệnh viện Trung Ương Quân đội 108
Điều trị bệnh về răng miệng tại bệnh viện Trung Ương Quân đội 108
  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024 6278 4129.

Chữa áp xe nướu răng tại bệnh viện Bạch Mai

Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện Bạch Mai chuyên khám chữa các bệnh lý về răng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, áp xe nướu răng, sún răng, hôi miệng, cấy ghép răng, niềng răng,… Nơi đây quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề như BSCKII Từ Mạnh Sơn – Trưởng khoa.

  • Địa chỉ: Tầng 1 tòa nhà A7, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 mặt đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0243 869 3731.

Cách phòng ngừa áp xe hiệu quả

Áp xe nướu răng là bệnh lý phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải tình trạng này, bạn cần hết sức chú ý đến vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Vệ sinh răng miệng đều đặn là cách để phòng ngừa áp xe nướu răng có thể xảy ra
Vệ sinh răng miệng đều đặn là cách để phòng ngừa áp xe nướu răng có thể xảy ra

Cụ thể như sau:

  • Đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày. Bạn cần đánh răng sau các bữa ăn chính để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn vi khuẩn tích tụ và sinh sôi.
  • Chú ý dùng bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, sợi lông mềm mại và thay định kỳ bàn chải mới 3 tháng/ lần.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch những vùng kẽ răng mà bàn chải khó với tới.
  • Người bệnh mắc áp xe nướu răng được các chuyên gia khuyến nghị nên dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluor. Thành phần này sẽ giúp cho răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa tối đa sự hình thành của vi khuẩn gây bệnh áp xe quanh chóp răng.
  • Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và muối khoáng tốt cho răng miệng.
  • Hạn chế tối đa việc nạp vào cơ thể các thực phẩm có hại cho răng miệng. Ví dụ như bánh kẹo ngọt, thức ăn chứa nhiều đường, rượu bia, cà phê, trà đặc,…
  • Không ăn bất cứ thực phẩm hoặc loại nước có gas nào trước khi đi ngủ tối đa 2 giờ đồng hồ.
  • Nên đến các địa chỉ nha khoa để thăm khám răng định kỳ mỗi năm ít nhất 2 lần. Thói quen tích cực này giúp bạn sớm phát hiện và chữa trị hiệu quả các vấn đề bất ngờ phát sinh liên quan răng miệng nếu có.

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về bệnh lý áp xe nướu răng. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức răng miệng phổ biến, hướng điều trị kịp thời và cách phòng tránh bệnh. Bạn cũng cần chú ý duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ mỗi ngày, uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất và và bài trừ độc tố. Chúc các bạn sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh áp xe nướu răng và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Kid - Hà Nội: Tầng 5 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Kid - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 5 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Kid - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo